PHỦ TÂY HỒ NƠI THÁNH MẪU HIỂN LINH

Tết đến, Xuân về hẳn mỗi người cũng đều sẽ bật lên câu hỏi “đi lễ ở đâu?” “Nơi nào linh thiêng để có thể cầu bình an và tài lộc cho gia đình?”, và chắc một địa điểm không thể bỏ qua với cư dân Thủ đô và du khách thập phương đó chính là Phủ Tây Hồ!

Chi tiết về Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ tọa lạc trên doi đất hình Kim Quy, với long chầu – hổ phục hai bên trái – phải. Đất này thuộc ấp Tây Hồ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay thuộc địa phận phường Quảng An, quận Tây Hồ. Nếu Hồ Tây là đất thiêng của Thăng Long thì ấp Tây Hồ là địa linh bậc nhất của Hồ Tây.

Theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII với một chiều dài lịch sử đáng kể. Vào ngày 13 tháng 2 năm 1996, Phủ Tây Hồ được Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa. Nơi đây cũng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ta.

Phủ

Tây H

th

Liễu Hạnh Công Chúa

– m

t nhân v

t trong truy

n thuy

ế

t và cũng là m

t trong b

n v

thánh b

t t

c

a h

th

ng đi

n th

n (S

ơ

n Tinh, Thánh Gióng, Ch

Đ

ng T

, Li

u H

nh). Thánh M

u Li

u H

nh trong tín ng

ưỡ

ng th

T

Ph

đ

ượ

c suy tôn là

Thánh Mẫu Thần chủ. (chi tiết v Thánh Mu Thn ch được nêu ti mc 2 bên dưới)

Truyền rằng Bà chúa là con gái thứ hai của Ngọc Hoàn bị đày xuống nhân gian vì đã làm vỡ ly ngọc quý. Ở hạ giới, sau khi đã chu du và khám phá nhiều nơi, Bà đã bị thu hút bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của đảo Tây Hồ và quyết định dừng chân nơi đây. Trong suốt quãng thời gian ở đảo Tây Hồ, Bà đã diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan và giúp người dân an cư lập nghiệp.

Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế        

Du khách đi lễ Phủ Tây Hồ,

t

rong những ngày bình thường, Phủ đều mở cửa từ 5h đến 19h, đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của du khách. Vào 2 ngày lễ chính đó là mồng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do số lượng du khách đến đây sẽ tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên lưu ý ở đây đó là vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Phủ Tây Hồ sẽ rất đông với hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày. Đặc biệt vào mồng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân đầu năm sẽ hợp lý hơn là đi vào những ngày trong Tết.

Tam quan phủ Tây Hồ không lớn nhưng được xây dựng khá công phu, mang đậm phong cách dân gian của người Việt Nam. Các bức long phượng trình tường, tả thanh long hữu bạch hổ, hay tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) đều được đắp nổi rất tinh tế.

Qua cổng Tam Quan là sân phủ rộng rãi chạy sát hồ nước. Trong sân phía bên trái có lầu Cậu, phía bên phải có lầu Cô, tả dương hữu âm, tả phù hữu bật. Dù là Phật hay Thánh đều có thị giả, thị giả là người hầu cận bên Phật – Thánh, giúp Phật – Thánh hành đạo. Lầu Cậu, lầu Cô tuy nhỏ nhưng đây cũng là chốn bồng lai nơi tiên ở. Câu đối đắp nổi ở hai bên thể hiện nhiệm vụ cao cả của Cậu và Cô đối với Thánh Mẫu: Hộ vệ hoàng cung dương hách trạc/ Tùy tòng Mẫu giá hiển uy linh.

Phía sau hiên tam quan là tiền đường. Tiền đường có kiến trúc theo kiểu phúc ốc trùng thiềm, tám mái cao vút lên như một vọng lâu. Đây là lối kiến trúc lâu quán của Đạo giáo, cư cao lâm hạ quan sát tứ phương

Phía ngoài tiền đường, ở trên cao là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế. Phật giáo gọi là Ngọc Hoàng là Đế Thích – Nho giáo gọi là Thượng Đế còn Đạo Giáo gọi là Huyền Chúa… Dù gọi như thế nào thì Ngọc Hoàng Thượng Đế vẫn là vị thần tối cao của Tam giáo cũng như trong quan niệm dân gian.

Bên cạnh trái Ngọc Hoàng Thượng Đế là Nam Tào – Nam Đẩu. Thần Nam Tào xưa luôn được tôn kính vì quyền năng lớn, nắm vận mệnh thọ yểu, hưng vong của Thiên Tử, nắm tước lộc của Tể tướng bách quan, quản nhân gian sinh tồn, khoa cử. Còn bên phải Ngọc Hoàng là Bắc Đẩu. Thần Bắc Đẩu là tư mệnh thần, trông coi việc sống chết, thọ yểu, bần phú, họa phúc, tước lộc của nhân gian, giải trừ mọi tai ách của con người

Sau tiền đường là trung đường xây ba gian đơn giản, tường hồi bít dốc, chắc khỏe. Chính giữa là ban thờ Tam Vị Thánh Mẫu bằng bài vị. Phía bên tả treo quả chuông lớn, phía bên hữu treo chiếc trống lớn theo đúng quy tắc tả dương hữu âm, tả chung hữu cổ.

Nơi tôn nghiêm nhất của phủ Tây Hồ là mật cung – cung cấm. Mật cung xây hai gian thờ dọc, kiến trúc theo kiểu phúc ốc trùng thềm, thấp hơn so với trung đường và bái đường, tạo cảm giác ấm cúng thần bí, theo quy luật âm dương của kiến trúc tiền tôn hậu ty, tiền động hậu tĩnh, tiền náo nhiệt hậu tĩnh túc

Trong quần thể kiến trúc Phủ Tây Hồ còn có động Sơn Trang ba gian mới xây dựng bằng chất liệu bê tông giả gỗ theo lối phúc ốc trùng thiềm chồng diêm tam mái. Động xây cao, thoáng và vững chắc. Trên tường có nhiều mảnh đắp nổi từ linh, tứ quý khá sinh động. Các đầu đao là hồi long hồi phượng tinh tế, uy nghi.

Với tư tưởng Tiên – Phật bất phân nên trên vị trí cao nhất của động Sơn Trang thờ Quan Thế  Âm Bồ Tát. Phía dưới là ban thờ Mẫu Địa – Mẫu Đệ Nhị – Mẫu Thượng Ngàn. Hai bên tả, hữu thờ nhị vị Vương Bà hóa thân của Mẫu Địa. Ngoài ra còn thờ thập nhị vương cô, tổng cộng là 15 vị. Động Sơn Trang không chỉ có ở các phủ, các đền mà còn có ở các Chùa. Động Sơn Trang là hình thức thờ Mẫu Địa rất đặc trưng, bởi Mẫu Địa đã sinh ra vạn vật, dưỡng dục vạn vật. Màu xanh của Mẫu, của Vương Bà, của các Cô là màu xanh của mẹ Đất, của non ngàn, của Đông phương mộc, của mùa xuân sinh sôi và phát triển.

Về Tín ngưỡng Thờ Mẫu và Thánh mẫu thần chủ

“ Đền Sòng Sơn thờ Đức Địa Tiên Thánh Mẫu

Ngoài Phủ Dầy là dấu tiên hương”

(Trích Văn Công đồng)

Thánh Mẫu Thần chủ của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ được biết tới là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mặc dù sự xuất hiện của Thánh Mẫu trong lịch sử là khá muộn, khoảng thế kỉ XV, nhưng ngay khi xuất hiện lại có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống thần điện, cũng như đối với niềm tin dân gian về Tín ngưỡng. Theo huyền tích, Thánh Mẫu nguyên là Đệ nhị Tiên cung (Công chúa con Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế), có ba lần giáng sinh nơi trần gian (huyền thoại về “tam thế giáng sinh”, gắn liền với hai địa danh ở Nam Định là Phủ Nấp và Phủ Dầy; Phủ Mỗ ở Thanh Hóa). Trong cuộc sống nơi trần thế,Thánh Mẫu cũng có cha, mẹ, chồng, con. Các tích về Thánh Mẫu đều là những câu chuyện hết sức cảm động về lòng hiếu thảo, nghĩa vợ chồng, tình mẫu tử, là biểu tượng của sự hướng thiện. Khi Ngài hiển Thánh, hóa thần, lại bảo hộ cuộc sống an lành, ấm no cho những người dân lương thiện và đấu tranh không khoan nhượng với kẻ ác, với thói hư tật xấu của con người. Trải qua lịch sử, ghi nhớ công ơn cứu nước, giúp dân của Thánh Mẫu, các triều đại phong kiến và nhân dân tôn vinh ngài là Mẫu Nghi Thiên Hạ, là một trong “tứ bất tử” của nước Nam ta.

Từ những huyền tích thu phục lòng người về hành trạng “tam thế giáng sinh”, về quyền năng, phẩm cách và tấm lòng bao la của Thánh Mẫu được lưu truyền trong dân gian, từ hệ thống đồ sộ các sắc phong công tích của Ngài qua các triều đại phong kiến Việt Nam, và điều quan trọng nhất, là từ niềm tin linh thiêng, sự sùng bái mãnh liệt không có gì có thể làm cho lụi tắt của nhân gianddooois với Ngài trải qua bao thăng trầm của lịch sử cho đến tận ngày nay, Thánh Mẫu đã trở thành vị Thần chủ tối tú tối linh trong thần điện của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, đồng thời, là trung tâm tối thượng của niềm tin dân gian về Tín ngưỡng.

Ở tất cả các đền, điện, phủ của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, nay đều có cung/ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu (trong đó có Thánh Mẫu Thần chủ), hoặc cung/ban riêng thờ Thánh Mẫu thần chủ. Nơi thờ riêng Ngài cũng có nhiều, tuy nhiên, quan trọng nhất là các di tích gắn liền với truyền thuyết “tam thế giáng sinh” của Ngài là:

Lần giáng sinh thứ nhất: phủ Quảng Cung (Phủ Nấp), xã Yên Đồng, và các di tích lân cận thuộc Ý Yên, tỉnh Nam Định

Lần giáng sinh thứ hai: quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong  đó, đặc biệt là các di tích: phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, phủ Nội Tiên Đình, phủ Bóng (Nguyệt Du Cung) và Lăng Mẫu

Lần giáng sinh thứ ba: Tây Mỗ Linh Từ, làng Tây Mỗ, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Và các nơi Thánh Mẫu từng hiển linh: đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; đền Phố Cát, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thánh Hóa; phủ Đồi Ngang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; đền Dâu, đền Quán Cháo, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; đền Mẫu, chân Đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình; phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Lời kết

Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các Quý Khách hàng gần xa trong việc đi lễ, du xuân tới Phủ Tây Hồ, một địa điểm văn hóa linh thiêng với nhiều huyền tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đề đồng hành với các Quý Khách hàng du xuân, hương thơm không hóa chất Nam Phú sẽ là 1 vật phẩm thành tâm để gửi những lời khấn nguyện của Khách hàng tới các đấng anh linh mà không gây hại tới môi trường. Với mỗi đơn hàng sản phẩm hương thơm thanh dịu không hóa chất Nam Phú A30 đặt hàng thành công từ 100 trở lên, Khách hàng nhập mã “KH36” để được giảm ngay 36.000 VNĐ từ nay đến 18/2.

Link đặt hàng tại: https://namphu.net/huong-nam-phu-a30 

Chi tiết Quý khách tham khảo tại:

www.namphu.net;

Hotline: 0979491981;

Fb: Hương-Nhang Nam Phú.