Nội dung, ý nghĩa phương pháp luật của định nghĩa vật chất

Phân tích định nghĩa, đặc điểm cơ bản của vật chất và từ đó rút ra ý nghĩa.

 

Những nội dung liên quan:

 

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.

Định nghĩa vật chất

Tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất như sau:

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Theo định nghĩa của Lênin về vật chất:

– Cần phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với những dạng biểu hiện cụ thể  của vật chất. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; còn tất cả những sự vật, những hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất nên nó có quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa. Vì vậy, không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

– Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó.

– Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự
phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:

– Bằng việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được hạn chế trong quan niệm về
vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về lịch sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

– Khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan “được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lai, phản ánh”, Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan.

Theo định nghĩa vật chất của Lê-nin, thì trước tiên cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với “vật chất là toàn bộ thực tại khách quan”. Nó khái quát những thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng tồn tại của vật chất với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành, hay nói cách khác là khác dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể như: nước lửa không khí, nguyên tử, thịt bò…

Thứ hai thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất chính là thuộc tính tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại vận động và phát triển của nó không lệ thuộc vào tâm tư, nguyện vọng, ý chí và nhận thức của con người.

Thứ ba vật chất ( dưới những hình thức tồn tại cụ thể của nó) là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; những cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các giác quan của con người.

Thứ tư trong định nghĩa này, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học . Cụ thể là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau thể hiện ở câu“ được đem lại cho con người trong cảm giác”; con người có khả năng nhận thức được thế giới thông qua câu “ được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, Lê-nin khẳng định bằng nhiều cách thức khác nhau, bằng nhiều trình độ khác nhau con người tiến hành nhận thức thế giới.

Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của TH, thể hiện rõ lập trường DV biện chứng. Lenin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

– Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.

– Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất. (Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức).

– Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của CNDV trước Mac (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại).

– Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất)

– Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết.

– Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất. (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).

– Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của thế giới vật chất
(Định nghĩa này không quy vật chất về vật thể cụ thể, vì thế sẽ tạo ra kẻ hở cho CNDT tấn công, cũng không thể quy vật chất vào 1 khái niệm nào rộng hơn để định nghĩa nó, vì không có khái niệm nào rộng hơn khái niệm vật chất. Vì thế chỉ định nghĩa nó bằng cách đối lập nó với ý thức để định nghĩa vạch rõ tính thứ nhất và tính thứ 2, cái có trước và cái có sau).

Định nghĩa vật chất của Lê-nin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây.

  • Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
  • Thứ hai khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử

Mặc dù định nghĩa vật chất của Lê-nin đã ra đời gần hai thế kỷ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn và khoa học.

Các tìm kiếm liên quan đến Phân tích định nghĩa đặc điểm cơ bản của vật chất và từ đó rút ra ý nghĩa: ý nghĩa của định nghĩa vật chất, giá trị khoa học của định nghĩa vật chất, nguồn gốc và bản chất của ý thức, định nghĩa vật chất và ý thức, vật chất theo nghĩa thông thường, định nghĩa ý thức, phương thức tồn tại của vật chất, thuộc tính cơ bản của vật chất

5/5 – (11257 bình chọn)