Nội dung tổ chức công tác kế toán (Phần 1)
Các nội dung tổ chức công tác kế toán lần đầu tại doanh nghiệp hay các nội dung tổ chức công tác kế toán cần tìm hiểu của kế toán khi lần đầu tiếp nhận công việc. Kế toán Lê Ánh sẽ giới thiệu tổ chức xây dựng hệ thống danh mục và các biểu mẫu chứng từ kế toán cùng với tổ chức hạch toán ban đầu qua bài viết dưới đây
>>> Xem thêm: Tổ chức hệ thông chứng từ kế toán và công tác hạch toán ban đầu
Tổ chức xây dựng hệ thống danh mục và các biểu mẫu chứng từ kế toán
Việc xác định hệ thống danh mục chứng từ kế toán và các biểu mẫu chứng từ kế toán là công việc đầu tiên đối với việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu của đơn vị.
Căn cứ vào hệ thống chứng từ của Nhà nước ban hành áp dụng cho loại hình đơn vị mình và quy định những chứng từ nội bộ riêng, đơn vị xác định những chứng từ nào dùng cho kế toán quản trị, những chứng từ nào dùng cho kế toán tài chính và các chứng từ sử dụng cho một nghiệp vụ cụ thể phù hợp với đơn vị.
Đồng thời, đơn vị cần quy định việc sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để có thể ghi nhận được đầy đủ nội dung thông tin về nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp với yêu cầu.
Tổ chức hạch toán ban đầu
Tổ chức hạch toán ban đầu là việc thiết lập các quy định về lập chứng từ, xử lý kiểm tra chứng từ, phân loại và tổng hợp chứng từ. Nội dung công việc chủ yếu của tổ chức hạch toán ban đầu bao gồm:
Lập chứng từ kế toán để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Tổ chức lập chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị bao gồm các nội dung:
– Quy định người chịu trách nhiệm ghi nhận thông tin vào chứng từ ban đầu (lập chứng từ) ở từng bộ phận trong đơn vị khi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Việc lập các chứng từ kế toán cũng có thể sử dụng các chứng từ thủ công (chứng từ trên giấy) hoặc chứng từ điện tử.
– Hướng dẫn người lập chứng từ cách ghi nhận thông tin vào chứng từ, đảm bảo ghi đầy đủ các yếu tố của chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kế toán và có thể kiểm tra, kiểm soát được nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong chứng từ.
Tổ chức kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán
Trước khi ghi sổ kế toán, cán bộ kế toán phải kiểm tra thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trên các chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và tính chính xác của việc ghi chép và cung cấp thông tin. Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm:
– Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính hiện hành, hạn chế hành vi vi phạm làm tổn hại đến tài sản của đơn vị;
– Kiểm tra tính đúng đắn của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị nhằm loại trừ những sai sót, những hiện tượng giả mạo chứng từ để tham ô hoặc thanh toán khống;
– Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán. Tính hợp lý đòi hỏi nội dung thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải phù hợp với kế hoạch, với dự toán, phù hợp với định mức kinh tế, kỹ thuật, phù hợp với giá cả thị trường.
– Kiểm tra tính trung thực của các chỉ tiêu hiện vật và giá trị;
– Kiểm tra việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán;
– Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các yếu tố của chứng từ nhằm đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán.
Sau khi kiểm tra các chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán được phân loại theo địa điểm phát sinh, theo tính chất của từng loại chứng từ.
Trên đây, Kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho bạn bài viết nội dung tổ chức công tác kế toán chi tiết về: Tổ chức xây dựng hệ thống danh mục, các biểu mẫu chứng từ kế toán và tổ chức hạch toán ban đầu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Xem thêm bài viết: Nội dung tổ chức công tác kế toán (Phần 2)
Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng truy cập địa chỉ web: https://ketoanleanh.edu.vn/