PHÂN BIỆT CÁC CÔNG NGHỆ LỌC NƯỚC: RO, UF, NANO
Tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể hơn về những công nghệ này, chúng ta cùng đi tìm hiểu và so sánh các ưu nhược điểm từng loại:
1. Công nghệ lọc nước RO: (Màng lọc thẩm thấu ngược)
Công nghệ máy lọc nước Ro thực tế là màng lọc thẩm thấu ngược, xuất hiện trên thế giới và có mặt trên thị trường Việt Nam từ rất lâu.
Công nghệ RO (thẩm thấu ngược) là công nghệ lọc nước tiên tiến và triệt để nhất hiện nay. Vì các khe hở màng lọc RO có kích cỡ 0,001 micromet, giống như cơ chế hoạt động của thận người, ngăn tất cả các loại chất, vi khuẩn, virus,… và thải ra ngoài. Công nghệ này sẽ cho ra sản phẩm nước hoàn toàn nguyên chất (nước tinh khiết)
Yếu điểm:
– Công nghệ lọc RO sẽ cho ra nước tinh khiết, đồng thời cũng loại bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước (uống nước tinh khiết trong thời gian dài làm cho cơ thể thiếu đi 1 số khoáng chất cần thiết)
– Tốn nhiều nước, vì việc cho ra nước tinh khiết đồng nghĩa với việc phải loại bổ một luợng nước thải tương đương.
Cách khắc phục:
– Công nghệ mới của hệ thống lọc nước RO đã có thêm chức năng bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể, cụ thể là bổ sung thêm trụ lọc tinh và tạo khoáng ở bước lọc cuối cùng.
– Lượng nước thải ra có thể tái sử dụng vào những việc như: tưới cây, giặt đồ, vệ sinh nhà cửa…
2. Công nghệ lọc nước UF: (Màng Siêu lọc)
Màng lọc UF (UltraFiltration) hay còn gọi là màng siêu lọc, là một công nghệ lọc dùng màng áp suất thấp để loại bỏ những phân tử có kích thuớc lớn ra khỏi nguồn nước. Dưới một áp suất không quá 2,5 bars, nước, muối khoáng và các phân tử/ ion nhỏ hơn lỗ lọc (0.1- 0.005 micron) sẽ “chui” qua màng dễ dàng. Các phân tử lớn hơn, các loại virus, vi khuẩn gây hại sẽ bị ngăn lại.
Yếu điểm:
– Những chất khoáng còn lại trong nước có thể sẽ không có lợi cho cơ thể.
Cách khắc phục:
– Cần xác định rõ nguồn nước đầu vào, các chỉ tiêu lý hóa cần phải đạt tiêu chuẩn nguồn nước sinh hoạt của bộ y tế (Nước thủy cục)
3. Công nghệ lọc nước Nano:
Mới xuất hiện trên thị trường kinh doanh mặc dù công nghệ có từ những năm 80.
Công nghệ Nano có các khe hở to hơn RO nhưng nhỏ hơn UF. Như vậy cũng sẽ lọc được vi khuẩn, virus nhưng không loại bỏ hoàn toàn hàm lượng chất khoáng. Tuy nhiên, các chất còn lại đó sẽ có lợi hoàn toàn hay không, thì chưa có câu trả lời vì còn phụ thuộc vào nguồn nước đầu vào.
Yếu điểm:
– Công nghệ Nano không qua hệ thống xử lý thô sẽ dễ gây tắc màng, những chất khoáng còn lại trong nước có thể sẽ không có lợi cho cơ thể, giá thành cao.
Cách khắc phục:
– Với công nghệ lọc của máy lọc nước Nano, người sử dụng phải xác định trước nguồn nước để dùng Nano hiệu quả hơn.
Kết luận:
Mỗi công nghệ có ưu điểm riêng không thể nói cái nào hơn cái nào, nhưng nói về tính kinh tế cho mọi tầng lớp thì UF là kinh tế nhất.
Các công nghệ lọc này đều tốt, nếu được hướng dẫn sử dụng đúng cách sẽ đảm bảo được nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn nước uống. Nhưng quan trọng là cái tâm của nhà sản xuất, họ sử dụng cái gì trong sản phẩm của họ. Nếu dùng những lõi lọc gốm, sứ, hoặc than hoạt tính trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì khó có thể đảm bảo được nguồn nước đầu ra, có khi còn làm nguồn nước bị ô nhiễm thêm.
Cũng là gốm nhưng có nhiều loại từ gốm của Mỹ, Nhật,, Hàn Quốc tới của Trung Quốc, cũng là than hoạt tính nhưng của Trung Quốc là thứ tệ hại nhất khi sử dụng.
Chính vì vậy, hãy là người tiêu dùng sáng suốt. Vì là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn và người thân, nên trước khi mua bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm đó. Cũng như nên tìm hiểu thêm về thời gian sử dụng của các lõi lọc, để có thể biết rõ thời gian thay thế, để đảm bảo chất lượng nước cũng như sức khỏe của bạn.
Hy vọng qua những thông tin cung cấp ở trên, quý khách hàng sẽ có được thêm thông tin hữu ích về 3 công nghệ lọc nước phổ biến nhất hiện nay, để từ đó có thể lựa chọn công nghệ thích hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình hoặc doanh nghiệp.
Khách hàng có thể tham khảo một số model Máy lọc nước gia đình, được chúng tôi nhập khẩu và phân phối, khách hàng có thể tham khảo thêm tại đây