ÔN TẬP HỌC KÌ II ĐỊA LÝ 12, ÔN TẬP KÌ 2
Bùi Đức Quân
Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí
https://thionline.com.vn/uploads/thi-online.png
De cương on tập Địa 12 học kì 2 trắc nghiệm, Ôn tập Địa lý 12 học kì 2 trắc nghiệm, Địa lý 12 học kì 2 tự bài nào, De cương on tập Địa 12 học kì 2 trắc nghiệm có đáp án, Đề thi học kì 2 môn Địa lớp 12 trắc nghiệm có đáp án 2019, Tóm tắt kiến thức Địa lý 12 học kì 2, Đề thi học kì 2 môn Địa lớp 12 trắc nghiệm có đáp án 2019 bến tre, Đề thi hk2 lớp 12 môn Địa 2020,
De cương on tập Địa 12 học kì 2 trắc nghiệm, Ôn tập Địa lý 12 học kì 2 trắc nghiệm, Địa lý 12 học kì 2 tự bài nào, De cương on tập Địa 12 học kì 2 trắc nghiệm có đáp án, Đề thi học kì 2 môn Địa lớp 12 trắc nghiệm có đáp án 2019, Tóm tắt kiến thức Địa lý 12 học kì 2, Đề thi học kì 2 môn Địa lớp 12 trắc nghiệm có đáp án 2019 bến tre, Đề thi hk2 lớp 12 môn Địa 2020,
NỘI DUNG ÔN TẬP
BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Kiến thức
+ Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
+ Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
+ Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kĩ năng
+ Đọc và phân tích các bảng số liệu, đánh giá và nhận xét nguồn lao động.
BÀI 18: ĐÔ THI HOÁ Ở VIỆT NAM
1. Kiến thức
+ Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
+ Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế – xã hội.
+ Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kĩ năng
+ Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.
+ Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat.
+ Phân tích biểu đồ.
BÀI 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Kiến thức
+ Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta trong thời kì đổi mới.
2. Kĩ năng
+ Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
+ Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
1. Kiến thức
+ Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
+ Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
+ Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
2. Kĩ năng
+ Phân tích bản đồ.
+ Phân tích bảng số liệu.
BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Kiến thức
+ Hiểu được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt, ).
+ Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm, về cây nông nghiệp.
2. Kĩ năng
+ Đọc và phân tích biểu đồ.
+ Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về trồng cây LT-TP, về cây CN
BÀI 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
1. Kiến thức
+ Phân tích được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản.
+ Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng).
+ Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.
2. Kĩ năng
+ Đọc và phân tích biểu đồ cột chồng về sản lượng tôm nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng.
+ Kĩ năng đọc và hệ thống hoá một số kiến thức qua các đoạn văn trong SGK.
BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1. Kiến thức
+ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.
+ Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của các vùng nông nghiệp ở nước ta.
+ Biết được các xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vùng.
2. Kĩ năng
+ Rèn luyện và củng cố kĩ năng so sánh.
+ Rèn luyện kĩ năng chuyển các thông tin từ bảng thông báo ngắn gọn thành các báo cáo theo chủ đề.
BÀI 26 : CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Kiến thức
+ Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta với sự đa dạng của nó, cùng một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.
+ Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hoá đó.
+ Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.
2. Kĩ năng
+ Phân tích các sơ đồ cơ cấu và biểu đồ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (hình 26.1).
+ Xác định trên bản đồ giáo khoa treo tường (hoặc Atlat Địa Lí Việt Nam) các khu vực tập chung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm công nghiệp chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực.
BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
1. Kiến thức
+ Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.
+ Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.
2. Kĩ năng
+ Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và tuyến đường dây siêu cao áp 500 KV.
+ Chỉ trên bản đồ cac vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp thực phẩm của nước ta.
+ Phân tích được sơ đồ cấu trúc, biểu đồ và số liệu về ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp thực phẩm.
BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1. Kiến thức
+ Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế – xã hôi ở nước ta.
+ Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN của nước ta.
+ Biết được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng.
2. Kĩ năng
+ Xác định trên bản đồ các hình thức TCLTCN (điểm, khu, trung tâm công nghiệp).
+ Phân biệt được các trung tâm công nghiệp với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ.
BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Kiến thức
+ Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải nước ta.
+ Nêu được đặc điểm phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông nước ta.
2. Kĩ năng
+ Đọc bản đồ giao thông Việt Nam.
+ Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.
BÀI 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
1. Kiến thức
+ Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương cuả nước ta.
+ Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu vàg các thị trường chủ yếu của Việt Nam.
+ Biết đước các loại tài nguyên chính của nước ta
+ Trình bày được các loại hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng
2. Kĩ năng
+ Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu; các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, thiên văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.
+ Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại, du lịch.
BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1. Kiến thức
+ Biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế – xã hội
+ Biết được ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng
BÀI 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
1. Kiến thức
+ Hiểu được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây CN lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thuỷ năng.
+ Biết được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; những vấn đề KT-XH và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này.
BÀI 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
1. Kiến thức
+ Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiến tranh.
+ Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư – nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
+ Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.
BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1. Kiến thức
+ Hiểu được Duyên hải Nam Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiến tranh.
+ Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư – nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
+ Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành kinh tế mở, kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.
33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1. Kiến thức
+ Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng.
+ Phân tích được các thế mạnh chủ yếu cũng như các hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng về vấn đề này của vùng.
+ Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó
BÀI 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Kiến thức
+ Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
+ Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển kinh tế –xã hội của vùng.
+ Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước
BÀI 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU
Ở ĐÔNG NAM BỘ
1. Kiến thức
+ Biết được những thế mạnh và hạn chế của Đông Nam Bộ để phát triển kinh tế – xã hội.
+ Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.