Ốc đá luộc
Mô tả sản phẩm
Ốc đá luộc có giá 150.000đ/1 đĩa tại nhà hàng Hương Duyên
Từ xa xưa, ốc đã trở thành món ăn quen thuộc của người Việt Nam, đặc biệt ở những nơi thôn quê, ốc càng trở nên gần gủi. Món ốc rất dễ chế biến, càng đơn giản sẽ càng lưu giữ được vị ốc đặc trưng. Những món ăn chế biến từ ốc không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Ngoài ra, ốc còn được sử dụng để làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, thịt ốc tính hàn, vị ngọt, thành phần chủ yếu là chất đạm, mỡ, cacbua hydrrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A… Đông y dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, trĩ, … Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.
Canh ốc lá vang nấu cùng ớt hiểm, khế chua ăn với bún trong những buổi trưa hè là phương thuốc phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết thông suốt. Nhờ đó, bạn sẽ lấy lại được sự hăng say trong buổi chiều làm việc.
Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét lâu không lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Một số món ăn bổ dưỡng từ ốc:
– Ốc hấp lá gừng: Thịt ốc băm kỹ, trộn với giò sống, cuốn một vòng lá gừng non, nhồi vào vỏ ốc, hấp cách thuỷ. Sự kết hợp giữa tính hàn của ốc và tính nóng của gừng giúp duy trì sự cân bằng cho cơ thể, bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng, làm tăng cường sức khỏe bền lâu.
– Ốc nấu giả ba ba: Nấu như món ốc bung cùng thịt ba chỉ, chuối xanh, đậu phụ nướng, thêm tía tô… Có tác dụng làm ấm người, dưỡng huyết, bổ âm, ích vị, thông khí, chữa suy nhược cơ thể.
– Ốc bươu áp lửa: Ốc nấu chín trong nước; cây sả đập dập hòa gia vị, đổ nước hỗn hợp gia vị vào miệng ốc, nướng cạn trên bếp than hồng, giúp cho vị ốc dai giòn, thơm đậm, bổ dưỡng vô song.
– Ốc xào rượu: Có thể xào ốc với khế, rượu, chấm với xì dầu trộn lẫn gừng băm nhỏ và mì chính. Nước ốc có lẫn rượu có thể trút ra cốc để uống cùng món nhắm. Món ốc này có tác dụng ích thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi tiểu.
– Giò ốc: Ốc luộc chín, khêu phần miệng, xào với tiêu, gừng, mì chính, mộc nhĩ, nấm hương và thịt thủ lợn, để nguội rồi gói trong khuôn sắt lót lá chuối. Giò ốc nén càng chặt càng ngon. Sau khi luộc giò, bỏ khuôn sắt, lại bó thanh giò bằng 8 thanh tre cật cho thật chặt.
Người xưa dùng giò ốc để trị chứng hoàng đản, thần kinh suy nhược, khí huyết không đủ, phù thũng, lao hạch…
-Ốc hấp nhồi thịt giải độc tiêu ung: Nguyên liệu: Thịt ốc 250 g, thịt heo 100 g. Gia vị gồm: dầu thơm, muối, nước mắm, bột ngọt, rượu, đường, hành, gừng, nước dùng.
Cách làm: Thịt ốc rửa sạch cùng với thịt heo băm nhỏ, trộn gia vị, đảo đều để làm nhân. Chọn khoảng 20 vỏ ốc hoàn chỉnh rửa sạch, nhét đầy nhân vào lòng ốc, đặt ốc lên đĩa, hướng miệng ốc lên trên. Cho đĩa ốc vào xửng hấp, đun lửa to khoảng 20-30 phút đến khi nhân chín thì lấy ra, dùng đũa móc nhân ăn.
Món ăn này bổ thận, gan, thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu ung nhọt, mũi viêm sưng tuyến giáp trạng, trẻ nhỏ ho khan, người phong thấp viêm khớp, viêm phế quản mãn tính.
– Ốc nấu rượu trị thấp nhiệt hoàng đản: Nguyên liệu: Ốc đồng 10 – 20 con, rượu gạo.
Cách làm: Ngâm ốc trong nước sạch cho nhả hết bùn, lấy ruột ốc trộn với rượu gạo rồi cho nước vào nấu chín.
Món này có tác dụng thanh nhiệt giáng thấp, trị bệnh hoàng đản (vàng da) mà nguyên nhân là do thấp nhiệt.
Có thể bạn chưa biết: (Đánh bắt ốc biển ở Quảnh Ninh):
Mỗi ngày có hàng chục chiếc tàu chở hàng trăm ngư dân ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đi săn ốc biển. Tàu phải chạy mất 5 tiếng ra bãi đá ven các đảo thuộc huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà để săn ốc. Hành trang cho mỗi chuyến đi 3-4 ngày là vài ba bộ quần áo cũ kỹ, nước ngọt, lương thực và chút lương khô, sữa phòng khi bão gió.
Trên mỗi tàu có khoảng 8 đến 10 người, khi đến địa điểm săn ốc họ chia ra thành từng nhóm khoảng 4-5 người trên một hòn đảo. Dụng cụ để bắt và đựng ốc chỉ là những chiếc làn, găng tay và móc sắt.
Khi thủy triều xuống lộ ra những bãi đá, nơi ốc màu, ốc đá bám vào. Nhiều con bám ngay bề mặt hòn đá lớn dễ nhìn, nhưng cũng có con ẩn mình dưới ngóc ngách, buộc ngư dân phải lật đá lên tìm. Gần như là quy định bất thành văn, ngư dân chỉ lấy ốc to, ốc nhỏ để lại.
Săn ốc biển không hề đơn giản, mùa hè thì nắng cháy da cháy thịt, mùa đông gió biển lạnh buốt, đêm ngủ muỗi đốt, rồi giông lốc bất chợt khiến cho hành trình của những ngư dân thêm vất vả.