Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như thế nào?
Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nan giải đối với nước ta nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt là trong tình hình covid-19 hiện nay sức khỏe của con người ngày càng vị đe dọa.
Các loại ô nhiễm môi trường chính.
1. Ô nhiễm môi trường đất.
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Là hiện tượng hệ sinh thái trong lòng đất bị biến đổi sâu sắc gây suy thoái. Dễ bị xói mòn do nước khi gặp các chuyển động lớn như lở đất do canh tác không hợp lí bởi người nông dân không có kiến thức trồng trọt. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi và sụt lở đất thường xảy ra vào mùa mưa lũ, làm suy thoái đất và gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường và con người. Xói mòn bề mặt là hiện tượng xói mòn và rửa trôi bề mặt đất, cuốn đi các chất mùn, chất dinh dưỡng… gây ra tình trạng bạc màu và thoái hoá đất. Sự xói mòn bề mặt đã xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh, tạo nên những vùng đất trống, đồi núi trọc hoặc đất trơ sỏi đá.
Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).
Đất bị nhiễm các độc tố kim loại nặng, dư thừa muối,… gây giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho các loài vi sinh vật sống trong lòng đất. Các chất phóng xạ kim loại, nilon không phân hủy được gây nên trở ngại cho đất. Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đại diện gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do xả rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất thông thường bao gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng.
Tình trạng này trở nên phổ biến hơn khi mức độ công nghiệp hòa hiện đại hóa nâng cao, các dự án đô thị hóa do gia tăng dân số. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải làm thu hẹp diện tích đất canh tác. Dẫn đến thực tế rất đáng lo ngại cho mai này là tài nguyên đất bị suy thoái, không còn gì để khai thác cho tương lai.
2. Ô nhiễm môi trường nước.
Nồng độ kim loại nặng cao trong nước: Mn, Zn,… chúng gây cản trở sự sống các loài trú ngụ trong môi trường nước. Đặc biệt ở ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Họ khai thác không ngừng vì lợi nhuận lớn mà không nghĩ đến môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Là các ống nước thải trực tiếp ra cửa sông, là tình trạng dầu tràn ngập mặt biển mà không có biện pháp ngăn chặn.
Kết quả khảo sát tại các làng nghề chuyên về sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không xử lý làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường trực tiếp trong khu vực.Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ rệt nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, lượng nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Không những thế, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, đa số các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là nguồn đặc biệt quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Với mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Bên cạnh đó nguồn nước còn bị ô nhiễm bởi các thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong công tác chăn nuôi của người nông dân. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm. Chúng lan truyền và tích lũy trong đất, nước đầu độc nguồn nước không còn trong xanh như lúc đầu. Nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định nên hầu hết lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường;
Và góp phần không nhỏ là lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nhưng chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước. Đồng thời, nhận thức của cộng đồng về BVMT chưa cao, ở nhiều nơi, người dân vẫn có thói quen dùng bồn chứa nước không an toàn và kém vệ sinh như bể xi măng, chum, vại… Mức độ ô nhiễm nước xảy ra với tần suất lớn ở các khu dân cư đông đúc: ven sông, hồ, hay các làng chài. Khiến các loài thủy sản, thực vật bị ảnh hưởng. Theo thống kê,số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Nước thải nhà vệ sinh khi bị đầy sẽ tràn ra ngoài gây ô nhiễm và mùi hôi thối,để tránh giảm tình trạng này chúng ta lên hut be phot theo định kì tránh để tràn ứ gây ra ô nhiễm
So với các loại ô nhiếm thì ô nhiễm nước là quan trọng hơn cả, vì chúng cũng gây ảnh hưởng rộng đến nguồn đất xung quanh, tăng mức độ ô nhiễm độc hại đến đất.
3. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc sự thay đổi các thành phần trong bầu khí quyển. Làm không khí trở nên không trong sạch, mọi thở trở nên mờ nhạt như hiện tượng “sương mù”. Ta nói đến ngành công nghiệp, đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là các ống khói công nghiệp làm lượng chất độc hại tăng lên nhanh chóng Quá trình gây ô nhiễm là do đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) độc hại. Các công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, phụ thuộc vào quy mô sản xuất lớn nhỏ và nhiên liệu sử dụng thì liều lượng nồng độ chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Về giao thông vận tải cũng góp phần không nhỏ nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Giai đoạn đốt nhiên liệu động cơ tạo nên các chất khí độc hại làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển như CO2, CO, SO2,…Thành phố ô nhiễm không khí chủ yếu do các phương tiện giao thông. Nhà nước nên hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Muốn làm được điều này phải phát triển hệ thống giao thông công cộng cho thật tốt để phục vụ người dân. Bên cạnh đó giảm các ngành, dự án gây ô nhiễm cao, tiêu tốn nhiều năng lượng. Sinh hoạt cũng tác động gây ô nhiễm không khí chủ yếu do khi đun nấu sử dụng nhiên liệu sẽ tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và xung quanh.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Hiện tại, chất lượng không khí tại Hà Nội đang ở mức báo động. Tình trạng chất lượng không khí không đảm bảo ở Hà Nội hiện nay sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới; thậm chí có khả năng đạt ngưỡng của các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Hệ quả này không thể nào ngăn chặn được. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Đó là tác động xấu đối với sức khỏe con người(đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Chúng tác động rộng rãi không chỉ 1 quốc gia mà toàn thế giới đều hứng chịu chung hệ quả này.
Sức khỏe con con người dưới tác động ô nhiễm môi trường
Cho dù loại ô nhiễm nào thì cũng gây hại đến sức khỏe con người trầm trọng. Ô nhiễm không khí tác động đến hệ tim mạch, các bệnh hô hấp. Ngày nay, con số tử vong về các bệnh này gia tăng không ngừng theo từng giây trên thế giới. Ra đường dù ngày hay đêm mọi người đều mang khẩu trang để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch… và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trẻ nhỏ sống ở vùng ô nhiễm không khí nặng có chỉ số IQ thấp hơn, khả năng ghi nhớ thông tin không tốt và kém thông minh hơn nhiều so với trẻ em sống trong vùng không khí trong sạch. Và nguy cơ bị viêm nhiễm, tổn thương não bộ nghiêm trọng. Và các mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO, NO,x, CO, chì… Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sự phát triển kinh tế: thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất.
Về tài nguyên nước thì ô nhiễm làm cho thiếu nước sạch trầm trọng ở các nước chậm phát triển, nhất là Ấn Độ. Người chết khát, chết do uống nước bẩn gây ra các bệnh phá hủy hệ bài tiết bởi các chất kim loại nặng trong nước.Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém. Hằng năm, gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm đất thì làm cho chăn nuôi bị ảnh hưởng, dẫn đến người tiêu dùng sử dụng thực phẩm không đạt chuẩn an toàn. Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn. Ô nhiễm đất còn gây các bệnh mãn tính. Tỉ lệ ung thư trẻ tuổi ngày càng gia tăng hơn từng ngày.Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc với đất ô nhiễm rất khác nhau tùy thuộc vào loại chất gây ô nhiễm, cách thức tấn công và tính đề kháng của người dân khi tiếp xúc. Tiếp xúc mãn tính với crôm, chì và các kim loại khác, xăng dầu, dung môi, và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây ung thư, có thể gây ra rối loạn bẩm sinh, và các bệnh mãn tính khác. Nồng độ của các chất tự nhiên trong công nghiệp hoặc nhân tạo cũng đã được xác định là mối nguy hiểm sức khỏe trong đất và nước ngầm.
Ô nhiễm tiếng ồn làm tăng mức độ stress của người dân, ảnh hưởng đến thai nhi, gây căng thẳng thần kinh làm giảm thính lực. Tiếng ồn làm rối loạn giấc ngủ, làm giảm tính tò mò của trẻ con về hiện tượng thiên văn, cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật. Sóng làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn, khiến cơ thể con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này.