[PDF]Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ môn Tiếng Việt.pdf
Xem mẫu
HỆ THỐNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ MÔN TIẾNG VIỆT
I.TẾNG VÀ TỪ
A. CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Tiếng thường gồm có 3 bộ phận : âm đầu, vần và thanh. VD : học, tươi, nhà… Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
VD : ong. ổi, ai,.. Tiếng cấu tạo nên từ.
B. CÁC KIỂU CẤU TẠO TỪ 1. Từ đơn
* Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. VD : ăn, ngủ, đi, học, vừa, lại,..
2. Từ phức
* Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
VD : nhà cửa, diễn viên, cơm nước, hợp tác xã… Từ nào cũng có nghĩa và để tạo nên câu.
Phân biệt từ và cụm từ (trường hợp 2 tiếng là từ ghép hay 2 từ đơn)
Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ không thể xen một tiếng nào vào giữa, còn cụm từ có cấu tạo lỏng ta có thể xen tiếng vào giữa mà ý nghĩa vẫn không thay đổi.
VD : hoa hồng (một loại hoa) không chêm xen được > Đó là từ ghép.
hoa tím có thể xen tiếng màu vào giữa 2 tiếng hoa và tím > Đó là cụm từ (hai từ đơn)
Tuy nhiên nhiều trường hợp phải đặt câu vào hoàn cảnh nói năng mới phân biệt được như hổ dữ, anh em, cha ông, áo dài, …
VD : Trường hợp : “Cha ông đều chưa về.” Thì cha và ông là 2 từ chỉ người. Trường hợp : “Ôi tiếng của cha ông thuở trước” thì cha ông là một từ chỉ những người thuộc các thế hệ trước trong quan hệ với những người thuộc các thế hệ sau.
* Từ phức gồm có từ ghép và từ láy. TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
a. Từ ghép là từ ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
VD : tưởng nhớ, ghi nhớ, mùa xuân, vững chắc, dẻo dai, giản dị.
1
* Có hai loại từ ghép :
Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng. Hai tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng chỉ một phạm vi ý nghĩa có nghĩa cùng chỉ người, vật, hoạt động, tính chất và chúng phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau.
+ Về ngữ pháp hai tiếng trong từ ghép tổng hợp có vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau
VD : bố mẹ, thầy cô, xóm làng, trường lớp, nhà cửa, bánh trái, ruộng đồng, sách vở, đi đứng, ăn uống, tốt xấu, đầy vơi, nông sâu, dài ngắn, trắng đen…
sách vở ( sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý nghĩa tổng hợp nói về việc ăn uống)
Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ nghĩa cụ thể hơn.
+ Về ngữ pháp : Hai tiếng trong từ ghép phân loại có vai trò chính phụ (một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng phân loại lớn đó ra thành những loại nhỏ hơn, cụ thể hơn)
VD : xe máy, xe lửa, xe đạp…
Xe là yếu tố chính; máy, lửa, đạp là yếu tố phụ phân loại lớn “xe” ra từng loại cụ thể.
b. Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay có vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.
VD : sẵn sàng, khéo léo, mộc mạc, lưa thưa, ngoan ngoãn, nhút nhát,.. * Có 3 kiểu từ láy :
Từ láy âm đầu : Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại ở bộ phận phụ âm đầu của tiếng sau.
VD : lấp lánh, long lanh, lung linh, xôn xao, lắc lư, khúc khích…
Từ láy vần : Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại ở bộ phận vần của tiếng sau. VD : lao xao, bồn chồn, lả tả, loáng thoáng, lộp độp, lác đác …
Từ láy cả âm đầu và vần : Bộ phận phụ âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại ở bộ phận phụ âm đầu và vần của tiếng sau.
VD : thoang thoảng, ngoan ngoãn, đo đỏ, xa xa… * Có 3 dạng từ láy :
Từ láy đôi : là từ láy gồm hai tiếng. VD : man mát, bồng bềnh, mảnh khảnh, xinh xắn…
2
Từ láy ba : là từ láy gồm 3 tiếng. VD : sạch sành sanh, tẻo tèo teo, cỏn con con, tỏng tong tong, sát sàn sạt, khít khìn khịt,…
Từ láy tư : là từ láy gồm 4 tiếng. VD : nhí nha nhí nhảnh, đỏng đà đỏng đảnh, đủng đà đủng đỉnh, hớt hơ hớt hải, bổi hổi bồi hồi, khúc kha khúc khích,…
* Ý nghĩa của từ láy :
Nghĩa tổng hợp khái quát : máy móc, mùa màng, da dẻ (giống nghĩa các từ ghép tổng hợp)
Nghĩa cụ thể : co ro, lò dò, khúm lúm, tập tễnh, lấp ló…
Nghĩa giảm nhẹ so với từ gốc : đỏ đỏ, tim tím, vàng vàng, nhè nhẹ, mằn mặn, nhàn nhạt…
Nghĩa mạnh lên so với nghĩa của từ gốc : ồn ào, ầm ầm, ùng ùng, đen (lay láy), trắng (phau phau), đỏ (lòm lòm), vàng (khè khè),…
Phân biệt từ ghép và từ láy (trường hợp từ ghép và từ láy đều có 2 tiếng)
* Từ ghép : Các tiếng trong từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa ( cả 2 tiếng đều phải có nghĩa)
* Từ láy : Các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về âm thanh (2 tiếng được lặp lại
âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần); trong từ láy thì 1 tiếng có nghĩa còn 1 tiếng không có nghĩa hoặc cả 2 tiếng đều không có nghĩa.
VD : Một số trường hợp cần lưu ý :
mặt mũi, tươi tốt, bờ bãi, tưới tắm, học hành, bạn bè, ẩm ướt, cột kèo, dọn dẹp, nong nia cả hai tiếng đều có nghĩa > là từ ghép.
quê quán, đền đài, gậy gộc, thúng mủng, thung lũng cả hai tiếng đều có nghĩa > là từ ghép.
cây cối, chim chóc, máy móc, thịt thà, chùa chiền, đất đai, hỏi han 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng nay đã mất nghĩa > là từ láy.
hổn hển, lẩm cẩm, lác đác, lả tả, đủng đỉnh, hì hục ( có ý nghĩa sắc thái gợi tả cả 2 tiếng đều không có nghĩa > là từ láy.
chôm chôm, ba ba, thằn lằn, châu chấu, đu đủ không có ý nghĩa sắc thái mà chỉ định danhgọi tên các sự vật, cả 2 tiếng đều không có nghĩa > là từ láy.
í ới, ì ầm, ấp úng, ậm oẹ, ồn ã, im ắng, ít ỏi, oái oăm, ướt át… là từ láy khuyết phụ âm đầu.
ngượng nghịu, gớm ghiếc (2 tiếng có cùng âm đầu g, ng nhưng được viết bằng những
3
chữ cái khác nhau : g – gh, ng ngh ) ; cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh (2 tiếng có cùng
âm đầu c nhưng được viết bằng những chữ cái khác nhau : c, k, q) > là từ láy
băn khoăn, loanh quanh, loăng quăng, bâng khuâng, bàng hoàng, đàng hoàng… phần vần của 2 tiếng giống nhau ở âm chính và âm cuối nhưng tiếng thứ nhất không có âm đệm > là từ láy đặc biệt.
ban bố, bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, thành thực > là từ ghép gốc Hán, cả 2 tiếng đều có nghĩa.
3. Từ đồng nghĩa
* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. VD : siêng năng, chăm chỉ, cần cù…
Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói. VD : hổ, hùm, cọp…
Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
VD : ăn, xơi, chén, … (biểu thị thái độ) mang, khiêng, vác (biểu thị cách thức)
4. Từ trái nghĩa
* Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. VD : cao – thấp, phải – trái, ngày đêm, sáng – tối
Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, … đối lập nhau.
5. Từ đồng âm
*Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn về nghĩa. VD : cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
Dùng từ đồng âm để chơi chữ :
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe.
VD : Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò dĩa thịt bò.
Con ngựa đá cong ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. 6. Từ nhiều nghĩa
4
* Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD : Đôi mắt của bé mở to. Quả na mở mắt.
II. TỪ LOẠI 1. Danh từ :
* Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị) VD :
Danh từ chỉ người : học sinh, công nhân, bác sĩ, bộ đội…
Danh từ chỉ vật : bàn, ghế, bảng, gà, mèo, xoài, nhãn, bưởi, sông, núi, … Danh từ chỉ hiện tượng : sóng thần, mưa phùn, bão lụt, gió mùa,…
Danh từ chỉ khái niệm : đường lối, quan điểm, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu, lí thuyết, chính trị, truyền thống, hoà bình, niềm vui, nồi buồn, nỗi nhớ, sự sống, cuộc đấu tranh, cuộc liên hoan, cái đẹp, cái xấu, niềm hi vọng, niềm tự hào, nỗi khổ, nỗi đau, cái xấu, cái tốt, sự nghi ngờ, sự hi sinh, cuộc chiến đấu, cuộc vui, cơn thịnh nộ, cơn giận dữ, tiếng, xưa, lí thuyết, buổi, thuở, hồi, dạo, khi, (bên) phải, trái, ban, lúc,…
Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, tấm, bức, bụi, khóm, chùm, bông, ngọn, giờ, phút, mẩu, miếng, mảnh, bó, xã, huyện…
Lưu ý :
Những từ chỉ
Danh từ chỉ khái niệm :
hoạt động, tính chất khi kết hợp được với : nỗi, niềm, sự, cuộc,
v.v… sẽ tạo ra một danh từ chỉ khái niệm, ví dụ : niềm vui, nồi buồn, nỗi khổ, sự sống, cuộc đấu tranh, v.v…
Phân biệt danh từ chỉ khái niệm và danh từ cụ thể (chỉ vật) : Ví dụ : lòng thuyền ( trường hợp này lòng là danh từ cụ thể )
lòng mẹ thương con ( trong trường hợp này lòng là danh từ chỉ khái niệm ) . > Danh từ chỉ khái niệm biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người,
không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn, … được. Danh từ chỉ đơn vị :
Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ đơn vị thường đứng trước các danh từ chỉ vật. VD : tấm ảnh, bức tranh, con đường, quyển vở…
5
…
– tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn
nguon tai.lieu . vn