Oxy hóa là gì? Tác động của Oxy hóa đến cuộc sống ra sao?
Tác hại gây ra cho cơ thể của quá trình Oxy hóa là gì?
Oxy hóa là gì? Oxy hóa tồn tại ở những đâu?
Trong cuộc sống hàng ngày, không phải ai cũng biết “Oxy hóa là gì” mặc dù chúng ta dễ dàng bắt gặp hiện tượng Oxy hóa ở mọi nơi. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu bản chất của Oxy hóa là gì và nó có tác động như thế nào đến cuộc sống cũng như sức khỏe của mỗi chúng ta.
Nội Dung Chính
Oxy hóa là gì?
Oxy hóa tồn tại ở những đâu?
Oxy hóa là gì?
Khi ngồi trên ghế nhà trường, bộ môn hóa học đã cho chúng ta một định nghĩa rất rõ ràng về phản ứng Oxy hóa hay đầy đủ là phản ứng Oxy hóa khử. Là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng là chất khử và chất Oxy hóa.
Nhưng đó chỉ là định nghĩa trong phạm vi hẹp của môn học đối với các chất vô cơ được đưa vào trong chương trình giáo dục của chúng ta. Trên thực tế, Oxy hóa xảy ra ngay xung quanh chúng ta, đối với hầu hết mọi vật chất hiện hữu. Vậy, sự Oxy hóa là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì Oxy hóa là phản ứng hóa học xảy ra khi Oxy tác dụng với một chất nào đó (đơn chất hay hợp chất), dẫn đến biến đổi về hình dạng, màu sắc. Ở đâu có Oxy ở đó có thể xảy ra Oxy hóa. Mà như đã biết ngay trong bầu không khí chúng ta vẫn hít thở hàng ngày thì có đến 20% là khí Oxy rồi.
Oxy hóa tồn tại ở những đâu?
Ở đâu có Oxy ở đó có thể xảy ra hiện tượng Oxy hóa. Bạn có biết nơi nào mà không tồn tại Oxy không? Nếu không có Oxy thì sự sống không thể tồn tại, vậy nơi đâu cũng có thể xuất hiện hiện tượng Oxy hóa.
Trong môi trường xung quanh chúng ta, bạn có thể quan sát quá trình Oxy hóa diễn ra trực tiếp như lửa cháy, thực phẩm bị hỏng hay hoen gỉ vật liệu kim loại…
Đồng thời, sự Oxy hóa không chỉ diễn ra với những vật thể thông thường bên ngoài cuộc sống mà nó còn diễn ra bên trong cơ thể chúng ta.
Tác động của Oxy hóa đến cuộc sống
Tác động tích cực của Oxy hóa là gì?
Khi nhắc đến Oxy hóa chúng ta thường chỉ nghĩ đến sự hủy hoại và những tác hại nó mang lại, nhưng ngoài những hạn chế thì quá trình Oxy hóa cũng có những công dụng thiết thực trong đời sống.
Oxy hóa chính là sự tham gia của Oxy vào quá trình phản ứng. Vậy nên khi nói đến những công dụng của sự Oxy hóa trong cuộc sống thì chính là nói đến tầm quan trọng của Oxy. Điều này thì ai cũng biết phải không nào, có thể kể đến một vài vai trò tiêu biểu dưới đây:
Duy trì sự sống
Đối với sự sống, công dụng của Oxy hóa là gì? Oxy hóa chất dinh dưỡng được nạp vào đi nuôi sống cơ thể, duy trì hô hấp. Nếu không có Oxy hóa, thức ăn hay các thực phẩm dinh dưỡng bạn ăn vào sẽ không thể chuyển hóa được thành năng lượng. Vậy cơ thể sẽ không có năng lượng để duy trì sự sống.
Tạo ra năng lượng
Oxy duy trì sự cháy, tạo ra nhiệt lượng và nguồn sáng cho cuộc sống. Không có Oxy thì than,củi không thể cháy. Hiện nay một lượng lớn nguồn điện chúng ta đang sử dụng là nhiệt điện được sản xuất từ việc đốt than vậy nếu không có Oxy duy trì sự cháy này thì nguồn nhiệt điện kia cũng không thể có được.
Làm nguyên, nhiên liệu
Oxy hóa lỏng được sử dụng làm chất Oxy hóa trong tên lửa đẩy. Những con tàu vũ trụ, tàu con thoi nặng hàng trăm ngàn tấn muốn phóng vào vũ trụ đương nhiên phải có một lực đẩy đủ lớn để có thể thoát khỏi trọng lực của trái đất. Ngoài ra Oxy hóa còn được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và rượu Methanol,…
Tác động tiêu cực của Oxy hóa là gì?
Ngoài những công dụng tích cực thì Oxy hóa còn mang lại những hệ lụy tiêu cực cho đời sống, sản xuất và chính bản thân chúng ta. Tác hại của sự Oxy hóa là gì?
Làm hỏng thực phẩm
Có khi nào bạn chú ý đến hộp dâu tây tươi ngon mua ở ngoài cửa hàng về để ăn. Nhưng do không sử dụng hết bạn đem cất đi, dù đã rửa đóng gói bảo quản rất cẩn thận kể cả trong tủ lạnh thì sau 1 đến 2 ngày thôi thì màu sắc và mùi vị quả dâu tây hôm trước đã thay đổi. Thậm chí còn có thể bị hỏng, thối rữa phải vứt đi. Đó chính là Oxy hóa gây ra, nó đã tác động làm cho trái dâu tươi ngon bị biến chất, không còn sử dụng được nữa.
Hộp sữa tươi sau khi chúng ta mở hộp và sử dụng không hết để lâu ngày nó sẽ bị lên men, biến chất, có vị chua và không dùng được nữa.
Bạn đã bao giờ cắt ra hoặc cắn dở quả táo sau đó để trong không khí hoặc bỏ vào trong tủ lạnh, Dù chỉ là trong thời gian ngắn khoảng 5 đến 10 phút sau khi lấy ra sẽ thấy nó chuyển màu tức thì không còn giữ được màu trắng vàng ban đầu mà bị vàng úa và hơi khô. Đó chính là kết quả của sự Oxy hóa.
Làm hỏng vật liệu kim loại
Quá trình Oxy hóa làm bào mòn và làm biến chất các bề mặt, đặc biệt là kim loại gây ra gỉ sét. Có thể lấy ví dụ về cây đinh sắt, ống dẫn nước kim loại, tôn lợp mái nhà hay những vật dụng làm bằng kim loại chúng ta để ở ngoài trời, hoặc ngâm trong nước sẽ bị gỉ sét.
Hơn nữa, Oxy hóa cũng chính là yếu tố lớn gây nguy hại, làm hỏng các công trình, gây tốn kém cho việc bảo dưỡng tu sửa.
Tác hại của Oxy hóa đối với cơ thể con người
Nguyên nhân khiến cơ thể bị Oxy hóa là gì?
Bên trong cơ thể chúng ta tồn tại một trạng thái cân bằng khi vừa sản sinh ra gốc tự do gây hại (chất Oxy hóa) vừa sản sinh ra chất chống Oxy hóa để loại bỏ những gốc tự do đó.
Tuy nhiên, hệ cân bằng đó không bất biến. Ngày càng trưởng thành, chúng ta càng tiếp xúc nhiều với những tác nhân bên ngoài không lành mạnh dẫn đến cơ thể bị stress Oxy hóa. Stress Oxy hóa là gì? Hiểu đơn giản stress Oxy hóa là hiện tượng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống Oxy hóa trong cơ thể.
Các tác nhân Oxy hóa xấu có thể kể đến như:
– Ánh nắng Mặt Trời, tia cực tím, khói bụi, hóa chất, nhiễm xạ,
– Dược phẩm, thuốc lá, nước có nhiều Chlorine,
– Thực phẩm bẩn, đồ chế biến sẵn, thịt đỏ, thức ăn chiên xào, rượu bia, chất kích thích,
– Trạng thái tinh thần bị căng thẳng, stress kéo dài…
gây ra stress Oxy hóa, khiến hệ thống cân bằng trong cơ thể bị rối loạn, làm gia tăng nhiều gốc tự do có hại và mất dần khả năng tạo ra những chất chống Oxy hóa bảo vệ cơ thể.
Cơ chế hoạt động của quá trình Oxy hóa bởi các gốc tự do
Năm 1954, bác sĩ tại trường Đại học Berkeley (California, Hoa Kỳ) Denham Harman là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới phát hiện ra khả năng làm tổn hại và hủy diệt của các gốc tự do đối với các tế bào của cơ thể.
Cụ thể, gốc tự do là gì? Gốc tự do được hình thành từ quá trình Oxy hóa bên trong cơ thể. Đây chính là những phân tử tế bào khỏe mạnh thông thường nhưng đã bị Oxy hóa, nghĩa là bị mất đi các electron và dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, mất cân bằng, rối loạn hoặc bị đột biến.
Cách gốc tự do gây Oxy hóa là gì? Các gốc tự do vì thiếu điện tử nên biến thành chất Oxy hóa chuyên đi chiếm đoạt electron từ các tế bào khỏe mạnh khác. Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền khiến cho hàng loạt tế bào bị tổn thương màng tế bào, cấu trúc ADN và protein bị biến đổi, thay đổi nội tiết tố hay ức chế các men…
Từ đó khiến cho tế bào bị đột biến, rối loạn chức năng, thậm chí gây ra chết tế bào hoặc biến tế bào trở thành gốc tự do.
Theo nghiên cứu thống kê, mỗi ngày cơ thể chúng ta có thể đã phải hứng chịu sự tấn công của khoảng 10.000 gốc tự do. Nếu một người sống tới 70 năm thì họ sản sinh ra cỡ 70 tấn gốc tự do.
Trong đó, có rất nhiều gốc tự do xấu với những loại được coi là nguy hiểm nhất trong cơ thể người có thể kể đến như Superoxide, Hydrogen Peroxide và đặc biệt là Hydroxyl Radical – những “sát thủ” gây ra các tổn thương, bệnh tật và quá trình lão hóa ở người.
Tác hại gây ra cho cơ thể của quá trình Oxy hóa là gì?
Hậu quả của quá trình Oxy hóa là gì? Cơ thể ốm yếu, ẩn chứa nhiều bệnh tật. Các cơ quan, bộ phận suy giảm chức năng khi có tuổi chính là hệ quả của quá trình Oxy hóa trong cơ thể gây ra. Tác hại của Oxy hóa là gì? Sự Oxy hóa gây hủy hoại tế nào, phá hủy các mô, khởi nguồn cho hàng loạt những bệnh lý nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê mới nhất, gốc tự do có thể chính là tác nhân gây ra khoảng 60 loại bệnh tật khác nhau cho các cơ quan trong cơ thể:
– Suy giảm chức năng não bộ với các triệu chứng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, đột quỵ…
– Suy yếu tim mạch với các bệnh lý cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,…
– Mắc các bệnh về phổi: hen phế quản, ung thư phổi,…
– Bệnh liên quan đến khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…
– Ngoài ra còn có các bệnh tiểu đường, u bướu, ung thư…
Oxy hóa cũng là nguyên nhân gốc rễ gây ra quá trình lão hóa cho cơ thể. Bạn quan sát thấy trên khuôn mặt của bố mẹ mình bắt đầu có xuất hiện những nếp nhăn trên trán và khóe mắt, da bị sạm màu, hoặc có những vết nám hay tàn nhang.
Cũng những biểu hiện đó nhưng trên cơ thể của ông bà thì thấy rõ hơn rất nhiều: nếp nhăn sâu hơn, da chảy xệ sạm màu. Đó chính là do tác động của quá trình Oxy hóa lên da chúng ta. Hay nói cách khác là da bị lão hóa.
Cách phòng ngừa Oxy hóa gây tác hại đến cơ thể
Chất chống Oxy hóa là gì?
Thuật ngữ “chất chống Oxy hóa” được lan truyền và dần trở nên quen thuộc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên chính xác chất chống Oxy hóa là gì không phải ai cũng hiểu.
Chất chống Oxy hóa là gì? Chất chống Oxy hóa là hợp chất có khả năng tác động làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình Oxy hóa.
Các chất chống Oxy hóa có thể tạo phản ứng Oxi hóa khử với những gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, chúng có thể gây ức chế, trung hòa hoặc loại bỏ những gốc tự do này. Như vậy, chất chống Oxy hóa có vai trò bảo vệ hàng tỷ tế bào khỏe mạnh, giúp phòng chống và ngăn chặn tổn hại đến các tế bào. Nhờ đó, cơ thể được tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.
Chính vì thế, để phòng ngừa Oxy hóa gây hại đến cơ thể con người thì việc cần thiết nhất là bổ sung các chất chống Oxy hóa cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm chống Oxy hóa
Thực phẩm chống Oxy hóa là gì? Đó là các thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa trong thành phần. Chúng ta có thể phòng chống Oxy hóa trong cơ thể bằng cách xây dựng và ăn theo một chế độ ăn uống bao gồm nhiều thực phẩm giàu chất chống Oxy như các loại vitamin, Beta-carotene, Lutein, Selen,…
Các loại Vitamin: Vitamin A có nhiều trong sữa, gan, bơ và trứng. Vitamin C được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả: đu đủ, dâu tây, cam, dưa lưới, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, súp lơ,… Vitamin E có nhiều ở hạt, gồm hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt dẻ và đậu phộng. Nó cũng có trong các loại rau lá xanh và các loại dầu như dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải.
Beta-carotene có trong trái cây và rau quả nhiều màu sắc như cà rốt, đậu Hà Lan, đu đủ, xoài, đào, bí đỏ, khoai lang. Bạn có thể bổ sung chất chống Oxy hóa trong thực phẩm Beta-carotene bằng cách ăn củ cải đường hoặc cải xoăn.
Lutein được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau bina, collard, cải xoăn, bông cải xanh, ngô, đậu Hà Lan, đu đủ và cam.
Sự đa dạng là rất quan trọng trong việc bổ sung chất chống Oxy hóa. Cách tốt nhất để nạp thực phẩm chống Oxy hóa là ăn một chế độ ăn uống với nhiều loại rau, hoa quả, ngũ cốc và các loại hạt.
Chống lại sự Oxy hóa với nước điện giải ion kiềm
Ngoài việc bổ xung chất chống Oxy hóa cho cơ thể, làm giảm các gốc tự do được sinh ra do quá trình Oxy hóa cũng là một trong những biện pháp hạn chế các ảnh hưởng xấu. Các gốc tự do được biết đến là nguyên nhân chính đẩy nhanh quá trình lão hóa và sinh ra các bệnh tật trong cơ thể chúng ta.
Sử dụng nguồn nước có chứa ion kiềm hay nước điện giải sẽ giúp loại bỏ được các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Trong quá trình tạo ra nước điện giải ion kiềm sẽ tạo ra thêm Hydro phân tử (Hydrogen) đây là chất chống Oxy hóa cực mạnh, có tác dụng chống lão hóa và trung hòa gốc tự do nguy hiểm.
Để biết thêm thông tin về nước ion kiềm, bạn hãy truy cập vào website Vitamia.com.vn. Tại đây sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin chi tiết và các máy tạo nước ion kiềm giúp bạn giảm tác động của oxy hóa đến cơ thể, giảm lão hóa và hạn chế được bệnh tật đối với cơ thể.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn Oxy hóa là gì, bản chất và tác động đến cuộc sống của chúng ta. Có thể khai thác tốt nhất những ưu điểm và biết cách khắc phục những hạn chế mà Oxy hóa mang lại.