Niềng răng nên ăn gì? Kiêng gì? Thực đơn ăn uống cho người niềng

Mới niềng răng nên ăn gì, kiêng ăn gì luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người vừa mới thực hiện chỉnh nha. Rất nhiều người băn khoăn vì phải làm sao vừa nạp đầy đủ chất cho cơ thể vừa không ảnh hưởng, vướng víu đến mắc cài. Đừng lo, trong bài viết dưới đây, Nha khoa KAIYEN sẽ gợi ý cho bạn một vài thực đơn cho người niềng răng.

Niềng răng nên ăn gì?

Tầm quan trọng của việc ăn uống khi niềng răng

Khi niềng răng, nếu bạn giữ được thói quen ăn uống phù hợp, đúng cách thì sẽ hạn chế được việc bung, gãy mắc cài xảy ra. Điều này có thể giúp bạn rút ngắn thời gian niềng cũng như mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

  • Chú ý đến vấn đề niềng ăn nên ăn gì, uống gì và kiêng ăn uống gì sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng hỏng mắc cài, dây cung. Bởi nếu bạn ăn đồ ăn dai, cứng hay uống những loại nước chứa nhiều Axit sẽ làm các mắc cài bị oxi hoá, dẫn đến hư hỏng mắc cài và dây cung. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng mà còn làm tổn thương nướu và các mô mềm trong khuôn miệng nếu như mắc cài dây cung chọc vào.
  • Việc ăn uống cẩn thận khi niềng răng sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức, ê răng hiệu quả. Bởi trong quá trình niềng, răng sẽ dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm nên sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
  • Ăn uống hợp lý khi niềng giúp tăng cường sức khoẻ răng miệng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Đặc biệt, bạn có thể hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng.

Việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng khi niềng răng

Người mới niềng răng nên ăn gì?

Trong quá trình thực hiện niềng răng, các nha sĩ sẽ yêu cầu các bệnh nhân thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý. Điều này sẽ làm giảm được những tác động đến các khí cụ và mắc cài trong quá trình ăn nhai. Nếu như không tuân thủ, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khí cụ và hiệu quả chỉnh nha của khách hàng.

Dưới đây là một vài loại thực phẩm tham khảo cho những bệnh nhân chưa biết niềng răng nên ăn gì.

  • Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa

Để giải đáp cho câu hỏi người niềng răng nên ăn gì thì thực phẩm mà các nha sĩ gợi ý đầu tiên là các loại thực phẩm được chế biến từ sữa. Trong thời gian đầu thường có cảm giác ê buốt và có thể dẫn đến tình trạng chán ăn. Chính vì thế, việc bổ sung các loại như phô mai, bơ mềm, sữa chua,… sẽ cung cấp đầy đủ chất béo cho cơ thể nhằm tránh tình trạng hóp má, sụt cân.

  • Những món ăn mềm cho người niềng răng

Sau khi niềng răng, tuyệt đối không được ăn những loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng. Thay vào đó sẽ ăn các đồ ăn mềm hay đồ hầm dễ nhai như cơm nấu mềm, phở, cháo, súp,… Còn các món ăn như thịt, cá hay tôm thì phải đảm bảo được nấu chín kỹ và khi ăn phải xé nhỏ ra để tránh tác động mạnh vào răng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm như bánh mì mềm, bánh bông lan, brownies, đậu hũ là những thực phẩm phù hợp nhất cho câu hỏi người niềng răng nên ăn gì. Chúng giúp bệnh nhân kích thích khẩu vị để xóa bỏ đi cảm giác chán ăn rất nhanh chóng.

Món ăn cho người niềng răng

  • Trứng và các món được làm từ trứng

Khi hỏi 10 người rằng niềng răng nên ăn gì thì hết 9 người sẽ trả lời là ăn trứng. Ngoài sữa ra, trứng cũng được coi là một món quốc dân của những người niềng răng. Bởi lẽ nó có thể chế biến được thành rất nhiều món và cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động một ngày.

Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng trứng quá nhé. Để đảm bảo cho sức khỏe toàn diện, ta chỉ nên ăn tối đa 4 quả/tuần và không quá 2 quả/ngày.

  • Bổ sung thêm Vitamin từ các loại rau xanh, củ, quả

Các loại rau củ quả tươi xanh chính là loại thực phẩm phù hợp nhất cho những ai đang tìm hiểu về vấn đề niềng răng nên ăn gì. Ăn nhiều rau củ quả tươi xanh sẽ giúp cung cấp đầy đủ những chất xơ và Vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Niềng răng kiêng ăn gì?

Ngoài vấn đề niềng răng nên ăn gì thì vấn đề niềng răng nên kiêng gì cũng khiến biết bao người đau đầu. Bởi vì sau khi niềng răng, chế độ ăn sẽ bị đảo lộn rất nhiều. Nếu như ta loại bỏ được các loại đồ ăn dưới đây thì thời gian thực hiện sẽ nhanh chóng và hiệu quả cũng tăng cao.

  • Những đồ ăn quá cứng, quá dai, dẻo như bánh nếp, bánh dày hoặc sườn nướng, bạch tuộc nướng,…
  • Các loại cần lực để nhai như đá viên, kẹo cứng,…
  • Tránh ăn những món ăn quá nóng như lẩu và quá lạnh như kem, đá bào,…
  • Không nên gặm xương, sụn gà, chân gà, nấm kim châm,…
  • Nếu bạn niềng răng mắc cài sứ thì nên hạn chế ăn các thực phẩm sẫm màu, dễ làm ố vàng mắc cài. 

Không nên ăn đồ dai, cứng khi niềng răng

Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng

Đối với những người sau khi niềng răng, ngoài đối diện với nỗi đau cơ đau hàm thì còn bị khủng hoảng về vấn đề sau niềng răng nên ăn gì để vừa ngon miệng vừa không bị đau.

Hiểu được nỗi lòng của các khách hàng, Nha khoa KAIYEN sẽ gợi ý cho bạn một vài thực đơn cho người niềng răng.

1. Thực đơn ngày 1: Súp gà hoặc súp cua, sữa chua và hoa quả

Vào những ngày đầu tiên thường khách hàng sẽ đắn đo rằng sau niềng răng nên ăn gì để tránh cảm giác khó chịu và đau nhức khi nhai. Vì thế những món súp sẽ được lòng các bệnh nhân nhất. Ngoài ra, nhớ bổ sung thêm hoa quả và sữa chua làm tráng miệng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa nhé.

2. Niềng răng nên ăn gì? Thực đơn ngày 2: Phở bò hầm kỹ, thạch rau câu

Ngoài súp ra thì phở bò cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Thịt bò là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và thơm ngon khi được hầm kỹ. Nhưng bạn nên nhớ rằng, bất kỳ khi ăn một loại thịt nào dù đã được hầm kỹ thì cũng phải cắt nhỏ để tránh tình trạng dắt vào mắc cài, khó có thể vệ sinh.

3. Thực đơn ngày 3: Cơm nấu mềm, thịt kho tàu và canh rau mồng tơi thịt bằm

Nếu như đã quá thèm cơm thì bạn có thể tham khảo thực đơn này nhé. Ăn cơm cùng với thịt kho tàu và canh rau là một combo hoàn hảo cho những người niềng răng. Thịt kho tàu khi ninh nhừ sẽ không bị khô mà ngược lại sẽ rất mềm, gia vị sẽ được thấm vào từng thớ thịt. Kết hợp với canh mồng tơi thịt bằm thì không thể nào hoàn hảo hơn.

Thực đơn cho người niềng răng

4. Thực đơn ngày 4: Cháo bí đỏ thịt bằm, bánh flan

Đây quả là 2 món quá quen thuộc đối với những người vừa mới thực hiện chỉnh nha. Từng hạt gạo được hầm nhuyễn kết hợp với độ ngọt tự nhiên của bí đỏ sẽ tạo nên một mùi vì rất khó cưỡng. Cũng đừng quên dùng thêm bánh flan béo ngậy để tráng miệng nhé.

5. Thực đơn ngày 5: Cơm nấu mềm, tôm chấy mịn và canh đậu phụ trứng cà chua

Đậu phụ là phương án quá hoàn hảo cho vấn đề niềng răng nên ăn gì bởi vị béo béo thơm bùi dễ ăn của nó. Bên cạnh đó, đối với những ai muốn ăn tôm mà ngại ăn tôm hấp hay luộc vì có phần dai và cứng thì có thể tham khảo thực đơn này nha. Đảm bảo sẽ rất tốn cơm và kích thích vị giác.  

6. Thực đơn ngày 6: Bún mọc, chè sương sáo

Đến ngày thứ 6, bạn có thể đổi gió với món bún mọc và chè sương sáo. Khi hai món này kết hợp lại sẽ mang đến cho bạn sự thanh mát từ trong chính bản chất của món ăn. Viên mọc mềm với mùi thơm đặc trưng của nấm kết hợp với nước dùng ngọt thanh sẽ khiến bạn gục ngã trước độ ngon của món ăn này.

7. Thực đơn ngày 7: Cơm nấu mềm, trứng đúc thịt và canh xương hầm rau củ

Đây là những món ăn vô cùng dân dã và rất phù hợp với những đối tượng chưa biết sau niềng răng nên ăn gì. Trứng bùi bùi kết hợp với hương vị thịt bằm thơm ngon thì không còn gì bằng. Ngoài ra, canh hầm rau củ với mùi thơm cuốn hút sẽ khiến bạn khó kìm lòng đấy.

Tham khảo: Bàn chải cho người niềng răng

6 giai đoạn niềng răng chỉnh nha bạn nên biết

Đồ ăn mềm cho người niềng răng tham khảo

Như vậy, Nha khoa KAIYEN đã gợi ý cho bạn những món ăn cho người niềng răng và thực đơn 7 ngày cho người niềng răng tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức về niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì. Đồng thời đừng quên chú trọng cách vệ sinh răng niềng tại nhà để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, bảo vệ hàm răng khỏe đẹp trong suốt thời gian chỉnh nha. 

Nếu còn thắc mắc về niềng răng hay bất cứ vấn đề nào về răng miệng, hãy liên hệ ngay Nha khoa KAIYEN theo thông tin dưới đây để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất nhé!

  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic 
  • Hotline: 0813336666
  • Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

 

Tác giả: Phương Chi

Tham vấn: ThS.BS Phạm Thùy Dương