Nội dung chính bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: ” Điệp ngữ”. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
  • Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần :
    • Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
    • Thân bài : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
    • Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm.

B. Nội dung chính cụ thể

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

  • Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. …
  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn,bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
  • Một bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn hoc bao gồm:
    • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (có thể giới thiệu hoàn cảnh biết đến tác phẩm).
    • Thân bài: Những cảm nghĩ về tác phẩm:
      • Cảm nghĩ về nội dung: Những nội dung được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm nhận ra sao về việc nội dung ấy được nêu lên trong tác phẩm?.
      • Cảm nghĩ về nghệ thuật: Những nội dung được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào? Đánh giá như thế nào về những phương diện nghệ thuật ấy?.
    • Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm.

II. Ví dụ:

Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh Khuya.

1. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

  • Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.
  • Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu
  • Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa

=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

Bác không ngủ:

  • Bởi thiên nhiên quá đẹp
  • Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

c,. Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ: Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.