PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI – Hoa của mỗi người
Font chữ:
Nội Dung Chính
PHẬT GIÁO TRONG TÔI
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời khi may mắn tìm được giữa đêm đen một ngọn đuốc soi đường. Con rùa mù gặp được bộng cây đã khó, nhưng người sinh ra gặp được Phật pháp còn khó hơn. Muôn nghìn lần tri ân Phật, tri ân thầy tổ, tri ân bạn bè đồng đạo, tri ân cả cuộc đời thăng trầm của tôi, đã dắt dìu tôi đi qua những chặng đường dài.
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo nhưng ruộng vườn xanh mướt, thênh thang, dưỡng nuôi sự hồn nhiên và phóng khoáng. Vùng quê ấy còn là mảnh đất Phật giáo, dưỡng nuôi chất thuần hậu, hiền lương của người dân. Trong ký ức tuổi thơ tôi, rõ ràng như mới hôm qua, là bóng chùa thấp thoáng sau tàn lá xanh xanh, là tiếng chuông ngân nga thanh thoát, là hương của bông sen, bông trang ướp đẫm trời chiều. Những ngày rằm tôi theo ngoại lên chùa, nghịch ngợm với những chú quy có chiếc mai màu vàng, cho chú ăn chuối rồi lật ngửa chú lên, mặc cho chú huơ huơ bốn cái chân chậm chạp cầu cứu, sau đó lật mình lại được rồi len lén bò đi, không hờn không dỗi. Bây giờ trở lại chùa xưa, mấy chú quy đã theo hầu sư ông bên kia cõi Phật, chỉ còn lại ngọn tháp lặng lẽ trong gió đồng bằng chở tình yêu về với hư không…
Phật giáo khởi đầu trong tôi như thế, vô tư, không ràng buộc giáo điều, không mảy may suy nghĩ. Sư ông gởi cho tôi tờ phái quy y có ghi cái tên Diệu Kim lạ hoắc, tôi bật cười cất nhanh vào tủ, rồi chẳng còn biết nó lưu lạc nơi đâu. Miền quê nào chẳng vậy, quy y đến đó thì thôi, những đứa cùng tử như tôi cũng lưu lạc như mảnh giấy kia giữa chợ đời nhộn nhạo.
Nhưng may cho tôi, cuộc đời đưa đẩy làm sao tôi lại về công tác tại thị xã Sa Đéc vào đúng giai đoạn Phật giáo tỉnh Đồng Tháp đang hồi cực thịnh. Tôi bước chân đến ngôi chùa Bửu Quang của Tỉnh Hội vào đúng ngày Phật Đản và nghe được bài pháp đầu tiên trong đời. Như có một luồng điện chạy qua người, tôi cảm nhận mình đang tắm trong một vầng ánh sáng choáng ngợp. Cái cảm giác ấy không bao giờ trở lại nữa sau này. Nhưng bù lại là những tháng ngày hạnh phúc khi tôi được ngồi nghe thầy giảng, được cầm quyển sách lên chiêm nghiệm từng lời Phật dạy.
Tôi học với nhiều thầy, những vị giảng sư của Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, chăm chú không dám bỏ lỡ từ bài học vỡ lòng dễ nhất. Như con kiến kiên nhẫn nhặt từng hạt tấm nhỏ nhoi, tôi tranh thủ từng giờ phút nghỉ ngơi giữa công việc bộn bề để đi học Pháp. Học được bao nhiêu vui bấy nhiêu, giằng co với cơm áo gạo tiền, chứ không dám nghĩ mình sẽ theo đuổi trọn vẹn. Lại càng không dám nghĩ mình sẽ có ngày làm được cái gì cho thầy, cho Phật, để đáp đền ơn đức quá lớn lao đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi trong những ngày bơ vơ, khốn khó…
Chớp mắt mà đã mười năm…
Mười năm tôi vẫn phải chạy theo cái nghiệp đời mình đã trót gieo. Nhưng mười năm ấy khác hẳn những tháng ngày trước kia. Tôi như có thêm tai, thêm mắt để nhìn đời; bình tĩnh hơn trước những vô thường, nhân quả, và có sức mạnh hơn để sống cùng muôn nghìn cái khổ…
Và tôi bắt đầu ước mơ thoát khỏi cái vòng quẩn quanh của “cái tôi” nhỏ bé, ước mơ làm được điều gì đó cho những người chung quanh mình bằng một tấm lòng yêu thương chân thực.
Tôi nhớ, hồi còn ngồi ghế nhà trường tôi đã đọc ở đâu đó một câu rằng: “Nếu không làm được trăng sao chiếu sáng cả bầu trời, thì hãy làm một ngọn đèn nhỏ đủ thắp sáng một căn phòng.” Không ngờ câu ấy lại trở về với tôi. Và tôi mỉm cười bước vào đời với hành trang là ngọn đèn nhỏ xíu trong tim.
Tôi đã chọn cho mình những việc làm rất nhỏ, trong tầm tay, không ước mơ cao xa, huyễn hoặc. Một cuốn tập cho em bé học trò nghèo, một cái áo cho cụ già neo đơn, một câu an ủi cô bạn thất tình… Rất nhiều thứ nhỏ nhoi như thế, góp phần xoa dịu những nỗi buồn, góp phần mang lại những niềm vui. Nhiều người luôn nghĩ rằng họ đang bất hạnh và không có gì để cho người khác. Nhưng tôi lại nghĩ, mình có quá nhiều hạnh phúc mà mình không biết. Đừng nhìn mãi vào cái chưa có, hãy nhìn vào cái đã có, và cứ cho đi rồi sẽ thấy mình “giàu” và hạnh phúc vô cùng. Thậm chí mình đâu đã nghèo đến nỗi thiếu một nụ cười?
Và tôi đặc biệt quan tâm đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi tôi đã từ đó ra đi. Bởi vì đất nước ta nông thôn chiếm đa số, chính mảnh đất rộng lớn ấy mới có nhiều việc cho chúng ta thực hiện. Tôi thấy mình may mắn được học hành cũng như được tiếp cận kho tàng giáo lý tuyệt vời của Đức Phật, thì mình càng phải thương những người dân quê thiếu thốn điều kiện học tập.
Đừng nghĩ rằng người dân ở vùng “biên địa” cái nghiệp nặng lắm, khó học pháp lắm. Tôi vốn là một nhà báo, có cơ hội đi nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tượng, tôi lại tin rằng họ hoàn toàn có thể tiến bộ, không đến nỗi quá yếu kém như nhiều người vẫn thành kiến. Đành rằng ở nông thôn có những hạn chế nhất định, nhưng không phải là hoàn toàn không thể cải thiện. Nếu chúng ta thực lòng yêu thương người dân, thực lòng muốn giúp họ đến với ánh sáng Phật pháp, thì chúng ta sẽ tìm ra con đường sáng tạo, và đặc biệt, chư Phật sẽ gia hộ cho chúng ta. Tôi tin ở sự cảm ứng này. Tôi tin ở Đức Phật, một lòng thành kính hướng về Ngài, vì Ngài không bao giờ bỏ rơi những đứa con hết lòng vì cuộc sống.
Trong nỗi ưu tư cũng như trong niềm tin ấy, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm những bước hoằng pháp đầu tiên cho nông thôn quê tôi. Quả là không phụ lòng tin cậy của tôi, những bà con Phật tử, những em thiếu nhi, đã có nỗ lực đáng khâm phục. Họ say mê học Pháp, họ trong sáng làm theo lời Phật dạy. Bản chất thuần lương của họ lại chính là ưu điểm mà người thành phố không sánh được. Nhìn những em thiếu nhi thuộc làu làu những bài học về Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện nghiệp, Vô thường, Nhân quả, Tứ nhiếp pháp… tôi mừng muốn rơi nước mắt. Tuổi thơ của tôi chỉ dừng lại ở tờ phái quy y, còn các em bây giờ đã vượt xa hơn, có một kiến thức chân chánh để không rơi vào mê tín, để trở thành những công dân tốt trong tương lai, biết làm điều thiện, biết cống hiến cho xã hội, đem hạnh phúc đến cho người chung quanh.
Ngoài chuyện học Phật pháp, chúng tôi còn tổ chức cho các em những trò chơi, sinh hoạt tập thể, ca hát, câu đố cây cỏ, câu đố lịch sử, địa lý v.v… làm nên không khí vui tươi, lành mạnh và sinh động ở vùng nông thôn xa xôi. Chúng ta đang giữ gìn lớp trẻ, chống lại móng vuốt khủng khiếp của ma túy và các tệ nạn khác, thì Phật giáo có thể góp phần quan trọng trong vấn đề này. Người Phật tử đi tìm cái “tĩnh” trong tâm hồn, đi tìm sự giải thoát cao siêu nhưng cũng không xa rời cuộc sống, vẫn đồng hành với con người trên đường thoát khổ, không thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của xã hội. Chân đế là tuyệt đẹp và vĩnh hằng, nhưng Tục đế vẫn hiện diện trong từng ngày ta đang sống. Mỗi người góp một bàn tay tích cực dựng xây thì chính mảnh đất này sẽ là Cực lạc, có đâu xa!
Và tất cả những điều nhỏ bé đó tôi xin dâng lên Đức Phật, dù cảm thấy chưa đủ để đáp đền ơn đức của Ngài đã cho tôi ngọn đuốc sáng, sáng cả cuộc đời. Cũng chưa đủ để đền ơn thầy tổ đã cho tôi những giọt mưa Pháp mát lành. Chợt thấy chạnh lòng, một kiếp người ta “nhận” biết bao nhiêu, nhận của Đức Phật, của thầy, của cha, của mẹ, của anh em, bè bạn, đồng bào, của cả nhân loại và chúng sanh… Vậy mà mình đã “cho” được bao nhiêu?
HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Ngày rằm, tôi đi mua hoa cúng Phật. Chen chúc mãi mới chọn được một bó hoa vừa ý giữa rừng người. Chạy một đoạn… Đồ đạc cồng kềnh, bó hoa rơi từ xe honda xuống mặt đường, nằm ngay giữa lộ. Tôi hốt hoảng ngồi nhìn, không thể quay đầu xe lại. Một chiếc tải nhỏ trờ tới, bánh xe đúng ngay bó hoa xinh đẹp. Tích tắc thôi, những nụ hàm tiếu sẽ bị nghiến nát. Tôi bất lực, rưng rưng…
Nhưng không, chiếc tải nhỏ chợt lách một đường cong tuyệt khéo. Bó hoa lọt thỏm giữa hai hàng bánh đen sì. Chiếc tải vừa lướt qua, thì một xe ba gác nối đuôi. Cũng nhẹ nhàng lách sang, giữ cho những đóa hoa nguyên vẹn. Rồi chiếc xích lô có một gương mặt khắc khổ chợt nở nụ cười khi nhìn xuống mặt đường ánh màu hồng thắm. Cuối cùng là chiếc ô tô bóng loáng, sang trọng, chạy chậm lại cho hoa ra khỏi gầm xe không hề suy suyển.
Tôi như ngưng thở theo từng nhịp bánh xe lăn. Và một bóng áo xanh đã bước ra đường nhặt bó hoa lên đưa tận tay tôi. Trên ngực áo anh là bảng tên bảo vệ của một khách sạn nhỏ gần đó…
Suốt đường về, màu hoa cứ lung linh trong mắt tôi, và hương hoa như phảng phất giữa phố phường khói bụi. Người ở đâu, Phật ở đâu? Đóa hoa này không chỉ của riêng tôi cúng Phật, mà có biết bao tấm lòng gửi gắm trong từng hành động đơn sơ, không phân biệt sang hèn.
Tôi thắp hương, thấy trong mỗi cánh hoa có gương mặt ta và gương mặt người cùng thấp thoáng. Ta và người không khác, thế thì cái “ngã” nào đã ngăn che khiến cõi đời này không tươi thắm như hoa?
THIỀN HOA
Bé Khoa, cháu tôi, mới vô nhà đã thốt lên: “Nhà cô Hai dưới bếp cũng có hoa kìa mẹ!” Và Khoa bắt đầu đi đếm những lọ hoa. Bàn thờ Phật một lọ, rồi đầu tủ lạnh, trên bàn ăn, trên tủ chén, trong phòng ngủ, cuối cùng là lọ cúc vàng tươi đặt ngay góc bếp. Tôi đứng nấu nướng, lặt rau cũng thấy màu hoa tung tăng rơi vào mắt mình. Tôi cười: “Khoa còn chưa đếm những chậu hoa cô Hai trồng ngoài ban-công.”
Ban-công nhỏ xíu nhưng cũng chen chúc muôn hồng nghìn tía. Hồng son đỏ như môi em gái, cứ tàn nụ này lại đâm nụ khác quanh năm. Thanh mai nhỏ chúm chím năm cánh màu xanh pha tím rất lạ, lá xinh xinh như rau đắng ở đồng. Bông bụt tây trái lại, to bằng cái chén, vàng ươm, nở bông nào là nổi bật áp đảo cả vườn. Nhưng đến chiều thì bông co lại, rụng xuống, đúng như câu “sớm nở tối tàn”. Hoa chuỗi ngọc tím li ti như một lời yêu thương e ấp thì thầm nhưng xao xuyến cả lòng. Và hoa lài thì trắng trong tinh khiết, hương bay lùa vào cửa sổ lâng lâng. Có lần sư thầy ghé nhà, tôi pha trà dâng thầy, hái vài nụ lài thả vào bình sứ, áo nâu sòng chợt thơm cả chiều xuân…
Mỗi tháng, trong sổ chi tiêu của tôi đều có một khoản nhất định dành cho hoa. Mà đôi khi, chẳng cần tốn kém bao nhiêu vẫn có một lọ hoa xinh xinh rất lạ. Như bụi trầu bà mọc dúi vào góc tường cơ quan, tôi bứng về thả vô chiếc lọ hoa văn cách điệu một chút, thế là “sang trọng” hẳn ra, lại không mất công chăm sóc, chỉ lưng lửng nước lạnh là lá xanh rờn suốt mấy tháng. Những chiếc lá hình trái tim thon thả, có đường gân trắng mờ, dịu dàng quá đỗi. Hoặc vài nhánh cỏ lan chi được cô bán hoa “khuyến mãi” khi tôi mua mấy nhánh hoa lys đắt tiền cúng Phật, tôi đem cắm riêng vào một lọ màu nâu mật ong, lá cỏ xòe ra yểu điệu lạ lùng. Hay một lọ gỗ mang dáng dấp cao nguyên hoang sơ, chỉ cần vài nhánh lá măng li ti là trở thành một thảo nguyên mát mắt.
Thế đấy, chỉ cần nhặt nhạnh chút hoa cỏ chung quanh, tôi đã có thêm những sắc hương quyến rũ. Đi đứng góc nào trong nhà, mắt tôi cũng chạm vào hoa. Và tự dưng lòng mình dịu lại giữa phố phường khói bụi. Tự dưng mình nâng niu hơn những gì quanh mình, những gì cuộc đời ban tặng. Tự dưng muốn trả lại cho đời những gì yêu thương nhất của lòng mình… Hoa cỏ không lời, nhưng biết nói với những trái tim nào lắng nghe, đồng điệu.
Và buổi sáng, tôi thường ra ban-công tưới hoa, tạm quên những lo toan mà một ngày phải đối phó. Hạnh phúc ngay trong hiện tại, ngắm hoa chỉ biết có hoa. Mình đau khổ ư? Hãy nghĩ đến những người không có hoa để ngắm, hoặc tất bật từ sáng sớm đến tối mịt không còn chút thời gian. Thậm chí, có người không còn đôi mắt để trông thấy sắc hoa. Cảm nhận hạnh phúc trong tầm tay, đừng vọng tâm từ bỏ. Mười phút cho một ngày, đủ xua tan stress. Tôi gọi đó là “thiền hoa”!
XUÂN MUỘN
Vườn nhà có một cây mai nhỏ trong chậu, dáng cây khá đẹp. Gần Tết, bộn bề công việc đến nỗi quên lặt lá mai, thế là tôi đón tết không có màu vàng của đất phương Nam. Buồn, nghĩ mình không có duyên.
Rằm tháng giêng, ngơi việc, tẩn mẩn ra ngắm cây. Tiết trời vẫn đang xuân, chợt nghĩ, hay là thử lặt lá mai, biết đâu hoa sẽ tìm về. Những chiếc lá cứng khô, xỉn màu, quả thật xấu xí, dấu vết của một mùa đông héo tàn. Tôi rứt từng lá, cuối cùng thân cây trơ lại những cành khẳng khiu. Tôi hốt hoảng, chẳng biết có ra được hoa hay không, khéo mình lại giết luôn cây.
Mỗi ngày, tôi hồi hộp theo dõi từng mắt lá, chờ đợi sự hồi sinh. Đến sáng thứ ba thì rõ ràng… những chồi non màu nâu hồng đã nhú lên đồng thời với những búp xanh xanh tròn trịa tượng hình xinh xắn. Và đến cuối tháng giêng thì nụ chen chúc trên cành, điểm xuyết những chùm lá non tơ. Rồi một sáng nọ, những cánh mai muộn màng xòe ra vàng thắm một góc vườn, vàng hơn cả nắng xuân! Đất trời như bừng sáng, hoa cỏ chung quanh lặng lẽ nghiêng đầu đón nàng công chúa của đất phương Nam. Cái sắc vàng xua tan mọi ưu phiền trong tôi, cái sắc vàng thắp niềm tin giữa cuộc đời, như mặt trời ấm áp ban tặng những năng lượng vô cùng vô tận. Tôi đưa tay hứng một cánh hoa mỏng manh, thả nó vào trái tim tràn đầy tin cậy…
Hình như mỗi người chúng ta đều có lần quên lặt lá cho cây mai đời mình, để mùa xuân trôi qua trong lặng lẽ. Nhưng không muộn đâu, nếu còn chút hy vọng thì ta vẫn sẽ có mùa xuân. Hãy dành một phút giây nào đó chăm sóc lại khu vườn tâm hồn của mình, lặt đi những chiếc lá ích kỷ, tự ti, buồn phiền, hờn giận, tranh giành hơn thua danh lợi… Những chiếc lá ấy còn hiện diện trên cành thì hoa sẽ không bao giờ nở được. Và đừng lo xuân đến muộn! Bất cứ khi nào hoa nở là xuân hiện diện, là trời đất thắm tươi. Thà xuân muộn, còn hơn mãi mãi chẳng có xuân.
Nhưng đời người ngắn ngủi, có được bao nhiêu phút giây để ngắm hoa, để lặt lá cho cây mai trong vườn tâm của mình? Cho nên, rồi cũng phải nhanh chân lên, xuân chẳng đợi chờ…
THAM THỰC
Tháng giêng, tôi ăn chay. Con trai và hai đứa cháu cùng bắt chước ăn theo. Ăn đến ngày thứ mười lăm thì bắt đầu… oải. Nhưng không đứa nào muốn bỏ cuộc. Thế là, tôi phải xắn tay áo lên, trị cái tánh làm biếng. Tôi lăn vào bếp, động não nghĩ món này món nọ lạ miệng cho con cháu mình thưởng thức, có như vậy mới “trường kỳ kháng chiến” nổi.
Ngày thứ 16, nấu hủ tiếu chay. Mỗi đứa ăn hai ba tô. Ngày thứ 17, bún riêu, rau muống xanh rờn, giá trắng muốt, nhai rau ráu. Ngày thứ 18, súp nấm đông cô thơm lừng, lẫn bắp non xắt mỏng trăng trắng như những hoa cúc bé xíu trôi giữa dòng tuyệt đẹp. Ngày thứ 19, mì xào thập cẩm, nào màu vàng của bắp, màu nâu của nấm rơm, màu xanh biếc của súp-lơ, màu đỏ rực của cà rốt, thêm chút bột năng ướt mềm dịu lưỡi. Ngày thứ 20, bún bò Huế, đậm đà hương vị miền Trung, hít hà vì ớt, nhưng dưới đáy tô là rau giá tươi giòn. Ngày thứ 21, bánh canh bột lọc trong veo từng cọng, thả vào tô, chan nước súp ngọt lừ tự nhiên từ củ sắn, cải muối, nấm rơm, điểm chút ngò rí lá lăn tăn xanh rì và boa-rô phi dầu thơm ngậy mũi. Ngày thứ 22, lẩu Thái, cay xé lưỡi vị sa tế, vừa ăn vừa chảy nước mắt. Cũng đủ bò viên nâu nâu, tôm sú hồng hồng, mực trăng trắng của thương hiệu Âu Lạc. Nhưng hấp dẫn nhất là rổ rau to tướng đủ cả rau muống, kèo nèo, bắp chuối, đậu bắp, rau nhút, xanh rờn rờn, tươi roi rói. Dân Sài Gòn – Nam Bộ nói gì thì nói cũng mê ăn rau số một, và lẩu là món “chở” được rau nhiều nhất, no căng bụng vẫn không ngán vì đã được vị cay chua hóa giải.
Ngày thứ 23, bò bía, với củ sắn xào ngọt lịm, dặm nấm mèo giòn tan, cuốn trong lá rau xà lách nõn nà và rau thơm, lá quế, húng đất, tía tô, giấp cá đủ hương vị cay nồng ấm áp, cuối cùng bao bên ngoài là tờ bánh tráng Tây Ninh tròn vành vạnh như mặt trăng rằm, tráng vừa độ mặn độ dai, chấm nước tương chanh ớt đưa suốt đầu lưỡi. Kéo thêm em trai, em dâu, cùng ngồi xúm xít nhau bên chiếc bàn mà cuốn, mà chấm, lao xao kể chuyện trường học, chuyện cơ quan, cười giòn như pháo.
Ngày 24… thôi thôi, nhà mình biến thành nhà hàng rồi, mẹ ơi con thèm cơm! Ủa, ngán rồi hả con? Cơm đây, cơm đây, mì căn khìa sả ớt, canh mướp lẫn rau dền tía đơn sơ. Ngon quá mẹ ơi!
Nhìn con trai xì xụp với tô cơm to đùng và mấy đứa cháu húp canh lia lịa, thấy vui quá chừng vui. Hóa ra mình cũng có duyên với ông táo chứ nhỉ! Hồi đó, ghét nấu nướng công phu, ăn qua quít cho xong để còn thời gian học bài, xem kinh. Nhưng bây giờ, vì cái sự tu sơ cơ của con cháu mình mà mình ráng sức. Làm món ăn ngon để dẫn người ta bước vào đường tu, để đừng ăn mặn sát sanh, thì có khác chi hoằng pháp? Làm bất cứ việc gì mang đến lợi ích chân chánh cho chúng sanh thì đều là công đức, sao phải câu nệ ở nhà bếp hay pháp tòa, bục giảng? Xuống nấu bếp mà tâm hoan hỷ thì thức ăn ngon và thanh tịnh. Còn hơn lên pháp tòa mà tâm so đo, tính toán, thì làm sao người nghe cảm nhận được pháp thực?
Điều cuối cùng là, liệu tụi nhỏ ăn ngon như vậy sau này có đâm ra tham thực hay không? Chắc không sao, vì tu lâu ngày cái tâm sẽ thuần, không còn đòi hỏi những cảm thọ nữa. Quan trọng là ngay bây giờ, ngay trong mỗi ngày hôm nay, tụi nhỏ đã “tha bổng” cho biết bao con tép, con cá, thế là hạnh phúc rồi. Hạnh phúc trong hiện tại, Hòa thượng Nhất Hạnh đã dạy như thế, sao không nắm bắt ngay mà cứ nghĩ ngợi chi cho xa lắc xa lơ… Ừ nhỉ!
BÁC SĨ
Mười tám tuổi, tôi vào ngành y, nhưng hành trang cũ lại là cô học sinh giỏi văn của tỉnh. Những ngày thực tập ở bệnh viện, cảm nhận của tôi dường như không phải là cảm nhận của một người thầy thuốc…
Đi khoa ngoại, trước một ca vết mổ bị nhiễm trùng phải lau rửa rất đau đớn, tôi đã khóc trước khi bệnh nhân kịp nhăn mặt. Đi khoa nội, gặp một phụ nữ bị tạt axít vì ghen tuông, khắp người bỏng loét, khổ sở vô cùng, tôi cứ bần thần, và tự nhủ nếu ai đó tranh người yêu của tôi thì tôi xin nhường liền. Còn vô khoa sản, tôi đã đứng ngất ngây như bay khỏi mặt đất khi trông thấy một sinh linh bé nhỏ chui ra từ bụng mẹ. Ôi, điều kỳ diệu của tạo hóa! Đó không phải là một thực thể vật chất đơn thuần, mà là một phép mầu của tạo hóa! Tôi nghe tê dại từng tế bào trong mình, cảm nhận cái gì quá đỗi thiêng liêng! Tâm sự với mấy đứa bạn, tụi nó rờ đầu tôi: “Khùng!” Và cuối khoá, tôi là đứa sinh viên đỡ đẻ dở nhất.
Tôi luôn trầm tư về nỗi đau khổ của con người. Mười năm sau, tôi 28 tuổi, mới biết có một người đã trầm tư trước tôi hơn 25 thế kỷ, và đã tìm ra con đường cứu khổ cho nhân loại. Tôi càng hiểu rằng tất cả những thuốc men hôm nay không thể nào trị dứt những căn bệnh của thân thể, bởi vừa giải quyết xong bệnh đậu mùa thì đã xuất hiện AIDS, vừa xong bệnh phong cùi đã có ngay cúm gà thế chỗ… Trí tuệ của nhân loại cứ phải rượt đuổi những căn bệnh đến mệt nhoài, và khi tìm ra được thứ thuốc để trị nó thì cũng phải hy sinh biết bao mạng sống rồi. Vậy, cái bệnh đó là do nghiệp, có nghiệp là có bệnh, không cách gì thoát được. Muốn dứt nghiệp quả xảy ra, chỉ có con đường ngăn không cho nghiệp nhân tác tạo. Nghĩa là phải trị ngay từ cái gốc là “tâm bệnh”, vì chính tâm bệnh mới tạo những nhân xấu, rồi đưa đến quả xấu, sanh lão bệnh tử trầm luân khổ ải.
Thế là, cuộc đời dun rủi, tôi giã từ ống tiêm để cầm cây bút, rồi cầm phấn bảng. Trong số học trò của tôi, có những em rất ngoan, nhưng cũng có những em là thành phần cá biệt. Tôi không thể chọn lọc rồi loại bỏ các em ấy, như kiểu các trường phổ thông hay làm để bảo vệ danh tiếng “trường điểm” của mình. Ngược lại, tôi cố tình chọn những em quậy phá và “mời” tới lớp. Bắt đầu một cuộc “chiến đấu” cùng những căn bệnh nặng như đánh lộn, chửi thề, nói tục, đánh bài, ăn cắp, đi chơi đêm, tập tành hút thuốc, uống rượu v.v… Lớn lên, những triệu chứng ấy có thể phát triển, di căn thành trộm cắp, mại dâm, đua xe, giết người, xì ke ma túy… Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hoặc phải ngăn bệnh từ khi còn rất nhẹ. Và “bác sĩ” tôi chỉ có những vị thuốc như từ bi, dịu dàng, kiên nhẫn, luôn luôn nở nụ cười, hoặc chịu khó lắng nghe tụi nhỏ kể lể chuyện gia đình, từ đó biết nguyên nhân nào đẩy nó vào bế tắc, biết những nỗi đau thầm kín để mà an ủi, chia buồn…
Thỉnh thoảng, “bác sĩ” cho thêm vitamin là bánh kẹo, tập vở, cho bệnh nhân bồi dưỡng, khoái chí. Tất nhiên, cũng có khi bệnh trở nặng quá thì bác sĩ chích cho một mũi kháng sinh nhức nhối là rầy la hoặc quỳ hương. Thậm chí bác sĩ có thể… giận, không thèm nói chuyện, để bệnh nhân hoảng hồn chịu uống thuốc. Lâu lắm, cũng có trường hợp bác sĩ rạch cho một đường dao phẫu thuật là lấy roi đánh thiệt tình, nếu không cái mủ lì lợm, cứng đầu cứ mưng trong thịt trong tim, thành ổ áp-xe dữ tợn. Ngược lại, có khi bác sĩ biến thành cô hộ lý, làm luôn những việc như cắt móng tay, tắm rửa, chải đầu, bím tóc, khâu lại cái nút áo bị đứt… Bệnh nhân rưng rưng nhìn bác sĩ. Vậy rồi ngoan hơn, dễ thương hơn.
Một vài sư cô đến thăm lớp học, quá oải, lắc đầu. Tôi cười: “Chúng sanh là vậy cô ơi! Nếu họ ngoan hiền sẵn rồi thì đâu cần mình giáo hóa chi nữa. Chính vì họ nghiệp chướng nặng nề nên mình mới tới hóa độ. Ví như bệnh viện, phải tiếp nhận người có bệnh chứ không lẽ tiếp nhận người khoẻ mạnh, phải không cô? Và mình đang là vị bác sĩ chữa trị tâm bệnh chứ không phải thân bệnh. Mà bác sĩ cần ưu tiên cấp cứu những ca bệnh nặng. Chính những kẻ quá quậy như thế lại cần giáo hóa trước những người căn cơ hiền thục. Và con cũng không nóng vội. Một căn bệnh đơn giản như thương hàn mà còn trị cả tháng, lao phổi thì phác đồ lên tới 6 tháng, 9 tháng, còn ung thư thì kéo dài đến mấy năm trời. Chưa kể, bệnh còn tái đi tái lại nữa chứ đâu phải trị một lần là dứt. Vậy mình mới tiếp cận người ta có 2, 3 tháng dễ đâu đã kết quả có liền. Con cứ từ từ mà đi!”
Bác sĩ tôi thật tình cũng nhiều lúc muốn bó tay, nhưng rồi kiên nhẫn đi tiếp. Cứ “tận nhân lực” sẽ “tri thiên mệnh”. Bác sĩ cứ xài hết các bài thuốc, chừng nào bệnh nhân không hồi phục thì lúc ấy mới dám nói là “số phận”. Tôi nhớ “bài thuốc” đầu tiên là dụ tụi nhỏ viết câu Nam-mô A-di-đà Phật. Tôi giả bộ nói: “Nè tụi con, sư ông bên quận 7 nhờ cô viết câu niệm Phật này vô giấy để rằm tháng 7 đốt lên cầu nguyện cho mọi người. Nhưng cô không rảnh. Tụi con viết giùm cô đi. Cô thấy sư ông kêu mấy đứa bên quận 7 viết, mỗi tờ sư ông cho nó 2.000 đồng. Tụi con viết thì lãnh tiền mua bánh ăn.” Tụi nhỏ nhao nhao đăng ký liền.
Tôi phát mỗi đứa 2 tờ giấy học trò, dặn viết mỗi hàng một câu niệm Phật, phải viết thật ngay thẳng, chữ đẹp, ai cẩu thả thì bị trừ điểm, trừ tiền. Mỗi tờ 4 trang, mỗi trang 22 hàng, vậy là 88 câu niệm Phật, 2 tờ là 176 câu. Chiều, tụi nó đem giấy tới lãnh tiền. Tôi bấm bụng chi mấy chục ngàn. Thì tôi đang áp dụng bài học trong truyện cổ Phật giáo, lấy vật chất dụ người ta tu, chừng nào họ giác ngộ thì thôi. Vài ngày sau, tôi giảm giá xuống, còn 1.500 đồng, tụi nó cũng chịu. Rồi vài ngày nữa, chỉ còn 1.000 đồng, vẫn ô-kê.
Khi thấy tụi nhỏ “thấm màu” rồi, tôi xoay qua “bài thuốc” thứ hai. Tôi khắc cái mộc đỏ có chữ “Phước Huệ song tu” và hình hoa sen, rồi đóng vô cuốn sổ nhỏ, phát mỗi đứa một cuốn, bảo tới chùa Long Nguyên tụng kinh. Mỗi tối tụng xong thời kinh thì tôi ký tên vào chỗ hoa sen, hoặc nhờ sư cô trong chùa ký xác nhận, cuối tuần tổng kết được bao nhiêu hoa sen thì lãnh quà tương đương. Quà là bánh kẹo, quần áo, cặp sách… Đứa nào cũng mừng. Những ngày đầu tôi phải dẫn tụi nhỏ đi tụng kinh. Trời ơi, tụng thì ít mà quậy phá thì nhiều! Nhưng rồi sau chúng cũng ngoan dần và có thể tự đi tụng một mình. Chùa khen ngợi lẫn mắng vốn xen kẽ, thôi thì cũng đỡ, cũng nhét được ít lời Phật dạy vào những cái đầu cứng cỏi.
Giai đoạn ba, tôi mở lớp giáo lý tại nhà, bắt học những điều căn bản nhất như Tam quy, Ngũ giới, Hiếu thảo, Thập thiện nghiệp… Học thêm cả tiếng Anh, ca hát… Cái nhà như cái chợ, có vui cười, có cãi lộn, có đánh nhau, có cảm ơn, có bi bô lời Phật dạy…
Và sau một năm thì tôi cho các em “xuất viện”, bởi tôi còn nhiều lớp học khác để đi. Dẫu sao, những hạt giống Phật đã gieo cấy vào tâm thức kia nếu không trổ quả ngay trong kiếp này thì cũng sẽ xuất hiện vào những kiếp sau, còn hơn là không có hạt giống nào. Tôi không kỳ vọng quá cao vào các em, chỉ cầu mong các em có chút duyên với Phật pháp là đủ để người đi sau tiếp tục hóa độ. Tôi chỉ là người đưa đò một đoạn ngắn mà thôi. Sẽ có người dìu các em đi tiếp. Hay nói cách khác, tôi chỉ là “trạm y tế tuyến xã” tạm cấp cứu cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. Nơi đó có nhiều “bác sĩ áo lam” tận tình và tài giỏi hơn!
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời khi may mắn tìm được giữa đêm đen một ngọn đuốc soi đường. Con rùa mù gặp được bộng cây đã khó, nhưng người sinh ra gặp được Phật pháp còn khó hơn. Muôn nghìn lần tri ân Phật, tri ân thầy tổ, tri ân bạn bè đồng đạo, tri ân cả cuộc đời thăng trầm của tôi, đã dắt dìu tôi đi qua những chặng đường dài.Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo nhưng ruộng vườn xanh mướt, thênh thang, dưỡng nuôi sự hồn nhiên và phóng khoáng. Vùng quê ấy còn là mảnh đất Phật giáo, dưỡng nuôi chất thuần hậu, hiền lương của người dân. Trong ký ức tuổi thơ tôi, rõ ràng như mới hôm qua, là bóng chùa thấp thoáng sau tàn lá xanh xanh, là tiếng chuông ngân nga thanh thoát, là hương của bông sen, bông trang ướp đẫm trời chiều. Những ngày rằm tôi theo ngoại lên chùa, nghịch ngợm với những chú quy có chiếc mai màu vàng, cho chú ăn chuối rồi lật ngửa chú lên, mặc cho chú huơ huơ bốn cái chân chậm chạp cầu cứu, sau đó lật mình lại được rồi len lén bò đi, không hờn không dỗi. Bây giờ trở lại chùa xưa, mấy chú quy đã theo hầu sư ông bên kia cõi Phật, chỉ còn lại ngọn tháp lặng lẽ trong gió đồng bằng chở tình yêu về với hư không…Phật giáo khởi đầu trong tôi như thế, vô tư, không ràng buộc giáo điều, không mảy may suy nghĩ. Sư ông gởi cho tôi tờ phái quy y có ghi cái tên Diệu Kim lạ hoắc, tôi bật cười cất nhanh vào tủ, rồi chẳng còn biết nó lưu lạc nơi đâu. Miền quê nào chẳng vậy, quy y đến đó thì thôi, những đứa cùng tử như tôi cũng lưu lạc như mảnh giấy kia giữa chợ đời nhộn nhạo.Nhưng may cho tôi, cuộc đời đưa đẩy làm sao tôi lại về công tác tại thị xã Sa Đéc vào đúng giai đoạn Phật giáo tỉnh Đồng Tháp đang hồi cực thịnh. Tôi bước chân đến ngôi chùa Bửu Quang của Tỉnh Hội vào đúng ngày Phật Đản và nghe được bài pháp đầu tiên trong đời. Như có một luồng điện chạy qua người, tôi cảm nhận mình đang tắm trong một vầng ánh sáng choáng ngợp. Cái cảm giác ấy không bao giờ trở lại nữa sau này. Nhưng bù lại là những tháng ngày hạnh phúc khi tôi được ngồi nghe thầy giảng, được cầm quyển sách lên chiêm nghiệm từng lời Phật dạy.Tôi học với nhiều thầy, những vị giảng sư của Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, chăm chú không dám bỏ lỡ từ bài học vỡ lòng dễ nhất. Như con kiến kiên nhẫn nhặt từng hạt tấm nhỏ nhoi, tôi tranh thủ từng giờ phút nghỉ ngơi giữa công việc bộn bề để đi học Pháp. Học được bao nhiêu vui bấy nhiêu, giằng co với cơm áo gạo tiền, chứ không dám nghĩ mình sẽ theo đuổi trọn vẹn. Lại càng không dám nghĩ mình sẽ có ngày làm được cái gì cho thầy, cho Phật, để đáp đền ơn đức quá lớn lao đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi trong những ngày bơ vơ, khốn khó…Chớp mắt mà đã mười năm…Mười năm tôi vẫn phải chạy theo cái nghiệp đời mình đã trót gieo. Nhưng mười năm ấy khác hẳn những tháng ngày trước kia. Tôi như có thêm tai, thêm mắt để nhìn đời; bình tĩnh hơn trước những vô thường, nhân quả, và có sức mạnh hơn để sống cùng muôn nghìn cái khổ…Và tôi bắt đầu ước mơ thoát khỏi cái vòng quẩn quanh của “cái tôi” nhỏ bé, ước mơ làm được điều gì đó cho những người chung quanh mình bằng một tấm lòng yêu thương chân thực.Tôi nhớ, hồi còn ngồi ghế nhà trường tôi đã đọc ở đâu đó một câu rằng: “Nếu không làm được trăng sao chiếu sáng cả bầu trời, thì hãy làm một ngọn đèn nhỏ đủ thắp sáng một căn phòng.” Không ngờ câu ấy lại trở về với tôi. Và tôi mỉm cười bước vào đời với hành trang là ngọn đèn nhỏ xíu trong tim.Tôi đã chọn cho mình những việc làm rất nhỏ, trong tầm tay, không ước mơ cao xa, huyễn hoặc. Một cuốn tập cho em bé học trò nghèo, một cái áo cho cụ già neo đơn, một câu an ủi cô bạn thất tình… Rất nhiều thứ nhỏ nhoi như thế, góp phần xoa dịu những nỗi buồn, góp phần mang lại những niềm vui. Nhiều người luôn nghĩ rằng họ đang bất hạnh và không có gì để cho người khác. Nhưng tôi lại nghĩ, mình có quá nhiều hạnh phúc mà mình không biết. Đừng nhìn mãi vào cái chưa có, hãy nhìn vào cái đã có, và cứ cho đi rồi sẽ thấy mình “giàu” và hạnh phúc vô cùng. Thậm chí mình đâu đã nghèo đến nỗi thiếu một nụ cười?Và tôi đặc biệt quan tâm đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi tôi đã từ đó ra đi. Bởi vì đất nước ta nông thôn chiếm đa số, chính mảnh đất rộng lớn ấy mới có nhiều việc cho chúng ta thực hiện. Tôi thấy mình may mắn được học hành cũng như được tiếp cận kho tàng giáo lý tuyệt vời của Đức Phật, thì mình càng phải thương những người dân quê thiếu thốn điều kiện học tập.Đừng nghĩ rằng người dân ở vùng “biên địa” cái nghiệp nặng lắm, khó học pháp lắm. Tôi vốn là một nhà báo, có cơ hội đi nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tượng, tôi lại tin rằng họ hoàn toàn có thể tiến bộ, không đến nỗi quá yếu kém như nhiều người vẫn thành kiến. Đành rằng ở nông thôn có những hạn chế nhất định, nhưng không phải là hoàn toàn không thể cải thiện. Nếu chúng ta thực lòng yêu thương người dân, thực lòng muốn giúp họ đến với ánh sáng Phật pháp, thì chúng ta sẽ tìm ra con đường sáng tạo, và đặc biệt, chư Phật sẽ gia hộ cho chúng ta. Tôi tin ở sự cảm ứng này. Tôi tin ở Đức Phật, một lòng thành kính hướng về Ngài, vì Ngài không bao giờ bỏ rơi những đứa con hết lòng vì cuộc sống.Trong nỗi ưu tư cũng như trong niềm tin ấy, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm những bước hoằng pháp đầu tiên cho nông thôn quê tôi. Quả là không phụ lòng tin cậy của tôi, những bà con Phật tử, những em thiếu nhi, đã có nỗ lực đáng khâm phục. Họ say mê học Pháp, họ trong sáng làm theo lời Phật dạy. Bản chất thuần lương của họ lại chính là ưu điểm mà người thành phố không sánh được. Nhìn những em thiếu nhi thuộc làu làu những bài học về Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện nghiệp, Vô thường, Nhân quả, Tứ nhiếp pháp… tôi mừng muốn rơi nước mắt. Tuổi thơ của tôi chỉ dừng lại ở tờ phái quy y, còn các em bây giờ đã vượt xa hơn, có một kiến thức chân chánh để không rơi vào mê tín, để trở thành những công dân tốt trong tương lai, biết làm điều thiện, biết cống hiến cho xã hội, đem hạnh phúc đến cho người chung quanh.Ngoài chuyện học Phật pháp, chúng tôi còn tổ chức cho các em những trò chơi, sinh hoạt tập thể, ca hát, câu đố cây cỏ, câu đố lịch sử, địa lý v.v… làm nên không khí vui tươi, lành mạnh và sinh động ở vùng nông thôn xa xôi. Chúng ta đang giữ gìn lớp trẻ, chống lại móng vuốt khủng khiếp của ma túy và các tệ nạn khác, thì Phật giáo có thể góp phần quan trọng trong vấn đề này. Người Phật tử đi tìm cái “tĩnh” trong tâm hồn, đi tìm sự giải thoát cao siêu nhưng cũng không xa rời cuộc sống, vẫn đồng hành với con người trên đường thoát khổ, không thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của xã hội. Chân đế là tuyệt đẹp và vĩnh hằng, nhưng Tục đế vẫn hiện diện trong từng ngày ta đang sống. Mỗi người góp một bàn tay tích cực dựng xây thì chính mảnh đất này sẽ là Cực lạc, có đâu xa!Và tất cả những điều nhỏ bé đó tôi xin dâng lên Đức Phật, dù cảm thấy chưa đủ để đáp đền ơn đức của Ngài đã cho tôi ngọn đuốc sáng, sáng cả cuộc đời. Cũng chưa đủ để đền ơn thầy tổ đã cho tôi những giọt mưa Pháp mát lành. Chợt thấy chạnh lòng, một kiếp người ta “nhận” biết bao nhiêu, nhận của Đức Phật, của thầy, của cha, của mẹ, của anh em, bè bạn, đồng bào, của cả nhân loại và chúng sanh… Vậy mà mình đã “cho” được bao nhiêu?Ngày rằm, tôi đi mua hoa cúng Phật. Chen chúc mãi mới chọn được một bó hoa vừa ý giữa rừng người. Chạy một đoạn… Đồ đạc cồng kềnh, bó hoa rơi từ xe honda xuống mặt đường, nằm ngay giữa lộ. Tôi hốt hoảng ngồi nhìn, không thể quay đầu xe lại. Một chiếc tải nhỏ trờ tới, bánh xe đúng ngay bó hoa xinh đẹp. Tích tắc thôi, những nụ hàm tiếu sẽ bị nghiến nát. Tôi bất lực, rưng rưng…Nhưng không, chiếc tải nhỏ chợt lách một đường cong tuyệt khéo. Bó hoa lọt thỏm giữa hai hàng bánh đen sì. Chiếc tải vừa lướt qua, thì một xe ba gác nối đuôi. Cũng nhẹ nhàng lách sang, giữ cho những đóa hoa nguyên vẹn. Rồi chiếc xích lô có một gương mặt khắc khổ chợt nở nụ cười khi nhìn xuống mặt đường ánh màu hồng thắm. Cuối cùng là chiếc ô tô bóng loáng, sang trọng, chạy chậm lại cho hoa ra khỏi gầm xe không hề suy suyển.Tôi như ngưng thở theo từng nhịp bánh xe lăn. Và một bóng áo xanh đã bước ra đường nhặt bó hoa lên đưa tận tay tôi. Trên ngực áo anh là bảng tên bảo vệ của một khách sạn nhỏ gần đó…Suốt đường về, màu hoa cứ lung linh trong mắt tôi, và hương hoa như phảng phất giữa phố phường khói bụi. Người ở đâu, Phật ở đâu? Đóa hoa này không chỉ của riêng tôi cúng Phật, mà có biết bao tấm lòng gửi gắm trong từng hành động đơn sơ, không phân biệt sang hèn.Tôi thắp hương, thấy trong mỗi cánh hoa có gương mặt ta và gương mặt người cùng thấp thoáng. Ta và người không khác, thế thì cái “ngã” nào đã ngăn che khiến cõi đời này không tươi thắm như hoa?Bé Khoa, cháu tôi, mới vô nhà đã thốt lên: “Nhà cô Hai dưới bếp cũng có hoa kìa mẹ!” Và Khoa bắt đầu đi đếm những lọ hoa. Bàn thờ Phật một lọ, rồi đầu tủ lạnh, trên bàn ăn, trên tủ chén, trong phòng ngủ, cuối cùng là lọ cúc vàng tươi đặt ngay góc bếp. Tôi đứng nấu nướng, lặt rau cũng thấy màu hoa tung tăng rơi vào mắt mình. Tôi cười: “Khoa còn chưa đếm những chậu hoa cô Hai trồng ngoài ban-công.”Ban-công nhỏ xíu nhưng cũng chen chúc muôn hồng nghìn tía. Hồng son đỏ như môi em gái, cứ tàn nụ này lại đâm nụ khác quanh năm. Thanh mai nhỏ chúm chím năm cánh màu xanh pha tím rất lạ, lá xinh xinh như rau đắng ở đồng. Bông bụt tây trái lại, to bằng cái chén, vàng ươm, nở bông nào là nổi bật áp đảo cả vườn. Nhưng đến chiều thì bông co lại, rụng xuống, đúng như câu “sớm nở tối tàn”. Hoa chuỗi ngọc tím li ti như một lời yêu thương e ấp thì thầm nhưng xao xuyến cả lòng. Và hoa lài thì trắng trong tinh khiết, hương bay lùa vào cửa sổ lâng lâng. Có lần sư thầy ghé nhà, tôi pha trà dâng thầy, hái vài nụ lài thả vào bình sứ, áo nâu sòng chợt thơm cả chiều xuân…Mỗi tháng, trong sổ chi tiêu của tôi đều có một khoản nhất định dành cho hoa. Mà đôi khi, chẳng cần tốn kém bao nhiêu vẫn có một lọ hoa xinh xinh rất lạ. Như bụi trầu bà mọc dúi vào góc tường cơ quan, tôi bứng về thả vô chiếc lọ hoa văn cách điệu một chút, thế là “sang trọng” hẳn ra, lại không mất công chăm sóc, chỉ lưng lửng nước lạnh là lá xanh rờn suốt mấy tháng. Những chiếc lá hình trái tim thon thả, có đường gân trắng mờ, dịu dàng quá đỗi. Hoặc vài nhánh cỏ lan chi được cô bán hoa “khuyến mãi” khi tôi mua mấy nhánh hoa lys đắt tiền cúng Phật, tôi đem cắm riêng vào một lọ màu nâu mật ong, lá cỏ xòe ra yểu điệu lạ lùng. Hay một lọ gỗ mang dáng dấp cao nguyên hoang sơ, chỉ cần vài nhánh lá măng li ti là trở thành một thảo nguyên mát mắt.Thế đấy, chỉ cần nhặt nhạnh chút hoa cỏ chung quanh, tôi đã có thêm những sắc hương quyến rũ. Đi đứng góc nào trong nhà, mắt tôi cũng chạm vào hoa. Và tự dưng lòng mình dịu lại giữa phố phường khói bụi. Tự dưng mình nâng niu hơn những gì quanh mình, những gì cuộc đời ban tặng. Tự dưng muốn trả lại cho đời những gì yêu thương nhất của lòng mình… Hoa cỏ không lời, nhưng biết nói với những trái tim nào lắng nghe, đồng điệu.Và buổi sáng, tôi thường ra ban-công tưới hoa, tạm quên những lo toan mà một ngày phải đối phó. Hạnh phúc ngay trong hiện tại, ngắm hoa chỉ biết có hoa. Mình đau khổ ư? Hãy nghĩ đến những người không có hoa để ngắm, hoặc tất bật từ sáng sớm đến tối mịt không còn chút thời gian. Thậm chí, có người không còn đôi mắt để trông thấy sắc hoa. Cảm nhận hạnh phúc trong tầm tay, đừng vọng tâm từ bỏ. Mười phút cho một ngày, đủ xua tan stress. Tôi gọi đó là “thiền hoa”!Vườn nhà có một cây mai nhỏ trong chậu, dáng cây khá đẹp. Gần Tết, bộn bề công việc đến nỗi quên lặt lá mai, thế là tôi đón tết không có màu vàng của đất phương Nam. Buồn, nghĩ mình không có duyên.Rằm tháng giêng, ngơi việc, tẩn mẩn ra ngắm cây. Tiết trời vẫn đang xuân, chợt nghĩ, hay là thử lặt lá mai, biết đâu hoa sẽ tìm về. Những chiếc lá cứng khô, xỉn màu, quả thật xấu xí, dấu vết của một mùa đông héo tàn. Tôi rứt từng lá, cuối cùng thân cây trơ lại những cành khẳng khiu. Tôi hốt hoảng, chẳng biết có ra được hoa hay không, khéo mình lại giết luôn cây.Mỗi ngày, tôi hồi hộp theo dõi từng mắt lá, chờ đợi sự hồi sinh. Đến sáng thứ ba thì rõ ràng… những chồi non màu nâu hồng đã nhú lên đồng thời với những búp xanh xanh tròn trịa tượng hình xinh xắn. Và đến cuối tháng giêng thì nụ chen chúc trên cành, điểm xuyết những chùm lá non tơ. Rồi một sáng nọ, những cánh mai muộn màng xòe ra vàng thắm một góc vườn, vàng hơn cả nắng xuân! Đất trời như bừng sáng, hoa cỏ chung quanh lặng lẽ nghiêng đầu đón nàng công chúa của đất phương Nam. Cái sắc vàng xua tan mọi ưu phiền trong tôi, cái sắc vàng thắp niềm tin giữa cuộc đời, như mặt trời ấm áp ban tặng những năng lượng vô cùng vô tận. Tôi đưa tay hứng một cánh hoa mỏng manh, thả nó vào trái tim tràn đầy tin cậy…Hình như mỗi người chúng ta đều có lần quên lặt lá cho cây mai đời mình, để mùa xuân trôi qua trong lặng lẽ. Nhưng không muộn đâu, nếu còn chút hy vọng thì ta vẫn sẽ có mùa xuân. Hãy dành một phút giây nào đó chăm sóc lại khu vườn tâm hồn của mình, lặt đi những chiếc lá ích kỷ, tự ti, buồn phiền, hờn giận, tranh giành hơn thua danh lợi… Những chiếc lá ấy còn hiện diện trên cành thì hoa sẽ không bao giờ nở được. Và đừng lo xuân đến muộn! Bất cứ khi nào hoa nở là xuân hiện diện, là trời đất thắm tươi. Thà xuân muộn, còn hơn mãi mãi chẳng có xuân.Nhưng đời người ngắn ngủi, có được bao nhiêu phút giây để ngắm hoa, để lặt lá cho cây mai trong vườn tâm của mình? Cho nên, rồi cũng phải nhanh chân lên, xuân chẳng đợi chờ…Tháng giêng, tôi ăn chay. Con trai và hai đứa cháu cùng bắt chước ăn theo. Ăn đến ngày thứ mười lăm thì bắt đầu… oải. Nhưng không đứa nào muốn bỏ cuộc. Thế là, tôi phải xắn tay áo lên, trị cái tánh làm biếng. Tôi lăn vào bếp, động não nghĩ món này món nọ lạ miệng cho con cháu mình thưởng thức, có như vậy mới “trường kỳ kháng chiến” nổi.Ngày thứ 16, nấu hủ tiếu chay. Mỗi đứa ăn hai ba tô. Ngày thứ 17, bún riêu, rau muống xanh rờn, giá trắng muốt, nhai rau ráu. Ngày thứ 18, súp nấm đông cô thơm lừng, lẫn bắp non xắt mỏng trăng trắng như những hoa cúc bé xíu trôi giữa dòng tuyệt đẹp. Ngày thứ 19, mì xào thập cẩm, nào màu vàng của bắp, màu nâu của nấm rơm, màu xanh biếc của súp-lơ, màu đỏ rực của cà rốt, thêm chút bột năng ướt mềm dịu lưỡi. Ngày thứ 20, bún bò Huế, đậm đà hương vị miền Trung, hít hà vì ớt, nhưng dưới đáy tô là rau giá tươi giòn. Ngày thứ 21, bánh canh bột lọc trong veo từng cọng, thả vào tô, chan nước súp ngọt lừ tự nhiên từ củ sắn, cải muối, nấm rơm, điểm chút ngò rí lá lăn tăn xanh rì và boa-rô phi dầu thơm ngậy mũi. Ngày thứ 22, lẩu Thái, cay xé lưỡi vị sa tế, vừa ăn vừa chảy nước mắt. Cũng đủ bò viên nâu nâu, tôm sú hồng hồng, mực trăng trắng của thương hiệu Âu Lạc. Nhưng hấp dẫn nhất là rổ rau to tướng đủ cả rau muống, kèo nèo, bắp chuối, đậu bắp, rau nhút, xanh rờn rờn, tươi roi rói. Dân Sài Gòn – Nam Bộ nói gì thì nói cũng mê ăn rau số một, và lẩu là món “chở” được rau nhiều nhất, no căng bụng vẫn không ngán vì đã được vị cay chua hóa giải.Ngày thứ 23, bò bía, với củ sắn xào ngọt lịm, dặm nấm mèo giòn tan, cuốn trong lá rau xà lách nõn nà và rau thơm, lá quế, húng đất, tía tô, giấp cá đủ hương vị cay nồng ấm áp, cuối cùng bao bên ngoài là tờ bánh tráng Tây Ninh tròn vành vạnh như mặt trăng rằm, tráng vừa độ mặn độ dai, chấm nước tương chanh ớt đưa suốt đầu lưỡi. Kéo thêm em trai, em dâu, cùng ngồi xúm xít nhau bên chiếc bàn mà cuốn, mà chấm, lao xao kể chuyện trường học, chuyện cơ quan, cười giòn như pháo.Ngày 24… thôi thôi, nhà mình biến thành nhà hàng rồi, mẹ ơi con thèm cơm! Ủa, ngán rồi hả con? Cơm đây, cơm đây, mì căn khìa sả ớt, canh mướp lẫn rau dền tía đơn sơ. Ngon quá mẹ ơi!Nhìn con trai xì xụp với tô cơm to đùng và mấy đứa cháu húp canh lia lịa, thấy vui quá chừng vui. Hóa ra mình cũng có duyên với ông táo chứ nhỉ! Hồi đó, ghét nấu nướng công phu, ăn qua quít cho xong để còn thời gian học bài, xem kinh. Nhưng bây giờ, vì cái sự tu sơ cơ của con cháu mình mà mình ráng sức. Làm món ăn ngon để dẫn người ta bước vào đường tu, để đừng ăn mặn sát sanh, thì có khác chi hoằng pháp? Làm bất cứ việc gì mang đến lợi ích chân chánh cho chúng sanh thì đều là công đức, sao phải câu nệ ở nhà bếp hay pháp tòa, bục giảng? Xuống nấu bếp mà tâm hoan hỷ thì thức ăn ngon và thanh tịnh. Còn hơn lên pháp tòa mà tâm so đo, tính toán, thì làm sao người nghe cảm nhận được pháp thực?Điều cuối cùng là, liệu tụi nhỏ ăn ngon như vậy sau này có đâm ra tham thực hay không? Chắc không sao, vì tu lâu ngày cái tâm sẽ thuần, không còn đòi hỏi những cảm thọ nữa. Quan trọng là ngay bây giờ, ngay trong mỗi ngày hôm nay, tụi nhỏ đã “tha bổng” cho biết bao con tép, con cá, thế là hạnh phúc rồi. Hạnh phúc trong hiện tại, Hòa thượng Nhất Hạnh đã dạy như thế, sao không nắm bắt ngay mà cứ nghĩ ngợi chi cho xa lắc xa lơ… Ừ nhỉ!Mười tám tuổi, tôi vào ngành y, nhưng hành trang cũ lại là cô học sinh giỏi văn của tỉnh. Những ngày thực tập ở bệnh viện, cảm nhận của tôi dường như không phải là cảm nhận của một người thầy thuốc…Đi khoa ngoại, trước một ca vết mổ bị nhiễm trùng phải lau rửa rất đau đớn, tôi đã khóc trước khi bệnh nhân kịp nhăn mặt. Đi khoa nội, gặp một phụ nữ bị tạt axít vì ghen tuông, khắp người bỏng loét, khổ sở vô cùng, tôi cứ bần thần, và tự nhủ nếu ai đó tranh người yêu của tôi thì tôi xin nhường liền. Còn vô khoa sản, tôi đã đứng ngất ngây như bay khỏi mặt đất khi trông thấy một sinh linh bé nhỏ chui ra từ bụng mẹ. Ôi, điều kỳ diệu của tạo hóa! Đó không phải là một thực thể vật chất đơn thuần, mà là một phép mầu của tạo hóa! Tôi nghe tê dại từng tế bào trong mình, cảm nhận cái gì quá đỗi thiêng liêng! Tâm sự với mấy đứa bạn, tụi nó rờ đầu tôi: “Khùng!” Và cuối khoá, tôi là đứa sinh viên đỡ đẻ dở nhất.Tôi luôn trầm tư về nỗi đau khổ của con người. Mười năm sau, tôi 28 tuổi, mới biết có một người đã trầm tư trước tôi hơn 25 thế kỷ, và đã tìm ra con đường cứu khổ cho nhân loại. Tôi càng hiểu rằng tất cả những thuốc men hôm nay không thể nào trị dứt những căn bệnh của thân thể, bởi vừa giải quyết xong bệnh đậu mùa thì đã xuất hiện AIDS, vừa xong bệnh phong cùi đã có ngay cúm gà thế chỗ… Trí tuệ của nhân loại cứ phải rượt đuổi những căn bệnh đến mệt nhoài, và khi tìm ra được thứ thuốc để trị nó thì cũng phải hy sinh biết bao mạng sống rồi. Vậy, cái bệnh đó là do nghiệp, có nghiệp là có bệnh, không cách gì thoát được. Muốn dứt nghiệp quả xảy ra, chỉ có con đường ngăn không cho nghiệp nhân tác tạo. Nghĩa là phải trị ngay từ cái gốc là “tâm bệnh”, vì chính tâm bệnh mới tạo những nhân xấu, rồi đưa đến quả xấu, sanh lão bệnh tử trầm luân khổ ải.Thế là, cuộc đời dun rủi, tôi giã từ ống tiêm để cầm cây bút, rồi cầm phấn bảng. Trong số học trò của tôi, có những em rất ngoan, nhưng cũng có những em là thành phần cá biệt. Tôi không thể chọn lọc rồi loại bỏ các em ấy, như kiểu các trường phổ thông hay làm để bảo vệ danh tiếng “trường điểm” của mình. Ngược lại, tôi cố tình chọn những em quậy phá và “mời” tới lớp. Bắt đầu một cuộc “chiến đấu” cùng những căn bệnh nặng như đánh lộn, chửi thề, nói tục, đánh bài, ăn cắp, đi chơi đêm, tập tành hút thuốc, uống rượu v.v… Lớn lên, những triệu chứng ấy có thể phát triển, di căn thành trộm cắp, mại dâm, đua xe, giết người, xì ke ma túy… Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hoặc phải ngăn bệnh từ khi còn rất nhẹ. Và “bác sĩ” tôi chỉ có những vị thuốc như từ bi, dịu dàng, kiên nhẫn, luôn luôn nở nụ cười, hoặc chịu khó lắng nghe tụi nhỏ kể lể chuyện gia đình, từ đó biết nguyên nhân nào đẩy nó vào bế tắc, biết những nỗi đau thầm kín để mà an ủi, chia buồn…Thỉnh thoảng, “bác sĩ” cho thêm vitamin là bánh kẹo, tập vở, cho bệnh nhân bồi dưỡng, khoái chí. Tất nhiên, cũng có khi bệnh trở nặng quá thì bác sĩ chích cho một mũi kháng sinh nhức nhối là rầy la hoặc quỳ hương. Thậm chí bác sĩ có thể… giận, không thèm nói chuyện, để bệnh nhân hoảng hồn chịu uống thuốc. Lâu lắm, cũng có trường hợp bác sĩ rạch cho một đường dao phẫu thuật là lấy roi đánh thiệt tình, nếu không cái mủ lì lợm, cứng đầu cứ mưng trong thịt trong tim, thành ổ áp-xe dữ tợn. Ngược lại, có khi bác sĩ biến thành cô hộ lý, làm luôn những việc như cắt móng tay, tắm rửa, chải đầu, bím tóc, khâu lại cái nút áo bị đứt… Bệnh nhân rưng rưng nhìn bác sĩ. Vậy rồi ngoan hơn, dễ thương hơn.Một vài sư cô đến thăm lớp học, quá oải, lắc đầu. Tôi cười: “Chúng sanh là vậy cô ơi! Nếu họ ngoan hiền sẵn rồi thì đâu cần mình giáo hóa chi nữa. Chính vì họ nghiệp chướng nặng nề nên mình mới tới hóa độ. Ví như bệnh viện, phải tiếp nhận người có bệnh chứ không lẽ tiếp nhận người khoẻ mạnh, phải không cô? Và mình đang là vị bác sĩ chữa trị tâm bệnh chứ không phải thân bệnh. Mà bác sĩ cần ưu tiên cấp cứu những ca bệnh nặng. Chính những kẻ quá quậy như thế lại cần giáo hóa trước những người căn cơ hiền thục. Và con cũng không nóng vội. Một căn bệnh đơn giản như thương hàn mà còn trị cả tháng, lao phổi thì phác đồ lên tới 6 tháng, 9 tháng, còn ung thư thì kéo dài đến mấy năm trời. Chưa kể, bệnh còn tái đi tái lại nữa chứ đâu phải trị một lần là dứt. Vậy mình mới tiếp cận người ta có 2, 3 tháng dễ đâu đã kết quả có liền. Con cứ từ từ mà đi!”Bác sĩ tôi thật tình cũng nhiều lúc muốn bó tay, nhưng rồi kiên nhẫn đi tiếp. Cứ “tận nhân lực” sẽ “tri thiên mệnh”. Bác sĩ cứ xài hết các bài thuốc, chừng nào bệnh nhân không hồi phục thì lúc ấy mới dám nói là “số phận”. Tôi nhớ “bài thuốc” đầu tiên là dụ tụi nhỏ viết câu Nam-mô A-di-đà Phật. Tôi giả bộ nói: “Nè tụi con, sư ông bên quận 7 nhờ cô viết câu niệm Phật này vô giấy để rằm tháng 7 đốt lên cầu nguyện cho mọi người. Nhưng cô không rảnh. Tụi con viết giùm cô đi. Cô thấy sư ông kêu mấy đứa bên quận 7 viết, mỗi tờ sư ông cho nó 2.000 đồng. Tụi con viết thì lãnh tiền mua bánh ăn.” Tụi nhỏ nhao nhao đăng ký liền.Tôi phát mỗi đứa 2 tờ giấy học trò, dặn viết mỗi hàng một câu niệm Phật, phải viết thật ngay thẳng, chữ đẹp, ai cẩu thả thì bị trừ điểm, trừ tiền. Mỗi tờ 4 trang, mỗi trang 22 hàng, vậy là 88 câu niệm Phật, 2 tờ là 176 câu. Chiều, tụi nó đem giấy tới lãnh tiền. Tôi bấm bụng chi mấy chục ngàn. Thì tôi đang áp dụng bài học trong truyện cổ Phật giáo, lấy vật chất dụ người ta tu, chừng nào họ giác ngộ thì thôi. Vài ngày sau, tôi giảm giá xuống, còn 1.500 đồng, tụi nó cũng chịu. Rồi vài ngày nữa, chỉ còn 1.000 đồng, vẫn ô-kê.Khi thấy tụi nhỏ “thấm màu” rồi, tôi xoay qua “bài thuốc” thứ hai. Tôi khắc cái mộc đỏ có chữ “Phước Huệ song tu” và hình hoa sen, rồi đóng vô cuốn sổ nhỏ, phát mỗi đứa một cuốn, bảo tới chùa Long Nguyên tụng kinh. Mỗi tối tụng xong thời kinh thì tôi ký tên vào chỗ hoa sen, hoặc nhờ sư cô trong chùa ký xác nhận, cuối tuần tổng kết được bao nhiêu hoa sen thì lãnh quà tương đương. Quà là bánh kẹo, quần áo, cặp sách… Đứa nào cũng mừng. Những ngày đầu tôi phải dẫn tụi nhỏ đi tụng kinh. Trời ơi, tụng thì ít mà quậy phá thì nhiều! Nhưng rồi sau chúng cũng ngoan dần và có thể tự đi tụng một mình. Chùa khen ngợi lẫn mắng vốn xen kẽ, thôi thì cũng đỡ, cũng nhét được ít lời Phật dạy vào những cái đầu cứng cỏi.Giai đoạn ba, tôi mở lớp giáo lý tại nhà, bắt học những điều căn bản nhất như Tam quy, Ngũ giới, Hiếu thảo, Thập thiện nghiệp… Học thêm cả tiếng Anh, ca hát… Cái nhà như cái chợ, có vui cười, có cãi lộn, có đánh nhau, có cảm ơn, có bi bô lời Phật dạy…Và sau một năm thì tôi cho các em “xuất viện”, bởi tôi còn nhiều lớp học khác để đi. Dẫu sao, những hạt giống Phật đã gieo cấy vào tâm thức kia nếu không trổ quả ngay trong kiếp này thì cũng sẽ xuất hiện vào những kiếp sau, còn hơn là không có hạt giống nào. Tôi không kỳ vọng quá cao vào các em, chỉ cầu mong các em có chút duyên với Phật pháp là đủ để người đi sau tiếp tục hóa độ. Tôi chỉ là người đưa đò một đoạn ngắn mà thôi. Sẽ có người dìu các em đi tiếp. Hay nói cách khác, tôi chỉ là “trạm y tế tuyến xã” tạm cấp cứu cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. Nơi đó có nhiều “bác sĩ áo lam” tận tình và tài giỏi hơn!