Nữ bác sĩ bỏ việc ở bệnh viện lớn để làm ‘bác sĩ sữa mẹ’
Sau 10 năm là một bác sĩ của Khoa Gây mê ở cả các bệnh viên lớn tại TP.HCM, bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy hay còn được gọi là ‘Bác sĩ gây mê’ đã khép lại hành trình giành ấy bằng việc mở ra một hành trình khác với tên gọi là ‘bác sĩ sữa mẹ’. Trong vòng 2 năm tìm tòi và nghiên cứu phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ từ trong và ngoài nước, bác sĩ Anh Thy trở thành người đầu tiên tại Việt Nam lấy được chứng nhận Chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC (International Board Certified Lactation Consultant).
“Nuôi con bằng sữa mẹ” – chuyện tưởng chỉ như bản năng của một người mẹ khi sinh con thế nhưng hàm chứa trong đó lại vô cùng nhiều quan điểm sai lầm và các thông tin cần được hiểu đúng, hiểu rõ. Trăn trở về hành trình nuôi con bằng sữa mẹ ở tại Việt Nam, bác sĩ Thy đã biến nó thành động lực để đi đến nhiều hơn, truyền cảm hứng cho đông đảo các bà mẹ còn băn khoăn chuyện nuôi con trong quan trọng sơ sinh – được xem là giai đoạn vàng quyết định hệ miễn dịch của một đứa trẻ.
Bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy
Bỏ nghề công việc ở bệnh viện lớn để làm “Bác sĩ sữa mẹ”
“Thật ra tôi đã làm ở 2 bệnh viện Thống nhất và Bệnh viện 115, xuyên suốt 10 năm làm nghề tôi được gọi là ‘bác sĩ gây mê’”, bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy giới thiệu về nghề trước đây của mình.
Nhắc đến việc bén duyên với cái tên ‘bác sĩ sữa mẹ’ sau này, bác sĩ Thy cho hay là vào một lần tham gia các hội nhóm trên Facebook, chị được nhiều người tin tưởng và từ đó công việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng gắn liền với bác sĩ Thy.
Trước khi được gọi là “Bác sĩ sữa mẹ”, bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy làm việc ở Khoa gây mê của các Bệnh viện lớn tại TP.HCM.
‘Bác sĩ sữa mẹ’ không chỉ là một tên gọi mà hàng trăm người dành ra để gọi bác sĩ Thy mà nó còn là một cái tên gắn liền với mong muốn và niềm đam mê của một người khoác áo blouse trong hành trình giúp các bà mẹ hiểu đúng và hiểu rõ tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
“Như các bạn đã biết, bác sĩ gây mê là một bác sĩ cần sự mạnh mẽ, là người giành giật lại sự sống cho những vụ tai nạn. Nói thật đến bây giờ mình vẫn còn ám ảnh hình ảnh khi mình cấp cứu cho những bệnh nhân trước cửa tử, ở trên tôi truyền máu còn ở dưới bệnh nhân cứ liên tục mất máu. Nhưng tôi cũng phải nói lời cảm ơn với hành trình này, vì nó đã chui rèn cho tôi một bản lĩnh làm nghề, bản lĩnh đưa ra những quyết định, trong đó có bao gồm cả quyết định nghỉ việc”.
Bác sĩ Thy và bố ruột
Nói về quyết định bỏ nghề, bác sĩ Thy cho biết đó không chỉ là sự can đảm mà còn là thời gian gian dài nữ bác sĩ này dành để lắng nghe tiếng nói từ trong nội tâm mình.
“Có một lúc, khi tôi cầm quyển sách gây mê lên đọc thì tôi thấy mình như ngủ mê thật cho đến khi mình cầm quyển sách về sữa mẹ thì tôi mới nhận ra mình rất say sưa. Tôi đã tự hỏi “mình thích gì, mình yêu cái gì?”. Rồi có một lần tôi tâm sự với đồng nghiệp: “Tôi thấy sao vừa làm ‘Bác sĩ gây mê’ và ‘Bác sĩ sữa mẹ’ tôi thấy tôi chẳng chuyên về một cái nào”. Đồng nghiệp khi ấy mới trả lời tôi: “Bước 2 chân không thể nào đi sâu hơn”. Và rồi cái gì đến cũng đến, trước khi quyết định tôi đã cho mình 2 năm để suy nghĩ, trong đó chỉ có 1 năm là suy nghĩ cho quyết định còn năm còn lại tôi chuẩn bị kinh tế, tinh thần, đồng thời tôi phải tìm cách giải thích với gia đình vì họ kỳ vọng vào tôi rất nhiều.
Khi tôi nghỉ bệnh bệnh viện, tôi biết kinh tế không đủ trang trải. Sau khi nghỉ việc, tôi tự nhủ tôi có 1 năm để thử thách bản thân, nếu không ổn tôi sẽ trở về với chiếc áo của Khoa gây mê, nhưng rất may mắn là tôi đi đúng đường, tôi muốn mình có thể hướng dẫn thật nhiều cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.”
Sao phải hướng dẫn một người mẹ về bản năng của họ?
Sau một thời gian ấp ủ và nghiên cứu, cộng thêm kiến thức thực tế khi sang học tại Trung tâm sữa mẹ quốc tế tại Toronto, Canada. Bác sĩ Anh Thy cùng với một người bạn Linh Phan – Tác giả sách, Chuyên gia tư vấn Tâm lý trẻ nhỏ, Thành viên Hiệp hội trị liệu Tâm thần tại Nauy đã viết và xuất bản cuốn sách “Tận hưởng hành trình nuôi con bằng sữa mẹ”.
Đây được xem là cuốn sách hướng dẫn chi tiết và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sao cho đúng và khoa học, điều mà tưởng như đã trở thành bản năng của người mẹ nhưng rất nhiều người lại bỏ qua các kiến thức thuộc giai đoạn vàng 2 năm đầu đời của trẻ.
Sách Tận hưởng hành trình nuôi con sữa mẹ là quyển sách đầu tay do bác sĩ Thy và một người bạn viết.
“Trong quá trình mang thai hầu hết các bạn đều đọc rất nhiều sách, tìm hiểu rất nhiều tài liệu về quá trình mang thai, tìm hiểu nơi nào sinh tốt, bác sĩ sản nào giỏi, lựa chọn phương pháp nào sinh nhưng việc tìm và hiểu rõ về sữa mẹ thì lại rất ít được chú trọng.
Các mẹ trẻ nghĩ đó là bản năng nên không tìm hiểu nhưng chuyện sinh ở đâu tốt, sữa tả như thế nào trong khi đó là chuyện người mẹ có thể nhờ chồng tìm hiểu nhưng riêng chuyện cho con bú, không ai có thể thay người mẹ được. Cho đến khi sinh rồi những người mẹ mới bắt đầu tìm hiểu về cách cho bú, những lớp tôi đứng dạy thường là các mẹ đã sinh bé rồi mới đi học. Chắc chỉ có 1/4 trong số đó là sinh lần đầu tiên.”, bác sĩ Thy chia sẻ.
Theo bác sĩ Thy, mỗi người là một cá thể khác nhau nên sẽ có những phương pháp nuôi con khác nhau được linh động bởi những quan điểm khác nhau và không phải ai cũng thoải mái và cảm thấy phù hợp với quyết định của mình. Chính vì vậy mà không có một phương pháp chính xác để nuôi con cụ thể mà cần một phương pháp phù hợp cho từng cá nhân.
“Tôi nghĩ nó phù hợp cho các bà mẹ đang mang thai. Cũng giống như kết hôn, trước khi kết hôn ai cũng cần phải tìm hiểu những kiến thức tiền hôn nhân. Còn với việc sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ, nếu không tìm hiểu trước, bạn không biết sau khi sinh bạn tắc sữa lúc nào, lúc ấy bạn cần làm gì, trong trường hợp hai mẹ con bị cách ly sau khi sinh thì phải làm sao. Thậm chí là cả nội, ngoại cũng cần biết được những thông tin đúng và chính xác về việc nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời của trẻ.
Người mẹ sinh xong cả thế giới sẽ thay đổi xung quanh một đứa trẻ. “Nhiều người bố biết đến tôi hơn cả những người mẹ nên tôi nghĩ “Tận hưởng hành trình nuôi con bằng sữa mẹ” giống như một cuốn sách đồng hành, gối đầu của cả gia đình hơn”.
Theo bác sĩ Thy, hành trình nuôi con bằng sữa mẹ là hành trình cần nhiều kiến thức.
Bác sĩ Thy ký tặng độc giả.
Theo bác sĩ Thy trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin sai lệch và ngộ nhận về sữa mẹ. Chính vì vậy mà cuốn sách này cũng được xem là người bạn đồng hành giúp các bà mẹ vượt qua giai đoạn “nghe truyền miệng dân gian” những phương pháp không đúng chuẩn khoa học.
“Tôi nghe ai đó nói ăn móng giò mới lợi sữa chẳng hạn, trong khi đó móng giò rất nhiều mỡ, mỡ thừa sẽ tích trữ ở mông ở đùi, khi mẹ sinh con, mỡ chưa kịp tạo sữa thì người mẹ lại đắp vào những món ăn mà theo dân gian nó được gọi là “bổ, lợi sữa” thì rất có hại, có thể làm người mẹ tăng cân từng đó họ thấy tự ti với thân hình của mình, ảnh hưởng rất nhiều thứ.”
Theo bác sĩ Thy, những thông tin dân gian được truyền miệng nhau rất nhiều chính vì vậy mà người mẹ nếu không chuẩn bị cho mình một kiến thức chuẩn và khoa học ngay từ đầu thì sẽ tạo ra những tác động xấu, tiêu cực đến sức khoẻ của mình và con.