PGS.TS.BS Lê Văn Quang: Người thầy vun xới khối Ngoại, Bệnh viện Thống Nhất – Bệnh viện Thống Nhất
Phát triển khối Ngoại là một trong những bước tiến quan trọng của Bệnh viện Thống Nhất TPHCM khi chuyển mình từ một cơ sở y tế được biết đến là nơi chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ lão thành, trở thành một bệnh viện có thế mạnh về ngoại khoa.Thẳng thắn mà nói, thời điểm trước những năm 90, không ít bệnh nhân nghe đến phẫu thuật tại Bệnh viện Thống Nhất đã lo lắng xin chuyển viện. Năm 2005, khi ThS.BS Lê Văn Quang, Đại học Y Dược TPHCM được phân công về phụ trách khối Ngoại Bệnh viện Thống Nhất (kiêm nhiệm), ông gặp từng bệnh nhân, hứa chắc nịch sẽ mời chuyên gia mà họ muốn về phẫu thuật tại bệnh viện, không cần chuyển đi đâu cả.Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp căn cơ, bởi vì chuyên gia chỉ đến mổ rồi đi về. Mà điều quan trọng là theo dõi bệnh nhân sau mổ, đề phòng biến chứng. Chỉ cần bệnh nhân than đêm qua mất ngủ thôi, đó có thể là dấu hiệu đáng ngại rồi. Vì vậy, BS Lê Văn Quang trăn trở làm sao để đội ngũ bác sĩ ngay tại bệnh viện phải thật giỏi nghề.Cơ hội mở ra, lượng bệnh nhân đến với Bệnh viện Thống Nhất tăng lên khi cán bộ nhiều tỉnh thành đến điều trị, và bệnh viện được phép đón tiếp rộng rãi đối tượng là người dân đến khám chữa bệnh. Ngày xưa 80% bệnh nhân là cán bộ đến khám theo tuyến BHYT, còn ngày nay 70% là người dân. Tay nghề của bác sĩ dần được nâng cao, bởi chính bệnh nhân là người thầy tốt nhất của bác sĩ.
Thêm một bước đột phá của bệnh viện là tách khoa Ngoại A (dành cho cán bộ) và Ngoại B (dành cho nhân dân) thành nhiều khoa chuyên sâu, tất cả người bệnh có cùng bệnh lý sẽ cùng nằm chung chuyên khoa để việc điều trị được nhất quán.
Song song đó, BS Quang đề xuất cử các bác sĩ ngoại khoa đi học nâng cao trong và ngoài nước, tiến tới việc Bệnh viện Thống Nhất tự thực hiện các ca phẫu thuật từ dễ đến khó mà không cần mời chuyên gia nữa. Điều mà ngoại khoa các nơi đang hướng đến là can thiệp tối thiểu thì Bệnh viện Thống Nhất cũng đã làm được là phẫu thuật nội soi: tiêu hóa, tai mũi họng, khớp, tiết niệu, lồng ngực, thần kinh… dần tiến tới các kỹ thuật khó hơn, áp dụng cho tim mạch và thần kinh như đặt stent động mạch chủ, can thiệp cấp cứu đột quỵ…
alobacsi Bác sĩ Quang và các đồng nghiệp trong ca nội soi gan mật tụy năm 1998Tấm ảnh kỷ niệm ca nội soi gan mật tụy năm 1998 được treo trang trọng tại phòng làm việc của bác sĩ Quang
Ngày nay, khối Ngoại của Bệnh viện Thống Nhất đã có 7 chuyên khoa vững mạnh: khoa Ngoại tiêu hóa, khoa Ngoại gan mật tụy, khoa Ngoại tim mạch – lồng ngực – mạch máu, khoa Ngoại thận tiết niệu, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại thần kinh, khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức, và mở thêm 2 khoa Tạo hình thẩm mỹ, khoa Ngoại điều trị theo yêu cầu.
BS Lê Văn Quang nhớ lại thời điểm bắt đầu triển khai mổ nội soi: “Năm 1992 Việt Nam có ca mổ nội soi đầu tiên nhưng năm 1994 mới áp dụng rộng rãi. Bấy giờ Bệnh viện Thống Nhất sở hữu máy nội soi đầu tiên nhưng không có người đứng mổ, phải mời từ bệnh viện khác đến. Để anh em có thể làm chủ được kỹ thuật thì bệnh viện phải cử đi học các khóa 3 tháng, 6 tháng, lấy chứng chỉ mổ nội soi”.
Thời gian đầu áp dụng, tất cả các ca khó BS Lê Văn Quang đều có mặt. Nửa đêm có ca mổ nội soi ruột thừa mà dính ruột là anh em lại “réo” thầy Quang chạy vào bệnh viện. Ông mỉm cười đôn hậu nhắc lại câu nói đùa với đàn em, học trò của mình khi ấy: “Các em gọi anh cứ như gọi xích lô!”. Nhưng ông cũng rất tự hào về đội ngũ bác sĩ phẫu thuật nội soi của Bệnh viện Thống Nhất, đến giờ ai nấy đều đã thành thạo cả rồi.
Nhờ đó, hiện nay công việc chính của PGS.TS.BS Lê Văn Quang tại khối Ngoại đã nhàn hơn xưa đôi chút, chủ yếu là tham vấn các trường hợp bệnh phức tạp, thỉnh thoảng mới tham gia các ca mổ khó, còn lại ông tập trung cho việc giảng dạy, hướng dẫn mổ – chuyển giao kỹ thuật cho nhiều đơn vị y tế địa phương.
Thầy Lê Văn Quang tại giảng đường Bệnh viện Thống Nhất
Trên giảng đường, các thế hệ sinh viên y khoa được tiếp thu bài học vỡ lòng: nhìn, sờ, gõ, nghe trong cấp cứu bụng ngoại khoa từ những kinh nghiệm quý giá của bậc thầy khối Ngoại, được thầy Quang hướng dẫn cặn kẽ cách quan sát bệnh nhân không bỏ sót chi tiết nào dù rất kín đáo, trường hợp nào không được gõ bụng người bệnh…
Kính mến thầy, sau mỗi khóa học, các học trò dành tặng nhiều vật phẩm lưu niệm rất ý nghĩa: bức chân dung PGS.TS.BS Lê Văn Quang bằng bút chì do một họa sĩ khuyết tật vẽ bằng chân, hay đôi câu đối nói về tâm và tài của người làm phẫu thuật thẩm mỹ: “Diệu thủ hồi xuân – Nhân tâm nhân thuật”, bởi BS Lê Văn Quang còn là một trong những người đầu tiên dấn bước vào ngành làm đẹp, bằng các chuyến tu nghiệp tại Canada vào năm 1995, 2002.
“Diệu thủ hồi xuân” là đôi tay khéo của phẫu thuật viên giúp cho người ta trẻ lại. Còn “nhân tâm nhân thuật” là người bác sĩ tìm ra điều tốt nhất có thể làm cho bệnh nhân bằng tấm lòng của mình. Đây cũng là điều thầy Quang luôn gửi gắm nơi các bác sĩ ngoại khoa tương lai mà mình dìu dắt.
PGS.TS.BS Lê Văn Quang và các bác sĩ khối Ngoại, Bệnh viện Thống Nhất
Theo Hồng Nhung – Kênh Truyền thông Y tế AloBacsi.vn
Thêm một bước đột phá của bệnh viện là tách khoa Ngoại A (dành cho cán bộ) và Ngoại B (dành cho nhân dân) thành nhiều khoa chuyên sâu, tất cả người bệnh có cùng bệnh lý sẽ cùng nằm chung chuyên khoa để việc điều trị được nhất quán.Song song đó, BS Quang đề xuất cử các bác sĩ ngoại khoa đi học nâng cao trong và ngoài nước, tiến tới việc Bệnh viện Thống Nhất tự thực hiện các ca phẫu thuật từ dễ đến khó mà không cần mời chuyên gia nữa. Điều mà ngoại khoa các nơi đang hướng đến là can thiệp tối thiểu thì Bệnh viện Thống Nhất cũng đã làm được là phẫu thuật nội soi: tiêu hóa, tai mũi họng, khớp, tiết niệu, lồng ngực, thần kinh… dần tiến tới các kỹ thuật khó hơn, áp dụng cho tim mạch và thần kinh như đặt stent động mạch chủ, can thiệp cấp cứu đột quỵ…alobacsi Bác sĩ Quang và các đồng nghiệp trong ca nội soi gan mật tụy năm 1998Tấm ảnh kỷ niệm ca nội soi gan mật tụy năm 1998 được treo trang trọng tại phòng làm việc của bác sĩ QuangNgày nay, khối Ngoại của Bệnh viện Thống Nhất đã có 7 chuyên khoa vững mạnh: khoa Ngoại tiêu hóa, khoa Ngoại gan mật tụy, khoa Ngoại tim mạch – lồng ngực – mạch máu, khoa Ngoại thận tiết niệu, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại thần kinh, khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức, và mở thêm 2 khoa Tạo hình thẩm mỹ, khoa Ngoại điều trị theo yêu cầu.BS Lê Văn Quang nhớ lại thời điểm bắt đầu triển khai mổ nội soi: “Năm 1992 Việt Nam có ca mổ nội soi đầu tiên nhưng năm 1994 mới áp dụng rộng rãi. Bấy giờ Bệnh viện Thống Nhất sở hữu máy nội soi đầu tiên nhưng không có người đứng mổ, phải mời từ bệnh viện khác đến. Để anh em có thể làm chủ được kỹ thuật thì bệnh viện phải cử đi học các khóa 3 tháng, 6 tháng, lấy chứng chỉ mổ nội soi”.Thời gian đầu áp dụng, tất cả các ca khó BS Lê Văn Quang đều có mặt. Nửa đêm có ca mổ nội soi ruột thừa mà dính ruột là anh em lại “réo” thầy Quang chạy vào bệnh viện. Ông mỉm cười đôn hậu nhắc lại câu nói đùa với đàn em, học trò của mình khi ấy: “Các em gọi anh cứ như gọi xích lô!”. Nhưng ông cũng rất tự hào về đội ngũ bác sĩ phẫu thuật nội soi của Bệnh viện Thống Nhất, đến giờ ai nấy đều đã thành thạo cả rồi.Nhờ đó, hiện nay công việc chính của PGS.TS.BS Lê Văn Quang tại khối Ngoại đã nhàn hơn xưa đôi chút, chủ yếu là tham vấn các trường hợp bệnh phức tạp, thỉnh thoảng mới tham gia các ca mổ khó, còn lại ông tập trung cho việc giảng dạy, hướng dẫn mổ – chuyển giao kỹ thuật cho nhiều đơn vị y tế địa phương.Trên giảng đường, các thế hệ sinh viên y khoa được tiếp thu bài học vỡ lòng: nhìn, sờ, gõ, nghe trong cấp cứu bụng ngoại khoa từ những kinh nghiệm quý giá của bậc thầy khối Ngoại, được thầy Quang hướng dẫn cặn kẽ cách quan sát bệnh nhân không bỏ sót chi tiết nào dù rất kín đáo, trường hợp nào không được gõ bụng người bệnh…Kính mến thầy, sau mỗi khóa học, các học trò dành tặng nhiều vật phẩm lưu niệm rất ý nghĩa: bức chân dung PGS.TS.BS Lê Văn Quang bằng bút chì do một họa sĩ khuyết tật vẽ bằng chân, hay đôi câu đối nói về tâm và tài của người làm phẫu thuật thẩm mỹ: “Diệu thủ hồi xuân – Nhân tâm nhân thuật”, bởi BS Lê Văn Quang còn là một trong những người đầu tiên dấn bước vào ngành làm đẹp, bằng các chuyến tu nghiệp tại Canada vào năm 1995, 2002.“Diệu thủ hồi xuân” là đôi tay khéo của phẫu thuật viên giúp cho người ta trẻ lại. Còn “nhân tâm nhân thuật” là người bác sĩ tìm ra điều tốt nhất có thể làm cho bệnh nhân bằng tấm lòng của mình. Đây cũng là điều thầy Quang luôn gửi gắm nơi các bác sĩ ngoại khoa tương lai mà mình dìu dắt.