Ôn tập Sinh học 7 Chương 5 – Ngành Chân khớp

Đề cương ôn tập Sinh học 7 Chương 5

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Tôm

Có cả chân bơi, chân bò

Thỏ bằng mang

2. Nhện

  • Có 4 chân
  • Thở bằng phổi và ống khí

3. Bọ hung

  • Có 3 đôi chân
  • Thở bằng ống khí
  • Có cánh

B. Một số câu hỏi ôn tập chương 5

Câu 1: Nêu các đặc điểm tôm sông?

Trả lời

STT
Đặc điểm
Tôm sông

1
Cấu tạo ngoài
Cơ thể tôm sông gồm 2 phần:

– Phần đầu – ngực:

+ Mắt, đôi râu: định hướng phát hiện mồi.

+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

– Phần bụng:

+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).

+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.

Di chuyển
Bằng 3 hình thức: bơi, bò, nhảy.

2
Dinh dưỡng
– Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm.

– Tiêu hóa ở dạ dày, được hấp thụ ở ruột.

– Bài tiết qua tuyến bài tiết nàm ở gốc đôi râu thứ hai.

– Hô hấp bằng mang.

3
Sinh sản
– Cơ thể tôm phân tính.

– Trứng nở thành ấu tùng, lớn lên qua nhiều lần lột xác.

Câu 2: Nêu các đặc điểm nhện?

Trả lời

STT
Đặc điểm
Nhện

1
Đặc điểm cấu tạo
Cơ thể nhện gồm 2 phần:

– Phần đầu – ngực:

+ Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ.

+ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: Cảm giác về khứu giác, xúc giác.

+ 4 đôi chân bò: Di chuyển chăng lưới

– Phần bụng:

+ Đôi khe thở: Hô hấp.

+ 1 lỗ sinh dục: Sinh sản.

+ Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện.

2
Tập tính
– Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

– Chăng lưới và bắt mồi là các tập tính thích hợp với săn bắt mồi sống.

Câu 3: Nêu các đặc điểm châu chấu?

Trả lời

STT
Đặc điểm 
Châu chấu

1
Cấu tạo ngoài
Cơ thể gồm 3 phần:

+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.

+ Ngực:  có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

+ Bụng: nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở

 
Di chuyển

Bò, bay, nhảy

2
Cấu tạo trong
– Hệ tiêu hoá: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đố vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

– Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

– Hệ tuần hoàn: cấu tạo rất đơn gián, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng. Hệ mạch hở.

– Hệ thần kinh: hệ thần kinh châu chấu ở dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triến.

3
Dinh dưỡng
– Châu chấu ăn chồi và lá cây.

– Thức ăn tập chung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

– Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng.

4
Sinh sản, phát triển
– Châu chấu phân tính.

– Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất.

– Phát triển qua biến thái.

Câu 4: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp?

Trả lời

Đặc điểm chung:

– Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.

– Các chân phân đốt khớp động.

– Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.

Vai trò:

– Có lợi:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Là thức ăn của động vật khác.

+ Làm thuốc chữa bệnh.

+ Thụ phấn cho hoa,…

– Có hại:

+ Làm hại cây trồng.

+ Làm hại cho nông nghiệp.

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền…

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

Câu 5: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

– Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động.

– Nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường , giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

Câu 6: Nêu vai trò thực tiễn của lớp Giáp xác, lớp Hình nhện và lớp Sâu bọ?

Trả lời

Lớp Giáp xác
Lớp Hình nhện 
Lớp Sâu bọ

– Có lợi:

+ Là nguồn thức ăn của cá.

+ Là nguồn cung cấp thực phẩm (thực phẩm đông lạnh, khô, tươi sống).

+ Là nguồn lợi xuất khẩu.

– Có hại:

+ Có hại cho giao thông đường thuỷ.

+ Kí sinh gây hại cho cá.

– Có lợi:

+ Đa số động vật thuộc lớp Hình nhện đều có lợi vì chúng bắt sâu bọ, côn trùng có hại.

– Có hại:

+ Một số ít gây bệnh cho con người và động vật.

– Có lợi:

+ Làm thuốc chữa bệnh

+ Làm thực phẩm.

+ Thụ phấn cây trồng.

+ Làm thức ăn cho động vật khác.

+ Diệt các sâu bọ có hại.

+ Làm sạch môi trường.

– Có hại:

+ Là động vật trung gian truyền bệnh.

+ Gây hại cho cây trồng

+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 7: Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

– Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành vì lớp vỏ kitin của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

Câu 8: Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?

– Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là khai thác khả năng khứu giác nhạy bén ở tôm. Thính có mùi thơm, lan tỏa đi rất xa, vì thế thu hút tôm đến chỗ câu hay chỗ cất vó.

Câu 9: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

* Biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường:

– Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng thuốc trừ sâu an toàn như: thiên nông, thuốc vi sinh vật,…

– Bảo vệ các sâu bọ có ích.

– Dùng biện phát vật lí, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại,…

Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 5

Tài liệu tham khảo 

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài. 

Đề kiểm tra Sinh học 7 Chương 5

Trắc nghiệm online Chương 5 Sinh 7 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi. 

Lý thuyết từng bài chương 5 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Sinh học 7 Chương 5

Giải bài tập Sinh học 7 Chương 5

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 7 Chương 5 Ngành chân khớp các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net chọn chức năng “Thi online” hoặc “Tải về”. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!