Nông Nghiệp Sạch Là Gì? Triển Khai Nông Nghiệp Sạch Như Thế Nào?

Cụm từ nông nghiệp sạch mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây, và cho đến nay có thể nói vẫn chưa có định nghĩa đầy đủ và được mọi người công nhận. Đã có một số tác giả đưa ra một số định nghĩa cùng với những khía cạnh khác nhau tùy vào đối tượng, mục đích nghiên cứu cũng như cách tiếp cận vấn đề.

Và để có thể tìm hiểu nông nghiệp sạch là gì, bạn hãy đọc nội dung bài viết dưới đây nhé.

Nông Nghiệp Sạch Là Gì?

Nông nghiệp sạch là hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, tại đó tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm một cách tối đa các chất thải gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Từ đó, chúng ta có thể tối ưu về hiệu quả cây trồng cũng như sức khỏe của các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người.

Tuy rằng, nền nông nghiệp sạch không thể bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực nhưng hệ thống này có thể đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Tìm hiểu về mô hình nông nghiệp sạch - Topcachlam

Tuy nhiên, hiện nay nông dân vẫn chưa thật sự hào hứng trong việc chuyển sang nền nông nghiệp sạch do bởi chi phí sản xuất cao, mặt khác thu nhập thấp bởi vì thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch vẫn còn hạn hẹp.

Lợi Ích Của Sản Xuất Nông Nghiệp Sạch

Bảo vệ môi trường và sức khỏe

Sản xuất nông nghiệp chạy theo số lượng sản phẩm lớn đã dẫn đến việc lạm dụng phân bón hóa học, khiến cho đất trồng bị bạc màu, chai cứng.

Ngoài ra, nguồn nước bị ô nhiễm do lượng phân bón vô cơ bị hòa tan và rửa trôi, điều này sẽ có thể gây ung thư ở người nếu như tiếp xúc với phân bón hoặc thường xuyên hấp thụ thực phẩm có chứa dư lượng hóa chất lớn.

Phân Tích Rõ Khái Niệm Nông Nghiệp Sạch Là Gì - Agri.vn

Khi áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, người nông dân sẽ có thể kiểm soát được lượng phân bón và hóa chất sử dụng, đồng thời cũng sẽ chắc chắn cây trồng sẽ cho sản lượng thu hoạch cao cùng với chất lượng tốt. Thực phẩm sẽ được đảm bảo ở mức độ an toàn cho người tiêu dùng nhờ vào việc kiểm soát lưu lượng hóa chất còn tồn dư trong nông sản.

Nếu có thể sản xuất nông nghiệp sạch đúng theo đúng phương pháp, người nông dân sẽ có thể bảo vệ được chính mình cũng như những người xung quanh tránh việc bị phơi nhiễm các hóa chất độc hại dẫn tới ung thư.

Phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích nhà nông phát triển nông nghiệp sạch bởi vì đây là một trong những khía cạnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế nước ta thời kỳ hội nhập.

Để có thể bắt kịp xu thế quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp giúp chúng ta gia tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu Việt Nam, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ nâng cao thu nhập của người nông dân và cũng như đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Phân Tích Rõ Khái Niệm Nông Nghiệp Sạch Là Gì - Agri.vn

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp sạch đem lại không ít lợi ích to lớn và lâu dài cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như nhà nông, người tiêu dùng nói riêng.

Phương Hướng Phát Triển Mô Hình Nông Nghiệp Sạch

Để có thể phát triển nền nông nghiệp sạch, nhà nông cần được khuyến khích đầu tư và sử dụng những yếu tố vừa bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, và cũng vừa không gây tác hại cho người sử dụng, đồng thời không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái.

Để giải quyết được những vấn đề kể trên, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản đó là:

  • Sử dụng các giống cây ít bị nhiễm bệnh và sâu rầy.
  • Áp dụng và triển khai các biện pháp canh tác tiên tiến như là luân canh cây trồng, cày sâu bừa kỹ dựa theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tưới tiêu theo khoa học, sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học rộng rãi.
  • Giảm các mức sử dụng hóa chất. Trong điều kiện hiện nay nếu chưa giảm được thì cần phải sử dụng theo đúng quy trình đó là đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.

Tiêu Chuẩn Sản Xuất Nông Nghiệp Sạch Ở Việt Nam

Tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với từng sản phẩm, nhóm các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

Tiêu chuẩn VietGAP là gì?

Tiêu chuẩn VietGAP là những nguyên tắc, trình tự và các thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch nhằm mục đích đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời cũng bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Tiêu chuẩn GlobalG.A.P

GlobalG.A.P có tên đầy đủ là Global Good Agricultural Practice, được gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu.

Tiêu chuẩn GlobalGAP - Chứng nhận tiêu chuẩn về ngành nông nghiệp

Đây là bộ tiêu chuẩn, bao gồm những biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt, được xây dựng để áp dụng tự nguyện trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau khi thu hoạch cho những loại nông sản ở trên phạm vi toàn cầu.

Tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đã ban hành bộ tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam đầu tiên (TCVN 11041-1:2017) dành riêng cho việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ được thực hiện trên những cơ sở và các tiêu chuẩn quốc tế (CODEX, IFOAM…) và tiêu chuẩn của các nước với nền nông nghiệp hữu cơ phát triển như là Mỹ, các quốc gia EU, Nhật cùng với đó là các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines và Trung Quốc.

Tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ – USDA

Tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ – USDA là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất, và đồng thời cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự.

Chứng nhận hữu cơ USDA Tiêu chuẩn Mỹ - Chất Lượng Việt

Sản phẩm hữu cơ dưới sự chứng nhận của những đại diện thuộc USDA gồm nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ với những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) thì mới được thể hiện dấu (logo) của USDA trên tem nhãn của sản phẩm.

Tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật – JAS

Đây là tiêu chuẩn của bộ Nông nghiệp Nhật Bản, có quy định về tiêu chí cho các sản phẩm, nhãn mác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.

JAS - tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản - HVNCLC

Tiêu chuẩn hữu cơ JAS bao gồm hai phần:

  • Hệ thống JAS: cho phép các sản phẩm đã qua kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
  • Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng: yêu cầu phía nhà sản xuất và bán hàng cần phải dán nhãn sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng được dán cho mọi loại thực phẩm. Với những thực phẩm tươi thì cần phải có tên, nơi sản xuất, còn với thực phẩm đã qua chế biến thì phải có tên, thành phần, hạn sử dụng…

Một số tiêu chuẩn khác

  • Tiêu chuẩn hữu cơ PGS
  • Tiêu chuẩn ASC
  • Tiêu chuẩn MSC
  • Tiêu chuẩn 4C
  • Tiêu chuẩn Rainforest

Nông Nghiệp Hữu Cơ Và Nông Nghiệp Sạch

Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch đều là cách gọi tên cho các sản phẩm sạch, an toàn, tuy nhiên về phương pháp sản xuất, canh tác của chúng thì vẫn còn khác nhau.

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp nhằm mục tiêu hướng đến sự bền vững, giúp tăng cường độ phì của đất và duy trì sự đa dạng sinh học.

Hệ thống nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hóa học, hormone tăng trưởng, kháng sinh tổng hợp, các loại phân hóa học, sinh vật biến đổi gen,…

Nông nghiệp hữu cơ là gì? Ưu nhược điểm của canh tác hữu cơ? Biohome

Đặc điểm của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ được sản xuất theo kiểu bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Hệ thống này duy trì và nâng cao sức khỏe của con người trong mọi khâu, từ canh tác tới chế biến, phân phối tiêu dùng.

Trong quá trình canh tác, nông nghiệp hữu sử dụng phương pháp kỹ thuật vi sinh, giúp cây trồng bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng, giúp phòng trừ, bảo vệ cây trồng khỏi những loại sâu bệnh.

Việc sử dụng vi sinh vật có lợi trong sản xuất nông nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất, không ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe.

Nông nghiệp sạch

Nông nghiệp sạch là hệ thống sản xuất các sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn an toàn.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò quan trọng đó là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Từ đó giúp đảm bảo an ninh lương thực trong nước và giúp quốc gia trở thành một trong các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên nếu như lạm dụng quá mức phân bón, thuốc hóa học trong nông nghiệp sẽ khiến cho chất lượng nông sản sẽ ngày càng sụt giảm.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tâm huyết với nông nghiệp sạch | Y Dược Học Việt Nam

Đặc điểm của nông nghiệp sạch

Nông nghiệp sạch được sản xuất trên vùng đất sạch, nơi không bị kim loại nặng gây ô nhiễm, không bị ảnh hưởng từ nước thải, các chất thải công nghiệp chưa được xử lý.

Trong hệ thống nông nghiệp sạch có sử dụng các loại giống, bao gồm cả giống chuyển gen, sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, những sản phẩm này trước khi đưa ra cần phải kiểm tra để đạt được tiêu chuẩn sạch.

Quy định về sản phẩm sạch theo một hệ thống được kết hợp với số liệu, mức tồn dư chất hóa học có trong nông sản, lượng hóa học này cần được đảm bảo con người sử dụng liên tục nhưng không ra ảnh hưởng, gây độc hại.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp sạch không được gây ra ô nhiễm môi trường, nếu như vượt ngưỡng quy định thì sản phẩm sẽ bị thu lại và bị coi là sản phẩm không sạch.

Nông nghiệp sạch lựa chọn tất yếu - Báo Gia Lai điện tử - Tin nhanh - Chính xác

Dựa vào tiêu chuẩn quy định của từng quốc gia từng vùng, khu vực nhất định về nông nghiệp sạch thì có những mức độ đánh giá sản phẩm khác nhau.

Và để thực hiện nông nghiệp sạch dựa trên những quy định của thế giới hiện nay thì Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn của GAP, có thể VietGAP, Asean GAP hoặc GlobalGAP.

Có thể thấy rằng, dựa vào nhu cầu tiêu dùng của từng đối tượng sử dụng mà nhà nông có thể chọn phương pháp sản xuất phù hợp. Nông dân có thể điều chỉnh lượng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu phù hợp, chọn nguồn nước tưới đảm bảo để có thể đạt tiêu chuẩn nông nghiệp sạch. Bên cạnh đó, sản phẩm cần được chứng minh nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra chất lượng và chứng minh bằng số liệu phân tích , đồng thời cần phải được đơn vị có chức năng chứng nhận.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về nông nghiệp sạch là gì. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đến nhà nông.