Những yếu tố cơ bản để quản lý dự án công nghệ thông tin
Nội Dung Chính
1. Quản lý chất lượng phần mềm là gì?
Quản lý chất lượng phần mềm là việc giám sát tất cả quá trình từ khi bắt đầu khởi động dự án, đến khâu kiểm thử phần mềm. Quy trình này bao gồm:
-
Theo dõi hiệu quả công việc của nhóm phát triển.
-
Kiểm tra chất lượng sản phẩm là bước cuối nhưng rất quan trọng trước khi bạn bàn giao cho khách hàng.
Công việc trên được xem là nhiệm vụ chính của người quản lý dự án phần mềm.
2. Các yếu tố cơ bản để quản lý chất lượng của 1 dự án phần mềm
Để đảm bảo chất lượng dự án, nhà quản lý cần quan tâm tới những yếu tố sau:
-
Các tiêu chuẩn (Standards)
-
Lập kế hoạch (Planning)
-
Xem xét, xem lại (Reviewing)
-
Kiểm tra (Testing)
-
Phân tích lỗi (Defect analysis)
-
Quản lý cấu hình (Configuration Management)
-
Bảo mật (Security)
-
Quản lý rủi ro (Risk Management)
-
Bảo trì phần mềm (Maintenance)
2.1 Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn có thể bao gồm tất cả khía cạnh của một chu kỳ phát triển phần mềm. Bất kể tiêu chuẩn xuất phát từ từ nội bộ công ty hay từ bên ngoài, đều phải có một số đặc điểm sau:
-
Tính cần thiết
-
Tính khả thi
-
Tính đo lường được
2.2 Lập kế hoạch
Kế hoạch cho một dự án phần mềm thường bao gồm những điểm chính như sau:
-
Ước lượng phạm vi, độ phức tạp của dự án và khối lượng công việc phải làm
-
Xác định nhân lực, chi phí và thời gian
-
Xác định các phương pháp, cách tiếp cận để thực thi dự án
-
Lập kế hoạch làm việc chi tiết cho dự án
-
Lên kế hoạch phối hợp và hỗ trợ hoàn thành dự án
2.3 Xem xét và xem lại
Mục đích của việc xem xét và xem lại là để cung cấp thông tin một cách trực quan về tình trạng của các hoạt động xảy ra trong suốt quá trình sản xuất và phát triển dự án phần mềm.
Mục tiêu chính của việc xem xét lại là tìm ra lỗi của dự án. Đây là điểm bạn cần lưu ý để đảm bảo việc xem xét mang lại hiệu quả cao.
Một trong những lý do khiến cho rất nhiều cuộc xem xét không mang lại hiệu quả như mong muốn đó là vì chúng đi quá sâu vào việc thảo luận các giải pháp để sửa lỗi.
Một khi tìm thấy lỗi chúng ta nên giao cho một hoặc một nhóm người phân tích, giải quyết. Việc xem xét chỉ nên tập trung vào việc chỉ ra các sai sót trong lúc làm phát triển dự án.
2.4 Kiểm tra lỗi (Testing)
Kiểm tra lỗi (testing) là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm. Mục đích của hoạt động testing là chứng minh rằng các yêu cầu của khách hàng đối với phần mềm đã được thỏa mãn.
Hoạt động kiểm tra phần mềm bao gồm những bước sau:
-
Lập kế hoạch test
-
Thiết kế testcase
-
Test dựa trên testcase
-
Báo cáo và kiểm tra kết quả
Trong đó thiết kế test case là bước quan trọng nhất, nên được triển khai từ giai đoạn nhận và phát triển yêu cầu dự án. Một dự án phần mềm không thể coi là hoàn chỉnh nếu như nó không được kiểm tra lỗi (Testing).
Nếu yêu cầu thay đổi xuyên suốt dự án thì kế hoạch kiểm tra cũng phải thay đổi theo.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây ra lỗi và giải pháp quản lý chất lượng phần mềm
2.5 Phân tích lỗi
Phân tích lỗi được thực hiện trên tất cả lỗi được tìm thấy sau quá trình kiểm tra lỗi (testing). Mục đích của giai đoạn này là nhằm tìm hiểu những nguyên nhân và xu hướng gây ra lỗi. Từ đó, định hướng cho việc sửa chữa các lỗi đã phát hiện cũng như phòng ngừa và triệt tiêu những khả năng có thể xảy ra lỗi trong tương lai.
Sâu xa hơn, phân tích lỗi cho ta thấy được những điểm yếu cần cải tiến của quy trình phát triển phần mềm. Phân tích lỗi là tiền đề cho việc giảm sự xuất hiện lỗi có thể xay ra trong tương lai.
2.6 Quản lý cấu hình
Mục đích của việc quản lý cấu hình là thiết lập, đảm bảo tính toàn vẹn của các sản phẩm trung gian và các sản phẩm sau cùng của dự án phần mềm. Hoạt động này diễn ra xuyên suốt trong chu kỳ sống của dự án đó.
2.7 Bảo mật
Bảo mật là một quá trình liên tục kiểm tra và xử lý các vấn đề bảo mật của hệ thống. Mục đích của bảo mật là để duy trì ba đặc tính toàn vẹn, bảo mật và sẵn sàng của hệ thống.
2.8 Quản lý rủi ro
Quy trình cơ bản của quản lý rủi ro bao gồm 4 bước:
-
Nhận biết các rủi ro
-
Khảo sát mức tác động nếu có rủi ro xảy ra
-
Xác định các giải pháp để đối phó
-
Giám sát các rủi ro và thực thi các giải pháp đối phó khi có rủi ro
2.9 Bảo trì phần mềm
Bảo trì phần mềm bao gồm hai công việc chính:
-
Sửa chữa các lỗi chưa được phát hiện trong giai đoạn phát triển
-
Kiểm tra, nâng cấp phần mềm theo yêu cầu phát sinh hoặc yêu cầu bị hiểu sau trong giai đoạn phát triển.
Kết luận
Mục tiêu sau cùng của việc quản lý dự án công nghệ thông tin là đảm bảo chất lượng dự án. Một hệ thống quản lý chất lượng phần mềm không chỉ có quy trình mà còn là sự kết hợp gắn bó của rất nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng bài viết đã cung cấp những tri thức hữu ích cho những nhà quản lý dự án.
Trong quá trình quản lý dự án, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại hãy liên hệ chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với nhiều công ty trên thế giới: Nhật Bản, Mỹ, Pháp.. Rabiloo chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho bạn những sản phẩm công nghệ chất lượng cao!