Ôn Luyện Kiến Thức Cùng Bộ Đề Kiểm Tra Hóa 8 Giữa Kì 1

Khi lên lớp 8, các em học sinh sẽ được làm quen với môn học mới đó là môn Hóa Học. Đây được xem là một trong những nỗi ám ảnh của các bạn học sinh bởi đa số các bạn đều cho rằng môn Hóa học khá là khó để học và tiếp thu, thực chất Hóa không phải là môn học quá khó nếu ta hiểu rõ bản chất và thực sự chú tâm trong quá trình học. Tuy nhiên, chúng ta các em cần phải lưu ý rằng môn Hóa Học không giống như môn Vật Lý, nó có sự nối tiếp nhau, liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau từ lớp 8 cho đến lớp 12. Vì thế ngay từ lớp 8 chúng ta phải xây dựng nền móng vững chắc thì các em mới có thể học tốt môn Hóa được nhé. Để giúp các em có những định hướng rõ ràng và nắm chắc kiến thức ngay từ đầu, 

Newshop


xin gửi đến các bạn Tài liệu ôn tập lý thuyết Hóa học lớp 8 giữa học kì 1 và Bộ đề kiểm tra Hóa 8 giữa học kì 1 năm học 2022 – 2023 được biên soạn bám sát cấu trúc cùng nội dung thi trên lớp của các bạn học sinh lớp 8, từ đó hỗ trợ các em định hướng kiến thức, sắp xếp thời gian làm bài hợp lý nhằm đạt kết quả tốt nhất.

A. Tài liệu ôn tập Lý thuyết Hóa học lớp 8 giữa học kì 1

CHƯƠNG 1: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

I. CHẤT

1. Vật thể và chất:

Chất là những thứ tạo nên vật thể

Vật thể:

Vật thể tự nhiên: cây, đất đá, quả chuối…

Vật thể nhân tạo: con dao, quyển vở…

2. Tính chất của chất:

  • Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng( tính chất riêng).

  • Tính chất của chất:

Tính chất vật lý: màu, mùi, vị, khối lượng riêng, to, tonc, trạng thái

Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác

3. Hỗn hợp:

Hỗn hợp: là gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau: không khí, nước sông…

+ Tính chất của hỗn hợp thay đổi.

+ Tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp là không thay đổi.

+ Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp phải dựa vào tính chất đặc trưng khác nhau của các chất trong hỗn hợp.

Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác: nước cất…

II. NGUYÊN TỬ

Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
 

Nguyên tử: + Nhân gồm có proton và notron

+ Vỏ: các hạt eclectron

Electron(e)

Proton (p)

Notron (n)

me = 9,1095.10-31Kg

qe = -1,602. 10-19 C

qe = 1-

mp = 1,6726.10-27 Kg = 1đvC

qp = +1,602 . 10-19C

qp = 1+

qp = qe 1

mn = 1,6748. 10-27

Kg = 1 đvC

qn = 0

=> mp = mn = 1 đvC , => p = e

– Vì me rất nhỏ(không đáng kể) nên mnt tập trung hầu hết ở hạt nhân nguyên tử khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử.

– p + e + n = tổng số hạt nguyên tử

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

1. Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

2. Kí hiệu hóa học

Kí hiệu hóa học: thường lấy chữ cái đầu (in hoa) tên Latinh, trường hợp nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì kí hiệu hóa học của chúng có thêm chữ thứ hai (viết thường). (tr.42)

Ví dụ: Cacbon: C, Canxi: Ca, Đồng: Cu

Ý nghĩa của kí hiệu hóa học Chỉ Nguyên tố hóa học đã cho, chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: 2O: Hai nguyên tử Oxi.

3. Nguyên tử khối

NTK: Là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon (đvC)

1 đvC = khối lượng của một nguyên tử Cacbon

1 đvC = 1,9926.10-23 = 1,6605.10-24g = 1,6605.10-27 kg

Ví dụ: NTK C = 12 đvC, O = 16 đvC

4. Phân tử: Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

5. Phân tử khối: Là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử NTK của các nguyên tử trong phân tử.

Thí dụ: PTK của H2O= 1.2 + 16 = 18 đvC

IV. ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT:
 

1. Đơn chất: Là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Đơn chất:

Kim loại: Al, Fe, Cu… C, S, P…

Phi kim: O2, N2, H2…

2. Hợp chất: Là những chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hóa học (H2O, NaCl, H2SO4)

V. CÔNG THỨC HÓA HỌC:

1. Ý nghĩa của công thức hóa học (CTHH)

Những nguyên tố nào tạo thành chất.

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo thành một phân tử chất.

Phân tử khối của chất.

2. Công thức hóa học của đơn chất:

3. Công thức hóa học của hợp chất: gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành phân tử hợp chất, có ghi chỉ số ở chân kí hiệu. (VD: H2O, NaCl, H2SO4) AxBy…

4. Công thức hóa học của hợp chất: gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành phân tử hợp chất, có ghi chỉ số ở chân kí hiệu. (VD: H2O, NaCl, H2SO4) AxBy…

VI. HÓA TRỊ

1. Khái niệm: Hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác. (Bảng 1 tr.42).

Hóa trị được ghi bằng chữ số La Mã và được xác định theo hóa trị của H bằng I. Hóa trị của O bằng II.

Ví dụ: HCl thì (Cl:I ), NH3 thì (N:III ), K2O thì (K: I), Al2O3 thì (Al: III ).

2. Quy tắc hóa trị:

Ta có: a.x = b.y hay

3. Áp dụng quy tắc hóa trị:

  • Tính hóa trị của một nguyên tố:

+ Ví dụ: Tính hóa trị của Al trong hợp chất Al2O3

Gọi hóa trị của Al là a.

Ta có: => a.2 = II.3 => a = 3. Vậy Al (III)

Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị:

Lập công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III).

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Na (I) và SO4 (II).

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

1. Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất bị biến đổi về hình dạng hoặc bị biến đổi về trạng thái (rắn, lỏng, khí) nhưng bản chất của chất vẫn không thay đổi (không có sự tạo thành chất mới).

Ví dụ: chặt dây thép thành những đoạn nhỏ, tán thành đinh

2. Hiện tượng hóa học: là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác, nghĩa là có sinh ra chất mới.

Ví dụ: đốt cháy than (cacbon) tạo ra khí cacbonic

II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
 

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này (chất phản ứng) thành chất khác (sản phẩm phản ứng)

Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử được bảo toàn, chỉ liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi, làm phân tử chất này biến thành phân tử chất khác

Ví dụ: phản ứng xảy ra khi nung vôi: CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaO + CO2

Trong đó: Chất phản ứng: CaCO3

Chất sản phẩm: CaO, CO2

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: có chất mới tạo thành có tính chất khác với chất phản ứng (màu, mùi, vị, tỏa nhiệt, phát sáng…)

III. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

1. Định luật bảo toàn khối lượng: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng

Áp dụng: A + B → C + D

mA + mB = mC + mD

 

CHƯƠNG 3: MOL-TÍNH TOÁN HÓA HỌC

I. BÀI TẬP TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC:

1. Phương pháp giải:

Tính % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất AxBy hoặc AxByCz

Cách giải:

Tìm khối lượng mol phân tử AxBy hoặc AxByCz

Áp dụng công thức:

A\%  = \frac{{xM_A^{}}}{{{M_{AxBy}}}}.100\% ,\% B = \frac{{y{M_B}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}}

2. Bài tập vận dụng:

Bài 1: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO3

Bài giải

Tính khối lượng mol: MCaCO3 = 40 + 12 + (16.3)= 100 (gam)

Thành phần % về khối lượng các nguyên tố:

\begin{array}{l}
\% Ca = \frac{{40}}{{100}} \times 100\%  = 40\% \\
\% C = \frac{{12}}{{100}} \times 100\%  = 12\% \\
\% O = \frac{{3.16}}{{100}} \times 100\%  = 48\% 
\end{array}

II. LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC:

1. Phương pháp giải bài toán tính toán theo phương trình hóa học

a. Phương pháp giải:

Bước 1: Viết phương trình phản ứng.

Bước 2: Tính số mol (n) của chất bài ra cho:

+ Nếu bài toán cho khối lượng (m) thì: n = m/M

+ Nếu bài toán cho thể tích khí  V (đktc): n = V(l)/22,4

+ Nếu bài toán cho nồng đô mol (CM) và V dd(l): n = CM . Vdd(l)

+ Nếu bài toán cho nồng đô C% và mdd (g) thì tính như sau:

Tính {m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}

=> Tính  n = \frac{m}{M}

Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và số mol chất tính được ở bước 2 để tính số mol chất cần tìm theo quy tắc tam suất.

Bước 4: Chuyển số mol đã tìm được ở bước 3 về đại lượng cần tìm.

CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ

I. Tính chất của oxi 

1. Tính chất vật lí

Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

2. Tính chất hóa học

Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)

S + OSO(cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)

b. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2MgO

2Mg + O2MgO

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2ZnO

2Zn + O2ZnO

\overset{t^{o} }{\rightarrow} Fe3O4

3Fe + 2OFe

c. Tác dụng với hợp chất

2S + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2SO2 + 2H2O

2HS + 3O2SO+ 2H

2H4 + 3O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2CO2 + 2H2O

+ 3O2CO+ 2H

II. Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi

1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. Oxit

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

2. Phân loại:

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd: SO3 tương ứng với axit H2SO4

b. Oxit bazơ

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

NaO tương ứng với NaOH

3. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD:

FeO: sắt (II) oxit

 

Công thức Fe2O3 có tên gọi l : sắt (III) oxit

Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

Mono: một + Đi: hai

Tri: ba + Tetra: bốn + Penta: năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

IV. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

2KMnOMnO+ MnO+ O

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

2KClO2KCl + 3O

b. Trong công nghiệp

Sản xuất từ không khí:

hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)

Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Thí dụ: 2KMnOMnO+ MnO+ O

V. Không khí – Sự cháy 

1. Không khí

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, 78% nitơ, 1% là các khí khác

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

  • Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

  • Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

  • Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

>>>

 

Tải file tại đây:

Tổng hợp Lý thuyết hóa học lớp 8 kì 1


B. Bộ 

đề kiểm tra Hóa 8 giữa kì 1

Đề kiểm tra Hóa 8 giữa kì 1

 – Đề số 1

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Cách viết nào sau đây là sai:
A. 4 nguyên tử natri: 4Na           B. 1 nguyên tử nito: N
C. 3 nguyên tử Canxi: 3C D. 2 nguyên tử Sắt: 2Fe
Câu 2 : Trong các công thức hóa học sau, công thức hóa học nào sai:
A. K2O B. BaNO3 C. ZnO D. CuCl2
Câu 3: Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lý
A.  Hòa tan muối ăn vào nước.
B.  Hòa tan đường vào nước.
CLấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.
D.  Cả A và B
Câu 4: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết 
 A. Nước cất.          B. Nước suối.            
 C. Nước khoáng.     D. Nước đá từ nhà máy.
Câu 5: Công thức hóa học của axit nitric (biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3;                    B. H3NO;                     C. H2NO3;                  D. HN3O
Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại
  A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc .                                B. Vàng, magie, nhôm, clo.  
  C. Oxi, nito, cacbon, canxi.                                        D. Sắt, chì, kẽm , thiếc.
Câu 7: Hãy ghép nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.   ( 1 đ ). 

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Hợp chất

a. là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học

1. … 

2. Đơn chất

b. chỉ gồm một chất, có tính chất nhất định, không đổi

2. … 

3. Hỗn hợp

c.là những chất tạo nên từ 2 nguyên  tố hóa học trở lên. 

3. … 

4. Chất tinh khiết 

d. gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi.

4. …

 

e. là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.

 

Câu 8: Một oxit có công thức là Fe2O3. Hóa trị của Fe trong oxit là:
A. I B. II C. III D. IV
Câu 9: Nguyên tử có những loại hạt nào?
A.e, p, n. B. e, p C. p, n D. n, e
Câu 10: Nước vôi (canxi hidroxit) quét lên tường sau một thời gian tiếp xúc với khí cacbonic ngoài không khí sẽ hóa rắn là canxi cacbonat và hơi nước. Phương trình chữ của phản ứng là phương trình nào sau đây? 
A.  Nước vôi -> chất rắn           
B.  Canxi hidroxit + khí cacbonic -> canxi cacbonat + nước
C.  Ca(OH)2 + khí cacbonic -> CaCO3 + H2O
D.  Nước vôi +  CO2  -> CaCO3 + nước
Câu 11: Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? 
A.  Một trong số các dấu hiệu dưới B.  Có sự thay đổi màu sắc
C.  Có chất khí thoát ra (sủi bọt) D.  Có chất kết tủa (chất không tan)
Câu 12: Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất           B. 5 đơn chất và 1 hợp chất
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất           D. 1 đơn chất và 5 hợp chất
Câu 13 : Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn nguyên tử oxi bao nhiêu lần?
A.1 lần. B.2 lần. C.3 lần.            D.4 lần.
2. Tự luận
Bài 1: Nêu ý nghĩa của các hợp chất sau: a. FeSO4 ; b. Ca(OH)2
Bài 2;Một hỗn hợp gồm bột nhôm, bột sắt và muối ăn nghiền nhỏ.
                  Nêu phương pháp tách riêng 3 chất ra khỏi hỗn hợp.
Bài 3:
a. Tính hóa trị của Mg trong hợp chất  MgCl2, biết Cl(I)  
b. Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi kẽm (Zn) hoá trị (II) và  nhóm (PO4) hóa  trị (III)
(Biết Fe=56, S= 32, N=14,  O=16, H=1)

Đề kiểm tra Hóa 8 giữa kì 1

 – Đề số 2

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)
  Chọn đáp án đúng trong các câu sau rồi ghi vào bài làm.
Câu 1. Cách viết 2H2O chỉ ý
A. Hai nguyên tử nước;
B. Hai phân tử nước;
C. Hai nguyên tố hiđro và một nguyên tố oxi;
D. Một phân tử hiđro và một phân tử oxi.
Câu 2. Trong mọi nguyên tử đều có
A. Số electron bằng số proton;     
B. Số proton bằng số nơtron;    
C. Số nơtron bằng số electron;     
D. Số proton bằng số electron và bằng số nơtron.
Câu 3. Cho biết công thức hoá học chung của hợp chất AxBy, trong đó A có hoá trị a và B có hoá trị b.
  Theo quy tắc hoá trị ta có:
A. x.y =  a.b;             B. a.x= b.y;              C. a.y = b.x;           D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Cho các chất có công thức hoá học sau:
1. H2O        2. NaCl         3.H2         4. Cu          5.O3          6. CH4        7. O2
  Nhóm chỉ gồm các đơn chất là
A. 1;3;5;7                  B. 1;2;4;6               C. 2;4;6;7              D. 3;4;5;7
Phần II. Tự luận (8điểm)
Bài 1. (3điểm)
      a) Tính hoá trị của Fe và N trong các hợp chất sau:  Fe2O3; NH3.
      b) Tính hoá trị của Cu trong hợp chất: Cu(NO3)2 biết nhóm NO3 có hoá trị I.
Bài 2. (1điểm)
   Cho biết phân tử X2 nặng gấp 16 lần phân tử khí hiđro.
    Hỏi nguyên tử X thuộc nguyên tố hoá học nào?
Bài 3.(4điểm) Lập công thức hoá học rồi tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần như sau:
a)     C (IV) và O.
b)    Fe (III) và SO4 (II)

(Cho biết: C=12;  O=16;  Fe=56;  S= 32) 

Đề kiểm tra Hóa 8 giữa kì 1

 – Đề số 3

Phần 1. (4 điểm) Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào các đáp án đúng
Câu 1. Chất tinh khiết là:
A. Có tính chất thay đổi                                        B. Có lẫn thêm vài chất khác
C. Gồm những phân tử đồng dạng                        D. Không lẫn tạp chất
Câu 2. Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm:
A. Nước với cát.                                   B. Muối ăn với đường.
C. Rượu với nước.                               D. Muối ăn với nước.
Câu 3. Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm
    A. electron               B. Notron              C. Proton                  D. proton và notron
Câu 4. Ta có một oxit tên CrO. Vậy hợp chất  của Crom có hóa trị tương ứng là
   A. CrSO4                           B. Cr(OH)3                        C. Cr2O3                D. Cr2(OH)3
Câu 5. Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4. Biết phân tử khôi là 233. Xác định kim loại M
  A. Magie                  B. Bari                     C. Sắt               D. Bạc
Câu 6.   Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là:
    A. X2Y3.          B. XY2.          C. X3Y2.              D. X2Y.
Câu 7. Cho dãy chất được biểu diễn bằng công thức hóa học như sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là
     A. 3                          B. 4                      C. 5                          D. 6
 
Câu 8. Công thức hóa học đúng
    A. Kali Clorua KCl2                     B. Canxi cacbua CaC4
   C. Cacbon đioxit C2O2                 D. Khí metin CH4
Phần 2. (6 điểm) Tự luận
Câu 1. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, 4O liên kết với nhau
b) Đường sacarozo có phân tử gồm 12C, 22H và 11O liên kết với nhau.
Câu 2.  Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: Fe (III) và nhóm (SO4). 
Câu 3. Hợp chất X có chứa 25,93% nitơ, còn lại là oxi. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa công thức hóa học đó. 

 

Đề kiểm tra Hóa 8 giữa kì 1

 – Đề số 4

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng (0,3đ)
Câu 1. Hạt nào trong nguyên tử mang điện tích dương:
A. Nơtron             B. Proton                    C. Electron             D. Electron và Nơtron
Câu 2. Cho các chất sau: nước chanh, đường, nước mắm, sữa tươi, muối tinh, nước cất, khí oxi, không khí. Số chất tinh khiết là:
A. 2                     B. 3                           C. 5                         D. 4
Câu 3. Công thức hóa học sau đây là công thức của đơn chất:
A. N2                     B. N2O5                     C. NO                     D. NO2.
Câu 4. Khí đinito pentaoxit có công thức hoá học là N2O5, hãy cho biết trong CTHH đã cho nguyên tố lưu huỳnh có hóa trị mấy?
A. II                          B. III                          C. IV                              D. V.
Câu 5. Phân tử khối của Sắt (II) sunfat FeSO4 là
A. 151 đvC               B. 152 đvC                C. 162 đvC                  D. 153 đvC
Câu 6. Chọn đáp án sai
A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
B. Số p = số e
C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Oxi có số p khác số e
Câu 7. 7Cl có ý nghĩa gì?
A. 7 chất Clo            B. 7 nguyên tố Clo           C. 7 nguyên tử Clo          D. 7 phân tử Clo
Câu 8. Công thức hóa học của muối Kali penmanganat (biết trong phân tử có 1K, 1Mn, 4O) là:
A. K2MnO4            B. KMnO4                C. KO4Mn                   D. MnKO4.
Câu 9. Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì
A. CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên        B. Có 3 nguyên tử oxi trong phân tử
C, Phân tử khối là 96 đvC                                  D. Tất cả đáp án
Câu 10. Phân tử khối của Cu gấp mấy lần phân tử khối Hidro
A. 4 lần                  B. 2 lần                    C. 32 lần                  D. 62 lần
II. Tự luận (7đ)
Câu 1. Hãy chọn các từ (hoặc cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống (….)
a) Nguyên tử có cấu tạo từ ba loại hạt cơ bản là: ……….., electron, ……………..
b) ……………. dùng để biểu diễn chất gồm 1 kí hiệu hóa học (đơn chất) hay hai, ba … Kí hiệu hóa học (hợp chất) và …………….. ở chân mỗi kí hiệu.
c) Các vật thể ……………… đều gồm một số ……….. khác nhau, còn …………. được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ………….. hay hỗn hợp một số ………….
d) Trong nguyên tử …………….. luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.
Câu 2. Hợp chất X có chứa 25,93% nito, còn lại là oxi. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa công thức hóa học đó.
Câu 3. Dựa vào công thức hóa trị, lập công thức hóa học và tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi:
a) Ca (II) và nhóm PO4(III)                       b) Cu (II) và nhóm OH (I)
c) Fe (II) và nhóm SO4(II)

>>>

  Tải file tại đây: 

Bộ đề kiểm tra Hóa 8 giữa học kì 1

Trên đây là toàn bộ tài liệu

 ôn tập lý thuyết Hóa học lớp 8 giữa học kì 1 và Bộ đề kiểm tra Hóa 8 giữa học kì 1 năm học 2022 – 2023

  mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng sẽ có ích trong quá trình ôn tập. Ngoài ra, các bạn có thể làm full bộ đề Hóa 8 với các mức độ từ dễ đến nâng cao trong tủ 

sách tham khảo lớp 8 tại đây.