Ô nhiễm nguồn nước: Nguyên nhân, thực trạng và hướng khắc phục

Ô nhiễm nguồn nước là một trong những tác nhân làm ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Để hiểu về ô nhiễm môi trường nước và nhận biết rõ hơn về những nguyên nhân cũng như hậu quả của vấn đề này, mời bạn hãy cùng với Điện máy Sakura theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước

Tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước

Tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước là một thực trạng đáng báo động trên toàn cầu hiện nay. Một khu vực được xác định là ô nhiễm khi nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối,… xuất hiện những màu sắc lạ như vàng, đen hay nâu đỏ. Ở những vùng bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, thậm chí người ta còn có thể ngửi thấy được những mùi hôi thối, nồng hắc. Bề mặt nước nổi váng, xuất hiện nhiều bọt khí và có nhiều vi sinh vật chết trong nước.

Nguồn nước ô nhiễm thường chứa rất nhiều loại tạp chất, virus, vi khuẩn và các kim loại nặng độc hại với hàm lượng cao. Nếu không được giải quyết và xử lý triệt để thì cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người cũng như động thực vật sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực.

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước 

Hiện tượng nhiễm nguồn nước bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, điện máy Sakura đã tổng hợp lại được 7 nguyên nhân cụ thể dưới đây:

Nguồn nước bị ô nhiễm vì gia tăng dân số

Hiện nay dân số trên thế giới trung bình đang tăng khoảng 80 triệu người/năm và tại Việt Nam con số này là gần 1 triệu người/năm. Dân số càng ngày càng đông sẽ đồng nghĩa với việc có rất nhiều hệ lụy kéo theo. Từ các hoạt động ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, xây dựng,… đều phải sử dụng tới nước. Những nguồn nước này khi được xả thẳng ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lý thì sẽ khiến cho nguồn nước trở nên ô nhiễm trầm trọng.

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Nguồn rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nếu không được xử lý kịp thời, theo thời gian nó sẽ tích tụ rồi ngấm vào trong các mạch nước ngầm và dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt là các loại rác thải nhựa hoặc nilon phải mất tới hàng trăm năm thì mới có thể phân hủy.

Hiểu được điều này, trong những năm gần đây con người ta đã có xu hướng giảm thiểu sử dụng túi nilon và thay thế bằng túi giấy, túi cói. Đồng thời tối giản đồ đạc và chuyển sang sử dụng những thiết bị, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ô nhiễm nguồn nước vì rác thải y tế

Dù có rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên khắp cả nước, thế nhưng theo thống kê thì lại có rất ít nơi được xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Hằng ngày, một bệnh viện phải tiếp nhận và chữa trị rất nhiều các ca bệnh, do đó một lượng rác thải như dụng cụ y tế, thiết bị y tế, hóa chất cũng sẽ được thải ra. Vì vậy, nếu không được trải qua hệ thống xử lý nước thải thì đây cũng là một mối nguy hại đối với môi trường nước.

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp, các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… khi được sử dụng với một hàm lượng quá mức cho phép sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm vì hóa chất bị tồn dư. Nguy hiểm hơn, tại nhiều địa phương, người nông dân còn bất chấp sử dụng các loại chất cấm độc hại như thuốc trừ sâu Monitor, Thidol,…. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường nước mà còn cực kỳ độc hại cho người sử dụng.

Ngoài ra, trong chăn nuôi, một lượng phân và nước tiểu của các loài động vật và gia cầm khi không được xử lý mà xả trực tiếp ra ngoài môi trường cũng chính là tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm nguồn nước vì quá trình sản xuất công nghiệp

Ô nhiễm nguồn nước vì quá trình sản xuất công nghiệp

Ô nhiễm nguồn nước vì quá trình sản xuất công nghiệp

Lượng nước thải trong công nghiệp phần lớn đều chứa khá nhiều các anion gây ô nhiễm  môi trường nước như CL-, O42-, PO43, Na+, K+,… Cùng với đó là một số hợp chất kim loại nặng có tính độc hại cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F,… dễ hòa tan trong nước và khiến cho nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Ô nhiễm môi trường nước trong công nghiệp còn phụ thuộc vào ý thức cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp.

Nguồn nước bị ô nhiễm do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Khi đất đai được quy hoạch và xây dựng thành các tòa cao ốc, khu chung cư, tòa nhà văn phòng,… Cây cối bị chặt để lấy diện tích xây nhà, xây đường hoặc cầu vượt. Đô thị hóa quá nhanh sẽ làm mất đi sự phát triển của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu trưng cho cuộc sống hiện đại và kinh tế phát triển.

Quá trình đô thị hóa thực sự rất cần thiết, thế nhưng nó còn phụ thuộc chủ yếu vào ý thức cũng như trách nhiệm của con người. Bởi nếu tiêu thụ và xả rác bừa bãi quá nhiều thì không chỉ môi trường nước bị ảnh hưởng mà môi trường chung của toàn xã hội có thể sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng.

Nước bị ô nhiễm vì các điều kiện tự nhiên

Các hiện tượng thiên nhiên như gió bão, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt,… cũng chính là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước. Ngoài ra, động thực vật chết cũng là một nhân tố làm nguy hại tới nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối, nước ngầm, nước biển, nước mưa,…

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam

Ô nhiễm nguồn nước ở trên thế giới hiện nay đang diễn ra ngày càng phổ biến ở cả Việt Nam và trên thế giới. 

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới (Sông Hằng ở Ấn Độ)

Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Châu Á là một trong những khu vực ở trên thế giới được đánh giá là có tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất. Hàm lượng chất độc trong nước ở Châu Á thường cao hơn khoảng gấp 3 lần so với những châu lục khác. Theo một báo cáo khác cho thấy, hàm lượng chì ở trong nước sông Châu Á cao hơn khoảng 20% so với những vùng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng vi sinh vật ở các con sông cũng cao hơn gấp 3 lần số lượng trung bình trên thế giới.

Theo thống kê của Unicef, 5 quốc gia có tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Indonesia. Tại Bangladesh, khoảng 1,2 triệu dân nước này phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm hằng ngày và chỉ có khoảng 15% nước sạch đạt tiêu chuẩn. Tại một đất nước khác là Ireland, cũng có khoảng 30% các con sông đang bị ô nhiễm ở mức trầm trọng.

Một đất nước được đánh giá là có sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc như Mỹ cũng không thể tránh khỏi vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Khoảng 40% nguồn nước ở các con sông của Mỹ có mức ô nhiễm ở ngưỡng báo động, 46% nước hồ ở Mỹ cũng khiến cho nhiều loại sinh vật dưới nước không thể tồn tại và sinh sống được.

Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam thể hiện rõ nhất ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Đơn cử như tại khu công nghiệp Tham Lương – TP. Hồ Chí Minh, người ta đã ước tính rằng nguồn nước bị ô nhiễm của khu vực này có thể đạt tới 500.000m3/ngày.

Tại Hà Nội, khu vực sông Tô Lịch được đánh giá là nơi có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề nhất thành phố. Tuy sông Tô Lịch được chảy qua những tuyến phố sầm uất của Thủ Đô, thế nhưng mỗi khi đi qua đoạn sông này, chúng ta có thể dễ dàng thấy được một màu đen kịt và đục ngầu của nước. Cùng với đó là những mùi hôi thối bốc lên khiến cho cuộc sống của những người dân khu vực xung quanh bị ảnh hưởng ít nhiều.

Để lý giải cho điều này, các chuyên gia đã nhận định rằng mỗi ngày Hà Nội có khoảng 400.000m3 xả thải ra bên ngoài môi trường, thế nhưng lại chỉ có khoảng 10% lượng nước thải được xử lý, còn lại đều bị xả trực tiếp ra những con sông lớn như sông Đà, sông Nhuệ, sông Tô Lịch,… Vì vậy, theo thời gian mà nguồn nước tại những con sông này đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Có thể dễ dàng nhận thấy, ô nhiễm nguồn nước dẫn đến rất nhiều những hệ quả liên quan tới sức khỏe của con người và sự phát triển của động thực vật. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của các quốc gia.

Đối với con người, việc sử dụng và tiếp xúc với một nguồn nước bị ô nhiễm trong một thời gian dài sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, các bệnh lý về da,… Thậm chí còn có thể khiến cho con người ta bị ngộ độc, mắc các dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh về ung thư,… Ô nhiễm nguồn nước cũng khiến cho sức khỏe và tuổi thọ bị giảm sút phần nào.

Đối với động – thực vật, hàm lượng tạp chất, kim loại nặng độc hại cùng các vi khuẩn, virus có trong nước sẽ khiến cho nhiều loài động vật và thực vật khó có thể sinh trưởng và phát triển. Về lâu về dài sẽ dẫn tới hiện tượng mất cân bằng sinh thái.

Về kinh tế, ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng nhiều đến vấn đề cảnh quan. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội hoặc phát triển du lịch của một khu vực hoặc quốc gia nào đó.

Giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Để cải thiện phần nào tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở cả Việt Nam và trên thế giới thì trước hết, mỗi chúng ta cần nâng ý thức và sự trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ môi trường nước. Bên cạnh đó, cũng rất cần sự đồng hành, tuyên truyền và kêu gọi từ các cấp chính quyền. Và dưới đây là một số biện pháp mà chúng ta có thể áp dụng vào thực tế để bảo vệ môi trường nước ngay từ hôm nay:

  • Chủ động bảo trì, thay thế và sửa chữa các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ hoặc lỗi.
  • Tích cực kêu gọi người nông dân xây dựng và lắp đặt hầm biogas, hầm chứa để xử lý phân và nước tiểu của các loài động vật, gia cầm trong chăn nuôi. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
  • Lắp đặt các thiết bị như hệ thống lọc tổng hoặc máy lọc nước để làm sạch nước và mang tới nguồn nước trong lành, an toàn cho gia đình.
  • Tiết kiệm nguồn nước bằng việc tắt các vòi nước và tận dụng nguồn nước mưa để tưới cây, rửa xe,…
  • Không vứt rác và xả thải bừa bãi ra khu vực sông, suối, ao, hồ,…

Có thể thấy rằng, ô nhiễm nguồn nước dẫn đến rất nhiều hệ lụy liên quan đời sống của con người, động – thực vật và cả nền kinh tế của một đất nước. Để khắc phục và cải thiện tình trạng này không phải là việc làm ngày một ngày hai mà nó cần cả một quá trình có định hướng cũng như kế hoạch rõ ràng. Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã mang lại được những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm nguồn nước.