Niềng răng nên ăn gì? Chế độ ăn tốt cho người đang niềng

Niềng răng nên ăn gì? Chế độ ăn tốt cho người đang niềng răng 1

Chế độ ăn uống sau khi niềng răng là mối quan tâm của hầu hết các ” đồng niềng ” bởi thành phần và cấu tạo của loại thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến hiệu quả chỉnh nha. Vậy khi niềng răng bạn nên ăn gì, kiêng ăn gì để vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo quá trình chỉnh nha được suôn sẻ. Nha khoa Thúy Đức sẽ chia sẻ đến bạn qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần chú ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng?

Sau khi gắn các khí cụ niềng răng, các mắc cài siết chặt răng và liên tục di chuyển đưa răng về vị trí mong muốn.Vì vậy răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn và rất dễ bị tổn thương. Giai đoạn này nếu bạn có một chế độ ăn uống không phù hợp sẽ rất dễ tác động xấu đến quá trình niềng răng và gây ra những rủi ro không đáng có như:

  • Thức ăn dễ bị kẹt lại trong kẽ răng và mắc cài, gây cản trở trong việc vệ sinh răng. Nếu không vệ sinh đúng cách có thể gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu
  • Khi ăn các đồ ăn cứng, thì răng phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn, khi đó cấu trúc hàm đang trong quá trình dịch chuyển có thể sẽ bị lệch khỏi vùng kiểm soát của hàm răng, dẫn đến tình trạng tuột mắc cài, dây cung hoặc dây cung bị đâm vào má.

Ngoài ra khi mới lần đầu đeo các khí cụ niềng răng, dây cung và mắc cài sẽ liên tục cọ vào phần má bên trong và nướu, mới đầu chưa quen bạn sẽ cảm thấy rất vướng víu, khó chịu và đau nhức trong những ngày đầu. Vì vậy, việc nhai thức ăn rất khó, lúc này bạn cần có một chế độ ăn riêng biệt để cơ thể luôn khỏe khoắn, không bị suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng.

Niềng răng bao lâu thì được ăn uống bình thường?

Niềng răng bao lâu thì được ăn uống bình thường? 1

Theo chia sẻ của nhiều khách hàng khi niềng răng, Nha khoa Thúy Đức thấy có 3 thời điểm mà họ cảm thấy gặp khó khăn khi ăn uống là thời điểm sau tách kẽ răng để gắn thun, thời điểm gắn mắc cài dây cung và thời điểm nhổ răng ( với trường hợp niềng cần nhổ răng )

Thời điểm sau đặt thun tách kẽ: Đặt thun tách kẽ là biện pháp gắn các vòng tròn cao su nhỏ vào chỗ hở 2 răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Đây là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng và hầu hết ai niềng răng mắc cài cũng phải trải qua. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm, đau nhức khi nhai thức ăn và cảm giác vướng víu như kiểu thức ăn còn dính ở kẽ răng.

Thời điểm gắn mắc cài, dây cung: Sau khi tách kẽ răng được khoảng 5- 7 ngày bác sĩ sẽ kiểm tra và gắn các mắc cài và dây cung lên răng của bạn. Đây cũng là thời điểm bạn cảm thấy bị đau nhức ê ẩm, cộm khi ăn uống và giao tiếp. Cơn đau sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 3-5 ngày.

Thời điểm sau nhổ răng: Có một số trường hợp bác sĩ cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho việc di chuyển răng chạy về đúng vị trí trên cung hàm. Bạn có thể phải nhổ từ 2-4 răng khôn, răng bị sâu nặng hoặc các răng hàm mọc ngầm để đảm bảo hiệu quả cho quá trình niềng răng. Nhổ răng không bị đau vì bạn đã được tiêm thuốc tê, nhưng 3-5 ngày sau bạn sẽ có thể bị sưng hoặc đau ê ẩm tại vị trí nhổ tùy cơ địa từng người. Lúc này cũng là thời điểm khó khăn cho việc nhai, nuốt.

Trong những thời điểm này, Nha khoa Thúy Đức khuyên các bạn chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm, ít phải nhai như cháo dinh dưỡng loãng, các loại soup, sinh tố và nên uống nhiều sữa. Nếu ăn cháo khiến bạn ngán có thể ăn khoai tây nghiền hoặc trứng hấp là những món dễ ăn và đủ dinh dưỡng.

Qua giai đoạn này, thường vài ngày đến một tuần, cảm giác đau buốt sẽ giảm dần, cơ thể bạn cũng quen với việc đeo các khí cụ niềng răng, việc ăn nhai sẽ thoải mái hơn, bạn có thể ăn uống lại như bình thường.

Tuy nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm bạn nên ăn hạn chế trong quá suốt trình niềng răng. Như thức ăn nhiều đường, nhiều chất tạo màu, thức ăn quá dai hay quá cứng hoặc quá dẻo…. Bởi thức ăn nhiều đường hay thực phẩm có nhiều chất tạo màu sẽ dễ gây sâu răng. Thức ăn quá dính sẽ vướng lại trên mắc cài và dây cung gây khó vệ sinh. Thức ăn quá dai hay quá cứng khi ăn răng sẽ phải dùng lực nhai nhiều, có thể khiến các mắc cài dây cung bị lệch, hoặc bị tuột.

Bên cạnh đó bạn cũng cần thay đổi cách ăn uống như ăn bằng răng hàm, cắt nhỏ thức ăn và ăn chậm và đặc biệt là vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn. Cụ thể điều chỉnh chế độ ăn và cách ăn như thế nào, vệ sinh đúng cách ra sao, Nha khoa Thúy Đức sẽ chia sẻ tiếp trong nội dung dưới đây.

Chia sẻ bí quyết ăn uống sau khi niềng răng

Ăn thức ăn chín, mềm

Tại sao bạn phải ăn thức ăn chín, mềm. Bởi vì khi niềng răng, các răng di chuyển và khó chạm khớp như trước đây bạn vẫn nhai, thức ăn mềm bạn sẽ không phải nhai nhiều, không vướng vào dây cung và mắc cài. Vì vậy bạn nên tập thói quen ăn các đồ ăn mềm rất cần thiết. Chỉ cần chế biến kĩ và biết cách phối hợp dùng các loại thực phẩm sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khắc phục tình trạng niềng răng xong bị sút cân, hóp má.

Một số thức ăn mềm tốt cho niềng răng và không kích ứng răng nhạy cảm gồm có:

  • Thức ăn chín mềm: Cháo, súp, cơm mềm, bún, phở cắt nhỏ, các món ăn từ thịt cá, rau củ quả nên được chế biến ở dạng mềm, ninh nhừ nhuyễn. Đặc biệt bạn nên thử ăn khoai tây nghiền vì món ăn này vừa mềm mà giúp bạn thấy no lâu hơn.
  • Các loại bơ say từ hạt (đậu phộng, hạt điều, mè..)
  • Sữa : Các loại sữa tươi, sữa dinh dưỡng, sữa hạt sẽ là vị cứu tinh cho bạn trong những ngày đầu niềng răng. Đặc biệt nếu quá đói nhưng vẫn đau bạn nên uống sữa hoặc sinh tố mát để vừa bớt đói và cảm giác lạnh giúp bạn bớt đau hơn.
  • Thực phẩm xốp mềm : Ngũ cốc, bánh mì mềm, bánh xốp mềm là những thức ăn vặt bỏ túi để giảm cơn đói khi niềng răng.
  • Các thực phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…. rất tốt cho sức khỏe răng miệng vì chứa nhiều vitamin D
  • Các loại thịt : thịt lợn, bò, gà, vịt cần chế biến dạng mềm nhỏ như băm viên, hầm, ninh..
  • Các loại hải sản, cá biển rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cần lọc xương vì rất dễ dính vào mắc cài.
  • Rau củ quả nên chế biến thành các món luộc, hấp thật mềm.
  • Các loại trái cây mềm: Chuối, dâu tây, kiwi, cherry..hoặc nước ép, sinh tố của các loại trái cây.

Ăn thức ăn chín, mềm 1

Không ăn đồ ăn cứng – dai – dính

Đồ ăn cứng – dai- dính là điều cấm kỵ cần nên bỏ nếu bạn muốn niềng răng, bởi khi ăn đồ ăn cứng bạn phải dùng lực nhai, phải cắn mạnh nên có nguy cơ gây ra những sang chấn như bong, tuột mắc cài, làm cong dây cung. Hơn nữa, khi niềng răng các chân răng cũng yếu, răng nhạy cảm hơn hơn vì vậy đồ ăn cứng sẽ gây ảnh hưởng đến các mô nha chu xung quanh răng dễ gây các bệnh về răng miệng.

Đồ ăn dai, dính sẻ dễ vướng vào các khí cụ niềng khiến bạn gặp khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc vệ sinh răng và mắc cài. Ngoài ra, chúng có thể gây đau, mỏi nhức răng khi nhai trong giai đoạn mới đeo niềng.

  • Đồ ăn cứng là các loại hạt cứng như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, kẹo cứng, đá viên, các loại củ quả cứng như ổi, táo, cà rốt sống, bỏng ngô, xôi chiên, bánh mỳ có vỏ dai cứng..
  • Đồ ăn dính, dẻo là các loại kẹo cao su, kẹo dẻo, bánh nếp, bánh dày,
  • Đồ ăn dai là các loại thịt nướng, thịt sấy…Nếu thèm quá bạn cần cắt nhỏ chúng thành hạt lựu để ăn, tuy nhiên nên hạn chế càng ăn ít càng tốt.Nếu cảm thấy đau khi nhai bạn không nên ăn tiếp, nếu quá đói nhưng vẫn đau bạn nên uống sữa hoặc sinh tố mát để vừa bớt đói và cảm giác lạnh giúp bạn bớt đau hơn.

Hạn chế đồ ăn nóng, nhiều đường, thức ăn nhanh

Bạn cũng cần hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt, thức ăn nhanh vì những loại thức ăn này chứa nhiều đường, dễ sinh ra các loại axit và mảng bám quanh răng gây ra sâu răng và các bệnh răng miệng như: viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu…Bên cạnh đó thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến hỏng men răng, ê buốt răng. Răng càng yếu thì thời gian niềng càng lâu vì bạn cần điều trị phục hồi răng, để răng chắc khỏe mới đủ điều kiện niềng.

Thay đổi cách ăn, uống

Thay đổi cách ăn, uống 1

Cách ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả niềng răng. Nếu như trước đây bạn ” ăn to, nói lớn”, ăn nhanh, nhai thức ăn ở bất kỳ răng nào. Thì giờ đây khi niềng răng bạn cần ” ăn chậm, nói khẽ”, nhai bằng răng hàm và cắt thức ăn thành miếng nhỏ vừa ăn để giúp bạn nhai ít hơn, kiểm soát cơn đau và không tác động xấu đến các khí cụ niềng răng.

  • Thức ăn nào cần cắt nhỏ: Bất kỳ thức ăn nào để miếng to bạn cũng cần cắt nhỏ, cho dù thức ăn đó tốt cho niềng răng. (kéo và dĩa là vật bất ly thân của bạn khi ăn trong quá trình chỉnh nha)
  • Làm thế nào để nhai bằng hàm: Sau khi thức ăn được cắt nhỏ, bạn dùng thìa hoặc dĩa xúc thức ăn và đưa trực tiếp vào răng hàm để nhai chứ không nên để ở răng cửa nhai rồi mới đẩy sang răng hàm, dùng lưỡi đẩy thức ăn có thể gây xước lưỡi vì đụng phải mắc cài.
  • Nếu không quen với việc đưa dĩa vào sâu trong miệng và lo rằng có thể cắn trúng dĩa, bạn có thể cầm trực tiếp thức ăn bằng tay sau đó nhẹ nhàng đặt thức ăn vào vị trí răng hàm có thể nhai.
  • Ăn chậm, nói khẽ: Cho dù bạn đang rất đói vì mấy ngày đầu răng đau không ăn được gì, nhưng bạn cũng phải cố gắng ăn chậm nhất có thể. Nếu bạn ăn quá nhanh sẽ khiến bạn quên mất cách ăn uống phù hợp ( ăn miếng nhỏ và nhai bằng răng hàm) và có thể bị đau thêm.

Gợi ý các món ăn ngon và đủ dinh dưỡng nên ăn khi niềng răng

1. Đậu phụ sốt thịt

Nguyên liệu: Thịt lợn nạc vai xay nhỏ, đậu phụ, hành tỏi, gừng, hành lá

Cách làm:

  • Đậu phụ non cắt hình vuông 3cm
  • Cho dầu vào chảo đun xôi cho hành tỏi, gừng vào phi thơm
  • Cho thịt lợn xay vào, thêm chút nước vào cho sền sệt
  • Cho đậu phù vào xào cùng với thịt
  • Cuối cùng cho 1 thìa nước tương, gia vị sao cho vừa miệng
  • Rắc hành lá cắt nhỏ rồi tắt bếp, bày ra đĩa

1. Đậu phụ sốt thịt 1

2. Canh cải thịt xay

Nguyên liệu: Rau cải, thịt nạc vai xay, gừng

Cách làm:

  • Cải rửa sạch, ngâm nước muối rồi cắt thành khúc vừa ăn
  • Cho gia vị, hành tím trộn vào thịt xay rồi viên lại từng viên
  • Cho nước vào nồi đun cùng một vài lát gừng và gia vị vừa ăn, khi nước xôi để nhỏ lửa cho thịt viên vào khi nước sôi lại thì thả rau cải vào đun đến khi cải chín nhừ thì tắt bếp múc ra bát.

2. Canh cải thịt xay 1

3.Trứng hấp tôm, thịt

Nguyên liệu: Tôm, thịt nạc xay, trứng gà, hành lá, gừng, gia vị.

Cách làm: 

  • Tôm băm nhuyễn trộn cùng thịt xay, hành lá thái nhỏ
  • Trộn đều tôm, thịt, hành lá, trứng vào với nhau và thêm gia vị vừa ăn
  • Cho hỗn hợp vào bát con, rồi đập thêm 1 quả trứng ở trên.
  • Đem trứng đi hấp cách thủy khoảng 20′. Lấy đũa châm thử bát trứng xem chín chưa, nếu chín rồi thì đũa không bị dính
  • Đợi trứng nguội bớt rồi ăn khi đang còn nóng sẽ rất ngon.

3.Trứng hấp tôm, thịt 1

 4. Canh khoai tây thịt bò

Nguyên liệu: Thịt thăn bò, cà chua, khoai tây, cà rốt, đậu que

Cách làm:

  • Thịt bò rửa sạch, cắt từng miếng nhỏ hình vuông khoảng 3cm
  • Luộc thịt trong vòng 3-5 phút rồi vớt ra rửa sạch cho gia vị vào rồi hầm
  • Cà chua cắt nhỏ rồi cho vào hầm cùng thịt bò.
  • Khi thịt bò hơi mềm cho khoai tây và cà rốt vào hầm cùng, nêm nếm gia vị vào vừa ăn
  • Khi tất cả đều chín nhừ thì cho đậu cu ve đã được cắt khúc vào, đun chín khi nào chín là xong
  • Tắt bếp múc ra bát thưởng thức.

 4. Canh khoai tây thịt bò 1

Cách vệ sinh răng và mắc cài sau khi ăn

Vệ sinh răng miệng, mắc cài sau khi ăn cũng là một việc quan trọng bạn cần chú ý. Bởi khi niềng răng thức ăn rất dễ mắc vào dây cung và các thun buộc tại chỗ, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các thức ăn này sẽ tạo thành mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám sẽ phát triển hấp thu đường và chuyển thành axit, lâu ngày axit gây kích thích nứu gây sâu răng và hôi miệng.

Với những người đang niềng răng, vệ sinh răng sau khi ăn đúng cách, bạn cần tuân thủ những điều sau :

  • Vệ sinh răng sạch sẽ sau mỗi lần ăn, ít nhất 3 lần mỗi ngày, chải thật sạch sẽ từng mặt của tất cả các răng, bao gồm mặt trên, dưới và giữa mỗi mắc cài.
  • Sử dụng các bàn chải lông mềm, bàn chải đầu nhỏ (bàn chải kẽ) để không làm tổn thương đến nướu và lợi.
  • Không đánh răng quá mạnh và không đánh răng kéo ngang như vậy răng dễ bị mòn, hư nướu và không sạch. Nên đánh răng theo kiểu lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh vòng tròn để làm sạch răng.
  • Cần đánh răng ít nhất trong 2 phút thì mới có thể loại bỏ được thức ăn và mảng bám.
  • Súc miệng sạch sau mỗi lần ăn để thức ăn mảng bám còn sót lại sau khi đánh răng cũng được loại bỏ.
  • Không dùng tăm tre để sỉa răng vì có thể gây chảy máu chân răng, thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa để có thể luồn lách vào các kẽ răng, mắc cài để làm sạch thức ăn mảng bám mà bàn chải không thể chải tới
  • Nên sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Flouride để bảo vệ và làm răng cứng chắc hơn trong suốt thời kì chỉnh nha.
  • Có thể sử dụng sáp nha khoa để giảm đau khi đeo khí cụ niềng răng, đồng thời cũng giúp môi và lợi khỏi bị trầy xước do cọ sát với mắc cài.

Cách vệ sinh răng và mắc cài sau khi ăn 1

Tóm lại, sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng và khí cụ sạch sẽ. Tuyệt đối không được quên chải răng vì sẽ làm tích tụ thức ăn, mảng bám, gây các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Tuyệt đối không được dùng răng cửa đang được siết và nắn chỉnh để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.

Đọc thêm: Niềng răng có hôn được không?

Ăn cả thế giới với niềng răng trong suốt Invisalign

Ăn cả thế giới với niềng răng trong suốt Invisalign 1

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp niềng răng vừa có tính hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến việc ăn uống thì niềng trong suốt Invisalign chính là ứng cử viên hoàn hảo dành cho bạn.

Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại bậc nhất hiện nay. Bằng việc sử dụng các khay niềng răng trong suốt ôm khít vào chân răng, đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm.

Không như niềng răng truyền thống phải đeo mắc cài trong suốt quá trình niềng răng gây khó khăn trong việc ăn uống. Với niềng răng Invisalign bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mình thích kể cả các đồ ăn cứng-dai-dẻo-dính, bởi vì bạn được bỏ khay niềng khi ăn uống và có thể tự lắp lại sau khi ăn xong.

Ngoài ra, bề mặt khay niềng nhẵn mịn nên ít có khả năng gây tổn thương đến môi – lưỡi – lợi trong khoang miệng. Do dễ dàng tháo lắp, vệ sinh nên giúp bạn bớt đi lo lắng về sự tích tụ của mảng bám hay thức ăn trên răng giống như các loại mắc cài truyền thống.

Ngoài việc thoải mái ăn uống và dễ vệ sinh, niềng răng Invisalign còn có vô số những ưu điểm vượt trội mà bất cứ ai cũng muốn được niềng răng bằng phương pháp này như:

  • Khay niềng trong suốt, niềng như không niềng nên người đối diện khó có thể phát hiện bạn đang niềng răng nếu như không quan sát kỹ.
  • Khay niềng mềm dẻo, được làm bằng chất liệu an toàn, ôm sát vào răng và lực đẩy được dàn đều cả hàm. Nhờ đó răng dễ dàng di chuyển vào đúng vị trí mong muốn mà chủ nhân vẫn thoải mái nói cười
  • Thời gian niềng răng được rút ngắn hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống
  • Bằng việc sử dụng công nghệ Clincheck ( xem đường dịch chuyển của răng) sẽ giúp bạn hình dung được kết quả niềng răng và lộ trình răng dịch chuyển trên cung hàm.
  • Giảm tối đa cảm giác đau ê buốt so với niềng răng mắc cài

Tuy có giá thành không hề rẻ, nhưng Invisalign vẫn là phương pháp niềng răng mà bất cứ ai cũng mơ ước nhờ tính thẩm mỹ cao, an toàn và sự tiện lợi. Bộ khay niềng Invisalign được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt, mềm dẻo, dễ dàng tháo lắp ra khi cần nên rất phù hợp với những người phải giao tiếp nhiều, người bận rộn, hoặc đơn giản là những nguời có niềm đam mê bất tận với ẩm thực.

Ăn cả thế giới với niềng răng trong suốt Invisalign 2

Ngoài ra, nếu bạn niềng răng Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức. Bạn sẽ được đích thân bác sĩ Đức AAO thăm khám và lên phác đồ niềng răng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn còn được trải nghiệm công nghệ quét dấu răng iTero 5D Plus chỉ có duy nhất tại Việt Nam, có thể dự đoán trước được sự dịch chuyển của răng và hình ảnh hàm răng của bạn sẽ thay đổi như thế nào sau quá trình niềng.

Bên cạnh đó, để giúp khách hàng có thể chạm tay đến công nghệ niềng răng Invisalign tiên tiến bậc nhất hiện nay mà không phải quá lo lắng về chi phí niềng răng. Nha khoa Thúy Đức có chính sách trả góp vô cùng ưu đãi với lãi xuất 0 đồng trong vòng 1 năm. Để hiểu hơn về chính sách trả góp tại nha khoa, bạn có thể xem chi tiết tại bài viết: Chính sách niềng răng trả góp tại Nha khoa Thúy Đức hoặc liên hệ tới hotline 02422 162 160 – 093 186 3366 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức

  • Hotline: 02422 162 160 – 093 186 3366
  • Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật

Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page