PHUONG PHAP QUAN SAT – NHOM 2
Tìm kiếm
Display results as : Số bài Chủ đề
Advanced Search
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^
Thay mặt chủ tịch nước,
chủ tịch quốc hội,
các bộ trưởng, các ban ngành,
84 triệu người VN,
6 tỷ dân trên thế giới,
chúc mừng …Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33
«´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990
¤..•´¨`»
Giáp Thanh Phúc 13-05-1988
(¸.•’´(¸.•’´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989
¤`’•.¸)`’•.¸)
Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991
«´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`»
CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH…TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^
PHUONG PHAP QUAN SAT – NHOM 2
Tác giảThông điệptuanlong
Super mod
Tổng số bài gửi
: 159
Reputation
: 4
Join date
: 20/12/2009
Age
: 31
Đến từ
: HUE, LOP XHH-K33, ÄHKH-HUE
15920/12/200931HUE, LOP XHH-K33, ÄHKH-HUE
Tiêu đề: PHUONG PHAP QUAN SAT – NHOM 2 Fri Jan 15, 2010 9:59 am
Tiêu đề: PHUONG PHAP QUAN SAT – NHOM 2Fri Jan 15, 2010 9:59 am
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
I. Khái niệm:
1. Khái niệm phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học:
Trong lý thuyết thống kê, một số nhà xã hội học phân chia việc nghiên cứu thống kê làm 3 bước: quan sát, chia nhóm, và phân tích. Trong các bước thực hiện của một nghiên cứu xã hội học thì việc chia nhóm và phân tích nằm ở bước xử lý số liệu.
Theo cách hiểu như vậy thì quan sát bao gồm cả việc chuẩn bị và thực hiện thu thập thông tin cá biệt. Tức là quan sát không chỉ được xem xét như một trong các phưong pháp thu thập và ghi nhận thông tin cá biệt, mà còn được coi là một quy trình xử lí thông tin từ khâu thiết kế chương trình, nội dung cho đến khâu thực hiện thu thập thông tin.
Tóm lại quan sát là một trong những phương pháp cụ thể cho việc thu thập thông tin cá biệt về đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu Xã hội học. Quan sát xã hội học là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu.
“Quan sát với tư cách là một phương pháp nghiên cứu xã hội học có một số đặc trưng là tính hệ thống, tính kế hoạch và tính mục đích” (Osipov,1998)
2. Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu với quan sát thông thường:
Nhà Xã hội học nổi tiếng người Nga Jadov phân biệt quan sát với tư cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học với quan sát thông thường ở những khía cạnh sau:
1. Quan sát xã hội học phải tuân theo những mục tiêu nhất định.
2. Quan sát xã hội học phải tuân theo mục đích nhất định.
3. Những thông tin thu nhận được từ quan sát cần được ghi vào tờ kê khai chuẩn bị trước (bảng hỏi), vào nhật kí…và theo một cách thức nhất định.
4. thông tin từ quan sát cần được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu lực
II. Các phương pháp quan sát thường sử dụng trong nghiên cứu xã hội học:
Rất nhiều loại quan sát đã được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học. Khi lựa chọn một phương pháp quan sát nào đó, nhà xã hội học cần biêt điểm mạnh, điểm yếu của chúng mà áp dụng cho phù hợp. Quan sát có thể được phân loại theo mức độ chuẩn bị các thủ tục quan sát, theo vị trí người quan sát, theo điều kiện tổ chức…
1. Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do:
1.1.Quan sát chuẩn mực (quan sát cơ cấu hóa):
Khái niệm:
Là hình thức quan sát mà ở đó người nghiên cứu xác định trước:
+ Thứ nhất: những yếu tố nào của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa nhất cho việc nghiên cứu.
+ Thứ hai: tình huống nào trong các tình huống có tầm quan trọng nhất cho kết quả nghiên cứu, để tập trung sự chú ý của mình vào đó.
+ Thứ ba: lập kế hoạch tỉ mỉ cho khâu quan sát từ khâu xác định khách thể,đối tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép.
Ví dụ:
Quan sát mức sống của một khu dân cư, qua từng giai đoạn, khi đó quan sát viên đã xác định được những yếu tố quan trọng nhất cho cuộc nghiên cứu của mình đó là: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ bình quân, những phúc lợi xã hội mà họ được hưởng…để từ đó lập kế hoạch tốt hơn cho việc nghiên cứu.
Ưu điểm:
+ Phương pháp này sẽ giúp cho quan sát viên có thể quan sát được chi tiết đầy đủ và khả năng bao quát vấn đề lớn hơn vì kế khách thể, đối tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép. Vậy nên dễ tập trung vào các tình huống có tầm quan trọng.
Nhược điểm :
+ Thiếu tính linh hoạt.
+ Để thực hiện được loại quan sát này, yêu cầu phải có sự am hiểu nhất định về đối tượng và khách thể nghiên cứu, vì khi lập kế hoạch quan sát, chuẩn bị các thủ tục quan sát, người nghiên cứu phải xác định được hệ thống phân loại các hiện tượng tạo nên tình huống quan sát.
Sử dụng:
Loại quan sát này thường được sử dụng cho việc kiểm tra kết quả nhận được của các phương pháp khác hoặc bổ sung và chính xác hóa hơn cho kết quả này. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho những nghiên cứu với mục tiêu mô tả đối tượng nghiên cứu hay kiểm tra các giả thuyết trong nghiên cứu xã hội học
1.2 Quan sát tự do (quan sát phi cơ cấu hóa):
Khái niệm:
Là dạng quan sát mà trong đó người nghiên cứu còn chưa xác định được những yếu tố nào (tình huống nào) sẽ là chủ yếu cho nghiên cứu để định hướng sự chú ý.
Tức là:
+ Kế hoạch chưa được soạn thảo chi tiết và chưa chặt chẽ.
+ Trong đa số trường hợp mới chỉ xác định được trước đối tượng cần quan sát trực tiếp.
Ví dụ:
Quan sát viên quan sát một sự việc đột ngột xảy ra như một vụ ám sát giết người hay một vụ tai nạn xảy ra trên đường, do sự việc xảy ra bất ngờ nên người quan sát chưa soạn thảo được kế hoạch chi tiết và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng.
Ưu điểm:
+ Nhờ có quan sát này mà người nghiên cứu thấy được giới hạn khách thể quan sát và những yếu tố cơ bản của nó, từ đó xác định những yếu tố nào trong đó có ý nghĩa nhất với mục tiêu nghiên cứu.
+ Đồng thời họ cũng thấy được bầu không khí xã hội trong đó xảy ra sự kiện xã hội mà họ cần tìm hiểu.
+ Hơn nữa phương pháp quan sát này linh hoạt dễ ứng phó trong nhiều trường hợp, thông qua đó khả năng và trình độ của quan sát viên được bộc lộ rõ ràng.
Nhược điểm:
Đặc điểm của phương pháp quan sát này cũng chính là hạn chế của nó:
+ Đó là kế hoạch không được soạn thảo một cách chi tiết, hơn nữa trong đa số trường hợp mới chỉ xác định được đối tượng cần quan sát trực tiếp.Với phương pháp này ta khó có thể tìm hiểu được hết mọi yếu tố, mọi sự biến đổi của khách thể quan sát.
+ Hơn nữa trong một số trường hợp có sự thay đổi hướng quan sát trong tiến trình thực hiện quan sát, đặc biệt là khi người nghiên cứu thấy được những biến đổi khách quan trong khách thể quan sát.
+ Loại quan sát này có những yêu cầu cao nhất về trình độ chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp đối với những người quan sát. Đặc biệt thái độ chủ quan của người quan sát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan sát.
Sử dụng:
Loại quan sát này thường được sử dụng cho các nghiên cứu thăm dò hoặc ở giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu với mục đích xác định vấn đề nghiên cứu, xác định sơ bộ giả thuyết v…v…
2.Quan sát tham dự và quan sát không tham dự:
2.1. Quan sát tham dự.
Khái niệm:
Là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham gia vào các hoạt động của những người được quan sát.
Ví dụ:
Laud Humphreys (1970) khi nghiên cứu về hành vi Đồng tính luyến ái trong “phong trào” của đàn ông đã đóng một vai trò đồng tính luyến ái chính thức – với tư cách người thích xem hình ảnh khiêu dâm – cho phép ông ta tham gia mà không cụ thể dính líu vào sự đồng tính luyến ái. “Ngay từ đầu quyết định của tôi là tiếp tục nghiên cứu tại chỗ bằng cách coi mình như một kẻ lệch lạc…”
Việc làm của Laud Humphreys có thể giải thích bằng nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Laul Humphreys cho rằng để nghiên cứu tốt nhất hành vi của đối tượng nghiên cứu cần cho phép mình tham gia vào hoạt động của họ, nếu không sẽ rất khó thu được kết quả như mong muốn.
Thứ hai: Là nhằm ngăn chặn sự bóp méo. Có thể vẫn có một số người hoạt động tình dục ngay cả khi bị quan sát. Nhưng người nghiên cứu khó có thể phân biệt được cuộc biểu diễn và “cái che đậy”…một sân khấu là địa điểm nghiên cứu chỉ thích hợp cho những ai muốn nghiên cứu hành vi “trên sân khấu” của cá nhân.
Ưu điểm:
+ Cho kết quả cao hơn so với quan sát không tham dự do sự tham gia của điều tra viên vào hoạt động của người được quan sát nên đã khắc phục được những hạn chế do quá trinh tri giác thụ động gây ra và đưa tính hiệu quả, độ sâu sắc và sức mạnh của quan sát đến đặc tính logic của nó.
+ Sự tham dự đó cho phép người quan sát đi sâu vào thế giới nội tâm của người được quan sát, để hiểu sâu hơn đầy đủ hơn những nguyên nhân, động cơ của những hành động được quan sát
+ Quan sát tham dự còn cung cấp cho ta những thông tin, mà khi sử dụng các phương pháp khác khó có thể thu nhận được. Đó là những thông tin liên quan đến hoạt động của nhóm.
Nhược điểm:
+ Không phải lúc nào nhà nghiên cứu cũng có khả năng tham dự vào hoạt động được quan sát. Để tham dự được vào các hoạt động của người được quan sát, điều tra viên phải nắm bắt được ở một mức độ nào đó những nghề nghiệp phù hợp hay am hiểu những hành động của người được quan sát.
+ Sự tham gia yêu cầu một thời gian dài quan sát hơn để điều tra viên thích ứng hơn với môi trường mới. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, thời gian để thích ứng làm quen với môi trường mới của điều tra viên cũng kéo dài hàng tuần, hàng tháng, tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tính cách của người đi quan sát cùng với đặc trưng về giới tính tuổi tác của anh ta. Ngoài ra cũng còn phụ thuộc vào bầu không khí tâm lý, đạo đức.
+ Đôi khi sự tham dự quá tích cực, lâu dài của người quan sát vào đời sống của nhóm người được quan sát sẽ dẫn đến kết quả là người quan sát quen với thái độ, hành động của các thành viên trong nhóm đến mức coi tất cả những cái đó như là hiển nhiên và không để ý đến chúng nữa.
+ Sự tham dự quá tích cực, lâu dài trong hoat động, tiếp xúc hằng ngày, người đi quan sát không giữ đươc thái độ trung lập, bày tỏ công khai thái độ của mình, sự ưa thích của mình hoặc đứng về phía ai đó hay phê phán một ý kiến,hành vi nào đó… đều là sự nguy hại đến kết quả quan sát.
2.2. Quan sát không tham dự.
Khái niệm:
Là dạng quan sát mà người quan sát hoàn toàn ở ngoài hoạt động đươc quan sát. Họ đứng ngoài quan sát các tình huống và đơn thuần ghi lại những diễn biến đang xảy ra.
Ví dụ:
Một quan sát viên quan sát việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở một địa phương B. Tuy nhiên trong năm vừa qua số trẻ em sinh ra tăng đột biến so với những năm trước và việc có được kết quả đó là do người quan sát đứng ngoài đối tượng và ghi chép kết quả.
Ưu điểm:
+ So với phương pháp quan sát tham dự, phương pháp này mang tính khách quan hơn vì quan sát viên chỉ là một người ngoài cuộc quan sát để nhìn nhận một vấn đề nào đó nên đễ dàng giữ được thái độ trung lập.
+ Ngoài ra trong quá trình quan sát việc ghi chép sẽ thuận lợi hơn vì không phải tham gia vào các hoạt động được quan sát mà chủ yếu xem xét và ghi chép lại nên sẽ đầy đủ và bao quát hơn.
+ Phương pháp quan sát này không tốn nhiều thời gian vì người quan sát không phải hòa nhập vào hoạt động được quan sát mà chỉ quan sát một cách thông thường.
+ So với quan sát tham dự thì phương pháp quan sát này đòi hỏi trình độ hiểu biết không quá cao, đòi hỏi khả năng hòa nhập, khả năng xử lý tình huống không cao lắm.
Nhược điểm:
+ Khi sử dụng phương pháp này một khó khăn của quan sát viên là không thể đi sâu tìm hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề mà dễ chủ quan, duy ý chí. Vậy nên tạo nên nên cái nhìn thụ động về vấn đề được quan sát nên chất lượng quan sát không cao.
Sử dụng:
Việc quan sát không tham dự được sử dụng để quan sát những biến cố có tính chất hàng loạt nhằm thấy được toàn bộ tiến trình xẩy ra. Thông thường, được sử dụng để mô tả bầu không khí xã hội có xảy ra biến cố mà xã hội học quan tâm.
3. Quan sát công khai và quan sát bí mật:
3.1. Quan sát công khai :
Khái niệm:
Là khi người được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.
Ví dụ:
Những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên khi ở nơi công cộng truớc sự quan sát của nhiều người, hoặc các nhà báo họ sẽ không tự nhiên,họ luôn tỏ ra tốt hơn bình thường, luôn tỏ ra cố gắng…
Ưu điểm :
Phương pháp quan sát này có ưu điểm không vi phạm vấn đề về đạo đức con người, tất cả mọi người đều được biết về việc quan sát.
Nhược điểm :
Gây ra cho người được quan sát sự căng thẳng nào đó. Họ sẽ không hoạt động như bình thường mà luôn tỏ ra tốt hơn, cố gắng hơn. Sự có mặt của người quan sát luôn tác động đến người được quan sát ngay cả khi ngưòi được quan sát không muốn đặt ra mục tiêu cần thực hiện tốt hơn hoạt động của mình.
3.2 Quan Sát bí mật :
Khái niệm:
Là quan sát trong đó cá nhân được quan sát không biết mình đang bị quan sát.
Ví dụ:
Roxenhan và 7 nhà nghiên cứu đóng vai trò là các bệnh nhân tâm thần trên khắp nước Mỹ gia nhập vào các bệnh viên tâm thần (1982) tất cả 8 người đều bi chuẩn đoán là bi tâm thần. ở các bệnh viện chỉ có một hoặc người biết mục tiêu của những bệnh nhân giả này. Mục đích của 8 nhà nghiên cứu trong quan sát bí mật này là quan sát các hành vi xảy ra trong khu điều trị tâm thần, chất lượng chăm sóc và tình cảm với các bệnh nhân.
Ưu điểm :
Tạo ra khả năng nhận thức tốt. Quan sát bí mật sẽ cho hiệu quả cao hơn khi nó được kết hợp với quan sát có tham gia. Khi đó tình huống xảy ra hoàn toàn tự nhiên, hành vi của người được quan sát, thể hiện đúng thực chất của nó hơn.
Nhược điểm :
+ Khi sử dụng phương pháp này người quan sát đòi hỏi phải là nguời có kinh nghiệm, có trình độ và nhất là sự cẩn thận khéo léo vì quan sát bí mật rất khó khăn và thậm chí là nguy hiểm.
+ Việc giữ bí mật trong phương pháp này là một điều cực kì quan trọng, vì nó quyết định đến kết quả của việc quan sát.
+ Trong quá trình quan sát cần phải đưa ra những lý do có tính tự nhiên, thuyết phục để không gây nên sự nghi vấn nào của người được quan sát đối với quan sát viên.
4.Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống :
4.1 Quan sát ngẫu nhiên:
Khái niệm :
Là loại quan sát được thực hiện đúng một lần trên cùng một khách thể và cùng một đối tượng nghiên cứu.
Ưu điểm :
+ Chỉ phải quan sát một lần nên không tốn nhiều thời gian, chi phí.
Nhược điểm :
+ Vì chỉ quan sát được một lần nên tính xác thực không cao.
4.2 Quan Sát hệ thống:
Khái niệm :
Là dạng quan sát được thực hiện lặp lại trên cùng một khách thể và về cùng vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ :
Quan sát về mức độ hành nghề của gái mại dâm qua từng giai đoạn nhất định. Ở đây khách thể được quan sát chính là những cô gái hành nghề mại dâm, vấn đề nghiên cứu là mức độ hành nghề của các cô gái.
Ưu điểm :
+ Tạo ra khả năng nhận thức về vấn đề nghiên cứu tốt hơn hẳn, bởi vì nó xóa bỏ đi được hoặc ít nhất cũng làm giảm đi khả năng để tuyệt đối hóa sự thể hiện không bản chất ngẫu nhiên của đối tượng được quan sát.
+ Ở đây cá nhân được quan sát có thể có sự thể hiện đa dạng của nó, mà trong đó nhấn mạnh được cái chung, cái đặc trưng và cái ổn định.
+ Quan sát nhiều lần có thể thực hiện hàng ngày.
Nhược điểm :
+ Do phải quan sát nhiều lần nên cần một đội ngũ quan sát viên lớn, bởi vậy chi phí cho quan sát nhiều lần là khá lớn so với quan sát một lần..
+ Ngoài ra đôi khi quan sát nhiều lần bị quy định bởi chính sự tồn tại của các mùa vụ hoặc tính chu kỳ nào đó trong hoạt động của con người
III. Các bước thực hiện quan sát trong nghiên cứu xã hội học :
Để thực hiện được thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu đề tài, mỗi quan sát từ khâu chuẩn bị tới thực hiện có thể tiến hành theo các bước sau.
* Bước thứ nhất : phải xác định được một cách sơ bộ khách thể của quan sát, cần chỉ ra những đặc trưng, các tình huống và những điều kiện hoạt động của đối tượng quan sát và những biến đổi của chúng.
Cụ thể :
+ Cần phân chia khách thể quan sát thành những yếu tố theo những quy tắc logíc nhất định, mà nhờ đó có thể tái tạo lại khách thể từ các yếu tố đó.
+ Phải tạo lập hệ thống phân loại những sự kiện, những hiện tượng hợp thành tình huống quan sát phù hợp với mục nghiên cứu.
+ Trước khi bắt đầu quan sát cần phải xác định rõ ràng đối tượng quan sát, nghĩa là cần phải trả lời chắc chắn câu hỏi: Quan sát ai? Quan sát cái gì?
+ Cần phải phân chia khách thể quan sát mà mỗi người đi quan sát chịu trách nhiệm.
* Bước thứ hai: phải xác định được thời gian quan sát, địa điểm và thời điểm để thực hiện quan sát, thời gian và cách thức tiếp cận với đối tượng.
Tùy theo mục tiêu của từng đối tượng nghiên cứu, khả năng của nhà nghiên cứu cũng như đối tượng được quan sát xác định trong mẫu mà ấn định thời gian, thời điểm quan sát cho phù hợp.
Thời điểm quan sát vào ngày giờ nào và địa diểm quan sát ở đâu cũng cần phải xác định cụ thể để quan sát đạt hiệu quả cao nhất. Việc xác định đúng thời điểm quan sát và địa điểm thực hiện quan sát cũng có ý nghĩa nhất định với chất lượng thông tin thu được, vì hành vi của con người có thể được thực hiện theo từng cách khác nhau ở những thời điểm, địa điểm khác nhau.
Cần chọn đựoc thời điểm và địa điểm thực hiện quan sát mà ở đó đối tượng được quan sát có những hành vi thể hiện đựơc đầy đủ những đặc trưng, những khía cạnh, những giá trị phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Xác định thời gian quan sát cũng cần căn cứ vào cách thức quan sát. Nếu là quan sát lặp thì khung thời gian cho quan sát cũng cần được chỉ ra xem đó là quan sát lặp lại đầy dặn theo chu kỳ thường xuyên hay đó là quan sát theo thời gian không đều đặn và chỉ gắn liền với những sự kiện đặc biệt nào đó.
* Bước thứ ba: lựa chọn cách thức quan sát.
Căn cứ vào nội dung quan sát được thể hiện trong chương trình nghiên cứu, căn cứ vào từng đối tượng quan sát cụ thể và từng loại quan sát mà lựa chọn cho phương pháp cho phù hợp để thu thập thông tin.
* Bước thứ tư: tiến trình tiến trình quan sát thu thập thông tin
+ Trong mỗi một quan sát trước hết cần quan sát môi trường( bối cảnh) xung quanh đối tượng được quan sát, hay nói cách khác quan sát bầu không khí xã hội xung quanh đối tượng và mối quan hệ của đối tượng và môi trường đó, vai trò của đối tượng trong môi trường đó.
+ Tiến hành quan sát và ghi nhận những hành vi của đối tượng được quan sát qua những hàn ông thể thiếu ở đây là quan sát các sự vật, sự xếp đặt các đồ vật có liên quan đến đối tượng quan sát
* Bước thứ năm: thực hiện việc ghi chép các ấn tượng từ quan sát.
Tùy thuộc nghiên cứu có thể lựa chon một hoặc một số cách ghi chép sau;
Ghi chép công khai những người được quan sát
Ghi chép theo hồi tưởng.
Ghi chép vắn tắt theo kiểu theo “dấu vết nóng hổi” tùy theo điều kiện cụ thể cho phép ở mức độ nào.
Ghi chép theo các phiếu dùng để ghi thông tin có quan hệ đến đối tượng được quan sát.
Ghi theo biên bản như là một loại phiếu mở rộng (bảng hỏi).
Ghi theo dạng nhậy ký những kết quả quan sát một cách có hệ thống tất cả những thông tin cần thiết.
Ghi bằng các phương tiện phim ảnh ghi âm..
* Bước thứ sáu: tiến hành kiểm tra.
Có thể có một số biện pháp kiểm tra việc quan sát như sau
Trò chuyện, trao đổi với những người có trong tình huống quan sát, hay người là chủ thể của những hành vi được quan sát.
Sử dụng những tài liệu có liên quan đến những sự kiện đó.
Bằng sự quan sát lại của những người quan sát khác có trình độ cao hơn
Bằng hình thức quan sát lại.
III. NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT QUAN SÁT:
1. Nguyên tắc quan sát:
* Theo quan điểm của August Comte:
1. Quan sát phải có mục đích: nhằm định hướng cho hoạt động quan sát và nâng cao hiệu quả của hoạt động quan sát (thu thập thông tin có mục đích).
2. Quan sát phải gắn liền với lý thuyết trên cơ sở nắm bắt quy luật của các hiện tượng trong đời sống xã hội.
3. Quan sát không giáo điều, không lý thuyết suông.
* Theo quan điểm của Durkheim:
1. Một sự kiện bình thường với một kiểu xã hội nhất định, được xem xét ở một giai đoạn nhất định trong sự phát triển của nó. Khi nó xảy ra trong một xã hội trung bình của các xã hội thuộc loại đó, được xét ở giai đoạn tương ứng của sự tiến hóa.
2. Kiểm nghiệm các kết quả của phương pháp trên bằng cách cho thấy tính chất chung của sự kiện xuất phát từ các điều kiện chung của đời sống tập thể trong kiểu xã hội được xem xét.
3. Sự kiện ấy là cần thiết, khi sự kiện đó có liên quan với một loại xã hội vẫn chưa hoàn thành sự tiến hóa đầy đủ của nó.
* Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì chúng ta cũng cần phải tuân thủ một số quy tắc nhất định:
+ Trước hết cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng quan sát. Đối tượng quan sát thường là những con người riêng biệt, nhưng quan sát sẽ có hiệu quả hơn đối với một nhóm người nhất định
+ Sau đó chúng ta tiến hành quan sát, ghi nhận những kết quả quan sát.
+ Cuối cùng chúng ta thống kê và viết báo cáo phân tích về kết quả nghiên cứu quan sát.
Nếu áp dụng các nhóm quy tắc này các nhà xã hội học sẽ có cái nhìn đúng đắn về sự phát triển của xã hội, trình độ phát triển của nó trong các môi trường xã hội cụ thể.
2. Kỹ thuật quan sát:
+ Phải xác định thời gian quan sát là bao lâu, phải cụ thể ngày giờ, địa điểm, cách thức mà người đi quan sát tiếp cận với đối tượng được quan sát.
+ Việc ghi chép phải được chú ý đặc biệt, tùy từng cách thức quan sát mà có những cách ghi chép phù hợp. Trong các trường hợp việc ghi chép lại các ấn tượng có thể thực hiện với các công cụ phù hợp như việc ghi âm lời nói cũng như chụp ảnh những hành vi của người được quan sát.
+ Nếu đối tượng quan sát là hoạt động của một tổ chức có cơ cấu theo thứ bậc (như cơ quan, xí nghiệp, xã, huyện..) thì điều cần thiết là quan sát phải được thực hiện từ cấp bậc cao nhất xuống cấp bậc thấp nhất.
IV. Các trường hợp sử dụng phương pháp quan sát:
1. Một số chú ý khi sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học:
+ Sự tác động qua lại giữa người quan sát và người được quan sát ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan sát, nhiều kết quả quan sát bị bóp méo do chính bản thân việc quan sát hoặc do sự có mặt củ người quan sát gây ra.
+ Sự có mặt của người quan sát trong khoa học tự nhiên không ảnh hưởng tới đối tượng quan sát, ngược lại trong khoa hoc xã hội nói chung và xã hội học nói riêng thì ảnh hưởng này rất lớn.
+ Việc quan sát có thể thực hiện ở cá nhân riêg biệt nhưng quan sát sẽ có hiệu quả hơn khi quan sát thực hiện với một nhóm xã hội.
+ Khi thực hiện quan sát hoạt động của một hệ thống xã hội có tổ chức theo dạng bậc (như một cơ quan, một doanh nghiệp,một làng xã…) thì việc quan sát tốt nhất là thực hiện theo nguyên tắc ( nhìn từ trên cao nhìn xuống).
2. Vấn đề sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học:
+ Về vấn đề sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. Do một số hạn chế nên quan sát ít khi được xem là phương pháp chủ yếu cho việc thu thập thông tin trong một cuộc điều tra trong xã hội học.
+ Phương pháp quan sát được sử dụng cho việc thu thập thông tin trong trường hợp khó có thể có được dữ liệu bằng các phương pháp khác
+ Đó là những trường hợp cần thông tin, nhằm mô tả đầy đủ, chính xác và tỉ mỉ trình tự của các hoạt động của khách thể nghiên cứu. Điều đó thường liên quan, trước hết đến những tình huống đã quen thuộc, lặp đi, lặp lại, hoặc liên quan đến những tình huống đòi hỏi sự căng thẳng về cảm xúc.
+ Quan sát còn được sử dụng như một phương pháp độc lập có kết quả trong nghiên cứu trường hợp, trong nghiên cứu điền dã. Đó là những nghiên cứu không đòi hỏi nhiều về tính đại diện của thông tin tổng thể
+ Trong các nghiên cứu phát hiện, thăm dò, khi tác giả nghiên cứu còn chưa hiểu rõ về các vấn đề, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, thì quan sát kết hợp với nghiên cứu tài liệu, phân tích logích sẽ rất hiệu quả để chỉ ra được hệ các vấn đề, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu.
+ Ngoài ra phương pháp quan sát cũng thường được sử dụng trong các phương pháp nghiên cứu, mô tả nhằm kiểm tra các thông tin đã được thu thập bằng các phương pháp khác, hay để mô tả các đặc trưng, cấu trúc của đối tượng trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu, khi cần có những hiểu biết sơ bộ về đối tượng được nghiên cứu.
V. Những ưu nhược điểm chung của phương pháp quan sát:
1. Ưu điểm của phương pháp quan sát:
* Ưu điểm lớn nhất của phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học là:
Phương pháp này tạo ra những ấn tượng trực tiếp về các sự kiện, quá trình và hành vi xã hội.
+ Tính trực tiếp là một lợi thế mà các phương pháp khác ít có được. Trong quan sát, người quan sát cảm nhận trực tiếp những hành vi, những sự kiên và các quá trình. Thực tiễn xã hội cũng được thể hiện trong sự đa dạng với tính hiện thực trực tiếp của mình.
+ Quan sát cho phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng được nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện.
Nó cũng cho phép thấy được sự phát triển của các biến cố, cho phép nghiên cứu thái độ của các thành viên của nhóm trong môi trường tự nhiên. Qua quan sát thấy được một cách trực tiếp thái độ của từng cá nhân trong tình huống tương tự.
+ Ấn tượng này có được thông qua những quá trình tri giác trực tiếp, đó là kết quả của những cảm giác ở vào thời điểm đó cộng với những kinh ngiệm đã được tích lũy lâu năm
+ Trong quan sát cái mà người quan sát cảm nhận được sẽ được anh ta so sánh, đối chiếu với nhưng cái anh ta đã biết để từ đó hình thành ấn tượng, kết luận về sự kiện đươc quan sát.
+ Nói cách khác, người quan sát với những kinh ngiệm thực tế nhất định, trong quá trình tri giác liên tục, đối chiếu cái cảm nhận được trực tiếp từ thực tế với những cái đã biết để đi tới kết luận phù hợp với kinh ngiệm của anh ta.
Quan sát thường mang lại những thông tin có đặc tính mô tả. Chính vì vậy quan sát có khả năng chỉ ra được những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ của cá nhân của nhóm được nghiên cứu, qua đó có thể xác định chính xác ý nghĩa các quá trình đang xảy ra. Cũng vì lý do này mà một số tác giả cho rằng, quan sát là phương pháp rất có giá trị khi nghiên cứu bản chất sâu lắng của hiện tượng, nghiên cứu về những nguyên nhân, động cơ của những hoạt động, nghiên cứu về cơ cấu của những mối quan hệ trong nhóm xã hội, với những quyền lợi và mong muốn của cá nhân được nghiên cứu.
Vì thế, quan sát cũng thường được sử dụng cho nghiên cứu trường hợp, hay trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu có mục tiêu tìm hiểu về cơ cấu, nguyên nhân, động cơ trong hành vi của con người nhằm xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
* Những hạn chế của phương pháp quan sát:
Quan sát chỉ có thể sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện đang diễn ra chứ không thể nghiên cứu được các sự kiện đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra.
Có một số ý kiến cho rằng chúng ta có thể quan sát những gì diễn ra trong quá khứ thông qua những tượng đài, công trình kiến trúc, băng ghi âm… song đó chỉ là những phản ánh riêng biệt cho một trạng thái nào đó, đó không phải là quá trình xã hội hiện thực. Bản chất của quan sát là sự cảm nhận một cách trực tiếp các hành vi của cá nhân, hay tiến trình của các sự kiện xã hội.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến, quan điểm trái ngược nhau, theo đó chính các phương tiện kỹ thuật được dùng trong nghiên cứu sẽ nối dài các giác quan của con người.
+ Người quan sát trong nghiên cứu xã hội học thường chỉ có khả năng quan sát một không gian giới hạn nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật.Với một số lượng người rất lớn, chúng ta khó có thể nghiên cứu với sự hỗ trợ của phương pháp nghiên cứu.
+ Nếu chúng ta cố gắng thực hiện thì cần nhiều quan sát viên. Cần thiết phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại vì vậy chi phí cho quan sát xã hội học thường rất tốn kém.
+ Những nhược điểm của quan sát trong xã hội học thực nghiệm còn xuất phát từ sự tham gia của người nghiên cứu vào tiến trình tự nhiên của các quá trình mà họ nghiên cứu.
+ Thông tin thu được từ quan sát còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố chủ quan của người quan sát, đặc biệt là với quan sát do một người tiến hành, Tri giác của con người có hạn, vì thế người quan sát có thể bỏ qua, không nhận thấy hết những biểu hiện quan trọng nào đó của đối tượng quan sát, mặt khác việc ghi chép trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến những mẩu thông tin rời rạc, không hệ thống.
PHUONG PHAP QUAN SAT – NHOM 2
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Similar topics
Similar topics
» PHUONG PHAP LAM VIEC NHOM – P1 – HUONG DAN THANH LAP VA HOAT DONG NHOM
» PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC – NHOM 1 (SO BO)
» PHUONG PHAP LAM VIEC NHOM – P2- HOC KY NANG MEM CHO SU THANH DAT
» CAC PHUONG PHAP ĐỊNH TÍNH (BÀI CỦA VỸ)
» HOC CHE TIN CHI – PHUONG PHAP DAO TAO CHU DONG VA HIEU QUA
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chuyển đến: