Nội dung Toán lớp 7

Môn Toán là một trong những môn học trọng tâm, học sinh được học xuyên suốt từ chương trình lớp 1 đến lớp 12. Môn toán từ năm học lớp 6 tức là từ cấp bậc trung học cơ sở được chia làm hai phân môn nhỏ đó là đại số và hình học.

– Nội dung môn Toán lớp 7 phần đại số gồm 4 chương. Đó là chương 1 số hữu tỉ, số thực. Chương 2 hàm số và đồ thị. Chương 3 Thống kê. Chương 4 Biểu thức đại số.

Ở chương 1, học sinh sẽ được làm quen với tập hợp mới đó là tập hợp Q với một loại số mới đó là số hữu tỉ. Bên cạnh đó là các phép tính cộng trừ nhân chia trên tập số này. Thêm vào đó là lũy thừa của một số hữu tỉ.

 Số thập phân là kiến thức học sinh đã được học ở cấp tiểu học, tuy nhiên đến kiến thức lớp 7, học sinh được mở rộng thêm về các số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn. Thêm vào đó là kiến thức số hữu tỉ, số thực và học sinh được làm quen và biết đến căn bậc hai.
Xem thêm: gia sư Toán lớp 7

– Đến chương 2, hàm số và đồ thị. Ở nội dung này, học sinh được học bài toán về tỉ lệ thuận và bài toán về tỉ lệ nghịch. Bên cạnh đó, học sinh được biết đến hàm số, mặt phẳng tọa độ và đồ thị hàm số y=ax với a #0.

Nội dung chương 3: Thống kê. Nếu như ở tiểu học học sinh được cung cấp những kiến thức thống kê ở dạng đơn giản nhất. Thì đến lớp 7, kiến thức về thống kê của học sinh được nâng cao hơn và cụ thể hơn. Học sinh được làm quen với việc thu thập số liệu thống kê, tần số.

Các bài trung bình cộng một lần nữa được cung cấp cho học sinh. Trung bình cộng là kiến thức mà học sinh đã được học từ lớp 3, nhưng ở lớp 7, học sinh được mở rộng thêm phép trung bình cộng trên nhiều tập số khác nhau.

– Chương 4: Biểu thức đại số. Ở kiến thức này, học sinh được học như thế nào là biểu thức đại số và giá trị của một biểu thức đại số. Bên cạnh đó là kiến thức về đa thức và đơn thức thêm vào đó là những phép tính xoay quanh đơn thức và đa thức với các phép cộng trừ.

Phân môn hình học bao gồm 3 nội dung chính được xây dựng trên 3 chương đó là chương 1: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song. Chương 2: Tam giác và chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác và các đường đồng quy của tam giác.

– Chương 1: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song. Ở chương đầu tiên của phần hình học, học sinh được học những tính chất của đường thẳng. Đi cùng với những tính chất là những định lí mà học sính cần ghi nhớ.

– Chương 2: Tam giác. Ở nội dung này, học sinh sẽ được học sâu hơn về hình tam giác, các yếu tố có trong hình tam giác như là góc, cạnh,… Học sinh cần biết được những trường hợp bằng nhau của tam giác mà cụ thể ở đây có ba mà học sinh cần ghi nhớ.

Ở nội dung này bên cạnh các tam giác bằng nhau, học sinh cần biết được tam giac cân là tam giác như thế nào, các điều để cấu thành nên tam giác cân và một định lý quan trọng ở nội dung này đó là định lí py-ta-go.

– Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác. Học sinh cần thấy rằng mối quan hệ giữa các yếu tố có trong hình tam giác như quan hệ giữa góc và cạnh đối diện, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

Bên cạnh đó là tính chất của các đường trong hình tam giác như đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực và đường cao của hình tam giác.

Toán lớp 7 là môn học có yêu cầu ở học sinh khá cao. Học sinh không những phải nắm chắc kiến thức về các định lý mà còn phải có những kỹ năng làm bài, chứng minh các bài toán hình học. Chính vì thế, học sinh cần có những phương hướng cụ thể trong việc học của bản thân mình.
Xem thêm: cách tìm gia sư dạy kèm Toán

– Nắm được các kiến thức lý thuyết: Môn toán là môn học đòi hỏi ở học sinh sự tư duy logic, nhưng nếu học sinh không nắm được kiến thức lý thuyết, kiến thức cơ bản thì học sinh sẽ hiểu sai vấn đề dẫn đến không thể giải bài tập được dù là những bài cơ bản.

Với phần đại số, học sinh cần ghi nhớ những công thức như số hữu tỉ, số thực, hàm số, đồ thị, thống kê,… Còn về phần Hình học, học sinh cần ghi nhớ các lý thuyết về tam giác, đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song.

Học sinh nên đọc bài mới, có sự chuẩn bị bài từ ở nhà. Điều này giúp các em đến lớp khi nghe thầy cô giảng bài sẽ có sự tiếp thu tốt hơn. Ở các phần kiến thức khó nhớ, học sinh có thể dùng những giấy nhớ để chép lại công thức toán rồi dán ở bàn học, những nơi các em thường nhìn điều này giúp các em có thể ghi nhớ nó. Xem thêm: học phí khi cần gia sư dạy kèm tại nhà

– Sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống hơn, rõ ràng hơn. Ví dụ ở chương 1, phần Đại số là “Số hữu tỉ – Số thực” có các phần kiến thức cần như cộng trừ, nhân chia số hữu tỉ, giá trị tuyệt đối, cộng trừ nhân chia số thập phân, lũy thừa của một số hữu tỉ, tỷ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, số vô tỉ, số thực… Mỗi một khái niệm trên là một từ khóa. Sau khi đã lọc từ khóa rồi, học sinh sẽ chọn một hình vẽ gợi nhớ đến nội dung bài học để vẽ ở trung tâm rồi phân chia các nhánh cây sao cho hợp lý. Khi cần ôn luyện, các bạn chỉ cần vẽ đi vẽ lại nhiều lần sơ đồ tư duy là nhớ được nội dung.

– Thường xuyên luyện tập: Việc thường xuyên làm bài tập sẽ giúp học sinh ghi nhớ những công thức Toán học bên cạnh đó là rèn luyện kỹ năng làm bài. Học sinh nên chọn những phần kiến thức dễ, đơn giản đề làm trước rồi nâng dần lên các bài tập nâng cao.

– Kiên trì: Kiên trì là một đức tính mà học sinh cần có ở môn học Toán. Khi gặp một bài toán khó, học sinh nên đọc đi đọc lại đề nhiều lần. Từ đó học sinh tiến hành phân tích những yếu tố đề bài cho và những yêu cầu đề bài hỏi.

Sau đó học sinh có thể xem lại các công thức đã học, từ đó liên hệ những kiến thức này với nhau để tìm cách giải. Học sinh có được tính kiên trì khi giải toán sẽ giúp các em có sự tiến bộ trong quá trình học môn học này.

 Bài viết được chia sẻ bởi gia sư lớp 7.