Ông Đồ và Câu Đối Tết

Ngày tết, từ thôn quê đến thành thị, không khí của hội hè bừng rộ trên mọi nẻo đường. Người ta hình như đi nhanh hơn, nói cười rộn rã hơn và trên khắp nước hàng hóa bày bán tết tràn ngập khắp nẻo chợ đường quê.

Truyền
thống tết của người Việt có từ hàng ngàn năm nay và mặc dù thay đổi theo từng
thời kỳ nhưng nét văn hóa chung vẫn còn in rất đậm trong thói quen ngày tết.

Câu
đối đầu năm


tìm một ông đồ nào đó để xin chữ, chữ gì cũng được miễn là phải gây cho gia
đình một niềm tin rằng tết này sẽ vui, năm tới tài lộc sẽ vào hay chí ít thì
cũng gặp điều lành trong năm mới.

Ngoài
các thức ăn truyền thống không thể thiếu, người nội trợ Việt rất chăm chú vào
áo quần của thành viên trong gia đình. Với quan niệm rằng manh áo mới đầu năm sẽ
làm bước xuất hành ra đời may mắn hơn. Người ta có thể nhịn đói trong nhà nhưng
không thể mặc một chiếc áo cũ trong ba ngày tết. Truyền thống này cho tới ngày
nay lại càng phù hợp hơn. Trong nếp sống hiện đại, quần áo ngày càng chứng tỏ sức
mạnh thuyết phục người khác của nó và theo thời gian, manh áo mới trở thành điều
hiển nhiên đối với mọi gia đình trong những ngày đầu năm mới.

LunarNewYearLetter150.jpgNếu
bà nội trợ trổ tài vén khéo từ cái ăn đến cái mặc cho chồng con thì người chủ
gia đình lại chăm sóc những nét đẹp thuộc về tinh thần không thể thiếu trong ba
ngày tết. Đánh bóng lại toàn bộ vật dụng trên bàn thờ gia tiên, chăm sóc chậu
hoa mà sáng 28 tết đã phải có mặt trong sân nhà. Nhìn quanh quẩn lần cuối, người
ông hay người chồng trong gia đình sẽ phát hiện điều gì đó còn thiếu khiến cảm
giác của ông không được yên tâm. Rượu trà bánh mứt nằm đầy trên bàn thờ. Mâm
ngũ quả thì đã yên ắng có mặt. Vậy còn thiếu gì nữa?

Cuối
cùng thì đôi mắt của người chồng cũng nhìn ra: Trên cặp dưa hấu xanh mởn không
có tấm giấy điều hình thoi viết hai chữ “Phúc”! và sau lưng bàn thờ thiếu hẳn
câu đối đầu năm. Thế là người chồng nhanh chân chạy ngay ra chợ, tìm một ông đồ
nào đó để xin chữ, chữ gì cũng được miễn là phải gây cho gia đình một niềm tin
rằng tết này sẽ vui, năm tới tài lộc sẽ vào hay chí ít thì cũng gặp điều lành
trong năm mới.

Ông
đồ của Vũ Đình Liên

Nếu
ông đồ của Vũ Đình Liên còn sống đến ngày nay chắc ông sẽ thôi thở dài cho số
phận hẩm hiu của thế hệ như ông phải xếp bút lông nhường chỗ cho viết chì. Câu
đối ngày xuân đã nhường cho các thú vui hiện đại hơn do người Pháp mang vào
tràn ngập phố phường. Một thời vàng son của chữ Hán mà các cụ gò lưng mài mực
cho thầy đã đi vào quá khứ. Ngày nay, mỗi dịp gần tết, đọc lại bài thơ Ông Đồ của
Vũ Đình Liên, người Việt không ai là không xúc động.

Nhiều
thế hệ sau này không thể hình dung chính xác câu đối tết mà ông đồ ngày xưa
khom mình trên giấy viết ra như thế nào. Cũng may, trong kho tàng văn chương Việt,
bài thơ “Ông Đồ” do nhà giáo Vũ Đình Liên sáng tác phải kể là có một không hai,
miêu tả đầy đủ cả một thời đại đã qua và cho tới nay, mỗi lần tết đến người nào
đã từng biết qua bài thơ này không thể nào không nhớ:

“Ông
Đồ”

 

Mỗi
năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

 


Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.
Phố Ông Đồ ở Hà Nội trong những ngày cận Tết Canh Dần. AFP Photo.

Bao
nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”

 

Nhưng
mỗi năm mỗi vắng.
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

 

Ông
đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.

 

Năm
nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông
Đồ ngày nay

Ông
đồ của Vũ Đình Liên không còn nữa và sau nhiều chục năm vắng bóng, bỗng nhiên từ
một mùa xuân nào đó hồi gần đây, hình ảnh các ông đồ lại tái hiện trên nhiều đường
phố.

Bắt
đầu là Hà Nội, nơi chữ Hán còn gìn giữ trong nhiều gia đình khoa bảng ngày xưa.
Hình ảnh ông đồ Vũ Đình Liên hình như vẫn réo rắt trên từng nét bút của những
ông đồ ngày nay. Tuy trẻ hơn nhưng sở học của họ không phải là quá kém. Con chữ
mà các ông đồ cho hôm nay tuy không phượng múa rồng bay như xưa nhưng cái hồn cốt
thì vẫn phải có. Thật ra cho dù nét chữ có rồng bay phượng múa đi chăng nữa thì
trong thời đại a vòng này, mấy ai là người biết thưởng thức trọn vẹn?

Đủ mọi lứa tuổi

ong-do-tre-200.jpgNgày
nay ông đồ đủ mọi lứa tuổi. Trẻ nhất vào khoảng hơn hai mươi và các cụ già nhất
có khi lên đến hơn 80. Tất cả ông đồ đều hãnh diện rằng họ ra chợ vào dịp tết
là để cho chữ chứ không phải bán chữ. Người gặp ông đồ thì dù muốn viết gì đi nữa
cũng phải nhận là xin chữ chứ không phải là mua. Việc mua bán là điều cấm kỵ
trong lĩnh vực chữ nghĩa cho nên ít ra nét truyền thống Hán học này vẫn còn phảng
phất đâu đó giữa chốn đông người.

Ông
đồ Nguyễn Khánh Toàn, ngồi trong Văn miếu Quốc Tử Giám cho chữ đã tiết lộ rằng
ngày nay người Việt không những thích mà còn yêu cầu viết bằng chữ Việt cho họ
chứ không phải ai cũng muốn mang chữ Hán về nhà. Ông Toàn giải thích:

“Các
chữ chúc mừng đầu năm thôi, ví dụ như chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Lộc, chữ Khang, chữ
An, chữ Thanh, chữ Đạt…vào khoảng 20 chục chữ.

Năm
nay người ta xin chữ Việt cũng nhiều đấy. Cái đấy nó không hẳn là thay đổi,
mình phải khẳng định là không hẳn. Bởi vì sao? Chữ Hán tính phổ cập nó ít, nhiều
khi người ta treo một bức nhưng mà không hiều được ý nghĩa của nó, thế cho nên
người ta xoay về chữ Việt nhiều. Chữ Việt đọc hiểu ngay mà người vào chơi đều
nhìn thấy, đọc được hiểu được chứ chữ Hán thì phải giải thích nhiều khi dài
dòng.”

Bị tập trung

Quốc
Tử Giám là nơi năm nay các ông đồ tại Hà Nội tập trung lại để cho chữ ba ngày
xuân, trong khi tại TPHCM thì ông đồ phải tập trung vào Nhà Văn hóa Thanh Niên.
Tuy có bất tiện cho người xin chữ nhưng đường phố bớt mất vẻ mỹ quan khi một số
lớn người tụ tập vòng trong vòng ngoài xem những ông đồ thời đại khom người cho
chữ.


vậy, vẫn có rất nhiều ông đồ không hài lòng việc di tản này. Ông đồ Lê Mỹ, đã lớn
tuổi và ông không còn ngồi cho chữ ngoài phố nữa giải thích:

“Trước
thì tôi ngồi ở đấy nhưng bây giờ nhiều tuổi rồi … hơn nữa tôi không thích kiểu
quản lý văn hóa của nhà nước cho nên tôi không ra ngồi đấy nữa. Tôi về nhà thì
khách quen cũng tìm đến để viết.”

Khi
chúng tôi ngỏ lời muốn nghe nhà nước quản lý thế nào mà xem ra ông có vẻ không
hài lòng như vậy, ông đồ Lê Mỹ cho biết:

“Tức
là mình đi viết thuê cho người ta ấy mà. Nó nhận khách nó nhận tiền nó giao cho
mình viết, viết xong thì nó ăn chia. Ngày xưa thì nó cứ khoán mỗi ngày nó thu
bao nhiêu tiền đấy, các cụ muốn làm gì thì làm nên mình chủ động hơn. Mình làm
việc thế này thật ra nó còn phải có hứng nữa cơ. Có khi gặp bạn bè mình viết
cho không chứ cái kiểu viết dưới sự quản lý thì mình không thích.”

Mình làm việc thế này thật ra nó còn phải có hứng nữa
cơ. Có khi gặp bạn bè mình viết cho không chứ cái kiểu viết dưới sự quản lý thì
mình không thích.

Ông đồ Lê Mỹ

Vấn
đề quản lý là chuyện thường ngày ở huyện. Không thể hiểu nổi vì sao nhà Văn Hóa
lại tham gia quá sâu vào chuyện ăn chia khi mà nét văn hóa từ những ngòi bút
lông của các ông đồ này mới là điều đáng và cần gìn giữ. Kinh doanh hóa một loại
hình truyền thống đang rất khó khăn để xuất hiện trở lại phải chăng là một việc
làm quá nông nổi.

Thế
nhưng dưới cái nhìn của ông đồ Nguyễn Khắc Thái thì hoàn toàn khác. Ông Thái là
người có nhiều năm cầm bút cho chữ và ông cũng được dân Hà thành biết nhiều vì
xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia trả lời nhiều khía cạnh của vấn đề cho
chữ ngày xuân. Ông Thái giải thích việc tập trung ông đồ vào Văn Miếu như sau:

“Năm
sau mới có thể tổ chức làm ở đường phố vì năm nay kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.
Cái chuyện đó không phải do chính quyền nào cả đâu. Anh em chúng tôi sinh hoạt ở
các câu lạc bộ hoặc các người đã biết nhau, có hiểu biết chút ít chữ nghĩa nên
tự đứng ra cho chữ thôi. Chính quyền ngại ngồi đông đúc nọ kia.”

Thật
ra người đi xin chữ không phải hoàn toàn trong những ngày giáp tết. Ngày mà người
ta xin nhiều phải kể từ mùng Hai tới mùng Mười tết. Ông đồ Nguyễn Khắc Thái giải
thích:

“Chính
ra là giáp tết mấy hôm nữa và cái ngày mùng 2 tới mùng 10 mới là đông. Những
ngày trước tết này thì những người sẽ về quê ăn tết hay đi xa thì mới xin chữ.
Số khách này sẽ không đông bằng số khách xin chữ vào mùng 2 tới mùng 10.”

Vừa
cho chữ, vừa tư vấn

ong-do-tre-250.jpgTrả
lời về độ tuổi cũng như trình độ của các ông đồ ngày nay ông Thái cho biết:

“Mình
cũng ngoài 70 rồi đấy. Tuổi này là phần lớn. Anh em khác cũng có kiến thức đủ để
cho chữ. Số trẻ thì thường là sinh viên tốt nghiệp trường ngoại ngữ sinh hoạt
trong câu lạc bộ thư pháp của trường ấy mà. Thế rồi thầy trò cùng nhau viết.

Đấy
là ta nói về con chữ! Còn chữ mà cho thế nào cho hay thì tất nhiên rất ít người.
Viết chữ về mặt mỹ thuật thì có thể lớp trẻ họ viết rất đẹp nhưng nhiều khi họ
cho chữ nó không phù hợp lắm. Nó không hợp với tâm trạng hoàn cảnh của người
dùng
.”

Ông
đồ Nguyễn Khắc Thái giảng giải rành mạch chuyện chữ và nghĩa của công việc cho
chữ này. Theo ông, ý nghĩa thật sự của từng câu chữ phải theo hoàn cảnh thật sự
của người xin chữ. Ông kể lại kinh nghiệm thú vị của mình khi có người thành
công khi nhận được câu chữ của ông:

Không phải cứ họ xin chữ thì chỉ viết quách cái chữ
ấy đâu. Bao giờ tôi cũng hỏi cái tâm trạng. Để làm gì, cho ai, hoàn cảnh như thế
nào thì tôi mới cho chữ.

Ông
đồ Nguyễn Khắc Thái

“Có
những người bị mắc mớ thì mình phải tư vấn cho nữa. Không phải cứ họ xin chữ
thì chỉ viết quách cái chữ ấy đâu. Bao giờ tôi cũng hỏi cái tâm trạng. Để làm
gì, cho ai, hoàn cảnh như thế nào thì tôi mới cho chữ. Chứ nếu họ vào mua chữ
Nhẫn thì viết chữ Nhẫn, mua chữ Thọ thì viết chữ Thọ thì …


những người về sau họ thực hiện được chữ tôi cho họ đến và rất là phấn khởi.
Tôi có một trường hơp họ cứ lấy số điện thoại trên đài truyền hình của tôi. Một
ông làm ở tòa án năm nay sinh một con cứ đòi tới tạ thầy, tôi bảo tôi có làm
lương y đâu mà tạ?”

Đối
với những người đặt sự trông cậy vào thầy cho chữ thì theo ông đồ Thái phải thận
trọng để tránh những hiểu lầm về sau. Riêng đối với các cụ cao niên hay người
hiểu được vấn đề thì công việc dễ dàng hơn nhiều. Ông Thái nhận xét:

“Mỗi
thầy có mỗi phong cách mình cho thì mình cứ nói thẳng vấn đề để người ta rõ. Vì
người ta không hiểu chữ nghĩa mà lại viết để người ta về rồi thì nhầm lẫn cái
này cái khác nên mình phải thông cảm. Còn những cụ nho nhã biết nhiều khi trao
đổi thì mình sẽ chọn cho cụ ấy. Mình cũng phải chiếu cố trình độ học vấn của
người xin. Họ biết chữ nghĩa đấy. Rất ít người không biết.

Ngày
tết có được vài chữ thánh hiền treo trong nhà thì cũng gọi là vui. Truyền thống
viết câu đối tết có còn tồn tại hay không do ý thức của cả người xin lẫn người
cho. Xem chữ có phép mầu như vị quan tòa mà ông Đồ Nguyễn Khắc Thái kể lại có
khi dẫn đến mê tín, dị đoan thì truyền thống tốt đẹp của chữ nghĩa sẽ trở thành
nhảm nhí vào một ngày không xa.