Nuôi tôm công nghệ cao ở Bến Tre đang được nhân rộng nhờ hiệu quả cao – Hafiquacen
Do năng suất hiệu quả kinh tế đạt kết quả cao nên mô hình nuôi tôm công nghệ ngày càng phát triển và đảm bảo đạt chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần XI đề ra.
Năm nay, dù gặp nhiều khó khăn về vấn đề chi phí thức ăn thủy sản tăng nhanh cộng thêm thời tiết bất thường nhưng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh Bến Tre vẫn phát triển khá mạnh.
Hiện tại, toàn tỉnh Bến Tre đã nuôi hơn 2.380ha, đạt hơn 95%. Qua đó, sản lượng nuôi tôm đạt 24.000 tấn, đạt khoảng 60% kế hoạch đề ra. Diện tích ao tôm công nghệ cao đang dần dần được nhân rộng, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiện đạt tỉ lệ tôm nuôi đạt hiệu quả khá cao, năng suất đạt 60-70 tấn/ha giúp hơn 80% ao nuôi có lãi. Sắp tới, tỉnh Bến Tre đang đề xuất kế hoạch phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao là 4.000ha, sản lượng đạt 114.000 tấn/năm vào năm 2025.
Để phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững, tỉnh Bến Tre đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Bình Đại với tổng mức chi phí đầu tư hơn 83 tỷ đồng. Dự án hạ tầng vùng nuôi 2.000 ha ao tôm ứng dụng công nghệ cao tại huyện Ba Tri được phê duyệt với tổng chi phí đầu tư là 60 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tỉnh Bến Tre đang gặp rất nhiều khó khăn về quỹ đất công để đầu tư các vùng nuôi công nghệ cao tập trung, hệ thống hạ tầng điện 3 pha phục cho việc nuôi tôm tập trung đang còn hạn chế.
Tại xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre bước đầu có 70ha ao tôm công nghệ cao đã phát huy hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Phép, Bí thư Đảng ủy xã Bảo Thuận chia sẻ, nuôi tôm công nghệ cao huyện giao cho xã nhiệm kỳ này đạt 400 ha ao tôm, đến nay xã diện tích tôm công nghệ cao là 70 ha.
Ông Phép cho biết, “Nuôi tôm công nghệ cao đã chứng minh được tính hiệu quả khi 70 ha ao nuôi tôm của các hộ dân phát triển khá thuận lợi. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao đầy đủ đảm bảo cho tôm phát triển tốt. Cùng với đó, xã cũng đầu tư hạ tầng làm đường lớn đến tận ao nuôi, giúp quá trình thu hoạch và vận chuyển hải sản nhanh, thuận lợi”