Nông nghiệp sạch là gì? Lợi ích & Tiêu chí đánh giá mô hình
Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch – an toàn của người dân ngày càng tăng cao, do đó mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Chính vì thế, các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ngày càng được đón nhận và được nhân rộng. Sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn không chỉ là hướng đi phù hợp với xu thế mà còn là xu hướng phát triển bền vững, mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, là xu thế tất yếu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về nông nghiệp sạch
Nông nghiệp sạch có thể hiểu là một hệ thống quản lý, sản xuất nông nghiệp, tránh hoặc giảm thiểu sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước.
Lợi ích của mô hình nông nghiệp sạch
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến những lợi ích tiêu biểu như:
Đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm sạch của người tiêu dùng:
Trên thị trường hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan, những căn bệnh hiểm nghèo (ung thư) liên quan đến thực phẩm bẩn trong xã hội ngày càng gia tăng khiến người tiêu dùng rất lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sạch là hướng đi đúng đắn, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng.
Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường
Sản xuất nông nghiệp sạch sử dụng các phương pháp canh tác giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất (như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), từ đó giúp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, giảm ô nhiễm môi trường.
Mang lại giá trị kinh tế lớn cho nông dân
Ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch giúp chất lượng của sản phẩm tăng, từ đó kéo theo giá trị thương phẩm tăng lên, giúp người nông dân tăng thu nhập đáng kể.
Tiêu chí đánh giá dự án nông nghiệp sạch
Căn cứ theo tiêu chí đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một dự án nông nghiệp sạch là dự án sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
Dự án thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
Dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định;
Dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP;
Dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP,…).
Ứng dụng máy bay không người lái quản lý sâu bệnh hại cây trồng
Trong xu thế phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, việc ứng dụng máy bay không người lái trong công tác quản lý sâu bệnh hại đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Các dòng máy bay nổi tiếng được sử dụng trên thế giới hiện nay như: DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P.
Máy bay không người lái giúp theo dõi sự phát triển của cây trồng, theo dõi tình trạng sâu bệnh hại, từ đó phân tích và đưa ra những thông số giúp người dùng biết nên sử dụng loại thuốc trừ sâu nào, liều lượng bao nhiêu để xử lý hiệu quả.
Sử dụng máy bay phun thuốc giúp giảm 90% nước và 30% thuốc, có thể điều chỉnh lưu lượng khi phun nên hạn chế được tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, đảm bảo nông sản sạch, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, khi phun thuốc bằng máy bay, thuốc trừ sâu bám tốt trên thân và lá, không bị trôi xuống đất, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí xung quanh.
Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao là chiến lược của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế chung của thế giới, việc sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập và bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.