OMATSURI – Lễ hội Nhật Bản và những điều cần biết

Tuy là quốc gia phát triển vô cùng hiện đại nhưng người Nhật vẫn luôn giữ gìn nền văn hoá đặc sắc, lịch sử truyền thống từ bao đời. Mùa hè hằng năm ở Nhật Bản là thời điểm diễn ra nhiều Omatsuri (lễ hội) đặc sắc nhất với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách trên khắp nơi trên thế giới.  

Bài viết dưới đây Japanbiz sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về về lịch sử cũng như văn hoá Omatsuri Nhật Bản. Dù là người nước ngoài, chúng ta cũng có thể hòa nhập vào phong tục địa phương và tận hưởng mùa hè một cách trọn vẹn nhất.  

Lễ hội ở Nhật BảnLễ hội ở Nhật Bản

Khởi nguồn của Omatsuri Nhật Bản? 

Có lẽ đối với chúng ta ngày nay, Omatsuri (lễ hội) là hoạt động tập thể mà nơi đó chúng ta tụ tập ăn uống, vui chơi thỏa thích, hay ngắm những màn pháo hoa đầy màu sắc trên trời. Tuy nhiên, vào thời xưa, Omatsuri ở Nhật là một sự kiện thiêng liêng để thờ cúng các vị thần. 

Người ta tin rằng các lễ hội ở Nhật Bản bắt đầu từ thần thoại “Iwato Hidden” được lưu truyền hàng ngàn năm trước.  

Thần thoại Iwato Hidden

Iwato Hidden là một giai thoại về nữ thần mặt trời ​​nói về việc bà tự giam mình trong hang vì hành động của người em trai. Vì sự nuông chiều của chính mình dành cho em trai là thần Susanoo nên đến một ngày Thần Susanoo đã gây ra đại họa. Trong 1 lần say xỉn Susanoo đã ném xác 1 con ngựa đã bị lột da vào người hầu gái đang dệt vải của chị mình. Khiến cho thoi cửi buộc bị bung ra ngoài và đâm xiên qua người cô gái. 

Do quá đỗi tức giận và uất ức, Amaterasu đã tự giam mình vào Thiên Nham Cung (thiên đường Iwato), lấp kín cửa hang không muốn ra ngoài. Bản thân bà là Nữ thần Mặt trời nên hành động đó đã khiến cho thế giới chìm trong bóng tối u ám, sản sinh biết bao tai họa cho nhân gian, các ác thần bắt đầu lộng hành khắp hạ giới.  

Không thể để thần Mặt trời mãi giam mình trong hang động, các vị thần đã tụ họp lại để nghĩ cách khiến nữ thần Amaterasu chịu ra ngoài.  

Thần mưu cơ sai một thần thợ rèn làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Thiên Nham Cung và kêu Thần Sức mạnh Tajikara-wo đứng cạnh đó. Sau đó tổ chức lễ hội khiến cho không khí trở nên huyên náo thu hút sự tò mò của nữ thần Amaterasu.  

Amaterasu tò mò hé cửa nhìn ra ngoài thì thấy hình ảnh mình phản chiếu chói lọi trên tấm gương để phía trước cửa. Trong giây phút bà sững sờ ngạc nhiên thì vị thần sức mạnh Ameno Tajikarao đã dùng lực mở cửa hang đá đưa Nữ thần Mặt trời Amaterasu ra ngoài rồi nhanh chóng lấp cửa hang lại để nữ thần không thể quay lại được nữa. 

Mặt trời đã trở lại với thế gian, sự bình an lan tỏa khắp muôn nơi. 

Kể từ đó, người ta cho rằng thần thoại “Iwato Hidden”  là khởi nguồn của Omatsuri ở Nhật hiện nay. 

Tục thờ cúng (祀る・Matsuru)

Ngoài ra, Omatsuri còn xuất phát từ động từ “thờ cúng” (祀る・Matsuru) cũng có nghĩa là dâng lễ vật lên cho các vị thần. 

Theo đó, các Omatsuri (lễ hội) đã được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn của người dân địa phương. Và cũng là cơ hội để người dân địa phương bày tỏ nguyện vọng cầu mong mùa màng bội thu, bình an, và tránh khỏi các tai ương, bệnh tật. 

Omatsuri-Cơ hội để người dân cầu nguyện cho những điều tốtOmatsuri-Cơ hội để người dân cầu nguyện cho những điều tốt

Các hoạt động của Omatsuri

Tại nhiều Omatsuri (lễ hội) ở Nhật, người dân địa phương thường sẽ kéo xe Dashi, hoặc khênh kiệu Mikoshi và đi khắp những con phố. 

Điểm khác nhau giữa xe và kiệu là xe sẽ do người kéo và đi bộ còn kiệu sẽ được khênh trên vai. Trên xe có thể có người ngồi nhưng trên kiệu thì không thể ngồi được. Bởi vì kiệu được cho là phương tiện di chuyển của các vị thần.

Kiệu Mikoshi trong OmatsuriKiệu Mikoshi
Xe Dashi trong Omatsuri NhậtXe Dashi

Tiếng hô vang theo nhịp điệu của những người khênh kiệu và tiếng nhạc hayashi – một thể loại nhạc truyền thống của Nhật Bản – hoà tấu trên xe kéo là đặc trưng thường thấy trong lễ hội.  

Ngoài trang phục rực rỡ và âm nhạc sống động, có lẽ yếu tố gây ấn tượng nhất với chúng ta là  

bao quanh nơi tổ chức Omatsuri là những quầy bán đồ ăn đường phố với đủ các món ăn, nước uống, đồ lưu niệm, đồ chơi và nhiều thứ khác nữa. Chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy nhiều người Nhật hoặc cả các du khách người nước ngoài mặc kimono hoặc yukata để xem diễu hành và thưởng thức các món ăn đường phố ở lễ hội, bao gồm socola chuối, gà rán karaage, bánh xèo okonomiyaki, mỳ yakisoba và nhiều món khác.  

Các quầy thức ăn thường thấy tại các lễ hội Nhật (Omatsuri)Các quầy thức ăn thường thấy tại các lễ hội Nhật (Omatsuri)

Buối tối đến, chúng ta có thể ngắm nhìn con phố nơi tổ chức Omatsuri phủ sáng bằng những chiếc đèn lồng rực rỡ.  

Đèn lồng tại các lễ hội Nhật BảnĐèn lồng tại các lễ hội Nhật Bản

Ba Omatsuri lớn nhất ở Nhật 

Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9,  phần lớn các Omatsuri (lễ hội) Nhật Bản thường được tổ chức vào khoảng thời gian này và đây cũng là mùa hè ở Nhật. Con số Omatsuri được tổ chức tại Nhật mỗi năm được cho là 100.000 hoặc 300.000, nhưng mỗi lễ hội có tính cá nhân riêng biệt và chứa đựng linh hồn của người dân sống trong khu vực. Thông qua bài viết hôm nay, chúng tôi xin phép giới thiệu 3 Omatsuri lớn nhất và có lịch sử lâu đời nhất tại Nhật Bản. 

Gion Matsuri (Đền Yasaka, Thành phố Kyoto) 

Gion Matsuri (lễ hội Gion) được lấy tên của một thành phố cổ nổi tiếng tại Nhật Bản- thành phố Kyoto và được coi là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất. Gion Matsuri được tổ chức vào từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 7  và có rất nhiều sự kiện được lên lịch không thể so sánh với các lễ hội khác. Với các cuộc diễu hành của hàng chục chiếc xe Dashi và kiệu Mikoshi được trang trí vô cùng hoành tráng và rực rỡ, Gion Omatsuri luôn nhận được sự đón chờ của cả người dân trên cả nước và du khách quốc tế. 

Gion Matsuri có lịch sử khoảng 1100 năm và bắt đầu từ thời hoàng đế Kiyowa vào năm 869. Khởi nguồn của lễ hội này là từ một trong những trình tự của lễ tẩy trần làm dịu đi suy nghĩ gây hoả hạn, lũ lụt và động đất của các vị thần. 

Khu vực thương mại của Kyoto sẽ được dành riêng cho người đi bộ trong suốt 3 đêm diễn ra lễ hội cực lớn này. Con đường được tổ chức thành một dãy phố dài gồm các quầy hàng bán thức ăn và đồ uống. Để dành vị trí đẹp mắt xem rõ và chụp ảnh quá trình diễu hành, nhiều du khách phải đến từ rất sớm trước khi lễ hội diễn ra. 

Linh hồn của Gion Matsuri được diễn ra vào ngày 17 tháng 7 gọi là Yamaboko Junko. Cũng là ngày lễ chính thu hút nhiều quan khách đến Kyoto nhất. 

Ngoài các cuộc diễu hành lớn , lễ hội Gion Matsuri còn có rất nhiều hoạt động và đêm hội sôi nổi được tổ chức như: Đêm hội yoiyoiyoiyam, đêm hội yoiyoiyama, đêm hội yoiyama… 

Lễ hội đền Yasaka-Gion MatsuriLễ hội đền Yasaka-Gion Matsuri

Tenjin Matsuri (Đền Osaka Tenmangu, Thành phố Osaka) 

Vào ngày 24 và 25 tháng 7 hàng năm là thời điểm mà Tenjin Matsuri được tổ chức tại đền Tenmangu ở Osaka. Người dân địa phương cho rằng đây là dịp để thể hiện sự kính trọng của mình với Sugawara Michizane – vị thần khuyến học được tôn thờ ở đền Tenmangu. Suốt thời gian diễn ra lễ hội, mọi người sẽ tiến hành một loạt các hoạt động xoay quanh việc đón rước thần Sugawara, tổ chức các trò chơi để làm vui lòng ngài và cuối cùng là đưa ngài quay trở lại đền thờ của mình. 

Đỉnh cao của Lễ hội Tenjin là màn bắn pháo hoa trong khoảng một giờ rưỡi. Màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục này kết hợp với những chiếc thuyền chìm trong ngọn lửa như nhảy múa trên bề mặt sông Osaka tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.  

Mọi người từ khắp nơi ở Osaka sẽ đến sớm để dành một điểm ngắm pháo hoa đẹp nhất cho mình, với một tấm bạt nhựa màu xanh.  Tranh thủ mua chút bia và một ít đồ ăn nhẹ, sau đó cùng gia đình và bạn bè tận hưởng màn pháo hoa đặc sắc với hơn 5000 lượt bắn trong một tiếng rưỡi đồng hồ. 

Lễ hội đền Tenjin-OsakaLễ hội đền Tenjin-Osaka

Kanda Matsuri ( Đền Kanda Myojin, Tokyo) 

Kanda Matsuri là một trong những lễ hội Thần đạo Shinto lớn nhất ở Tokyo. Bắt đầu từ thời kỳ Edo, lễ hội này được tổ chức ở đền Kanda Myojin thành phố Chiyoda thuộc Tokyo, trước khi được phổ biển rộng ra tại các vùng lân cận như Kanda, Nihonbashi, Akihabara và Marunouchi. 

 Do được tổ chức tại thủ đô Tokyo và quy mô của buỗi lễ vô cùng lớn nên mỗi năm Kanda Matsuri đón hàng nghìn du khách và người dân địa phương đến xem.  

Lễ hội Kanda Matsuri chỉ diễn ra vào các năm lẻ (ví dụ năm 2015, 2017, 2019). Kanda Matsuri là lễ hội của Kanda Myojin Shrinewhich để thể hiện lòng tôn kính ba vị thần: Daikokuten (một trong bảy vị thần may mắn), Ebisu (thần đại diện cho ngư dân và sự may mắn), Taira no Masakado (một vị lãnh chúa phong kiến của thế kỷ thứ 10, người được tôn thờ bởi nhân dân). 

Kết bài 

Những bạn đã từng tham gia lễ hội Nhật Bản chắc hẳn sẽ không thể nào quên món mực nướng thơm phức trên quầy hàng, hay những cây Dango nướng mà chúng ta từng lầm tưởng là thịt nướng, chiếc kiệu to được khênh bởi hàng chục người, hay là quả chuối được phủ đầy socola.  

Hàng năm, dù là người dân địa phương hay là du khách trên khắp nơi trên thế giới đều thông qua các Omatsuri để tụ họp với người thân và bạn bè. Ta cũng có thể xem đó là một cơ hội xả hơi sau những ngày tất bật làm việc. 

Tuy không thể nói hết các lý do nên đi du lịch Nhật Bản nhưng có lẽ du khách cũng hình dung được ít nhiều về xứ sở hoa anh đào xinh đẹp thông qua các lễ hội Omatsuri. Bạn có thể thấy được sự phát triển hiện đại nhưng vẫn khám phá nhiều nét đẹp truyền thống của nước Nhật. 

Tham khảo: