Những yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp

Với từng quốc gia khác nhau thì khi bạn muốn mở doanh nghiệp kinh doanh sẽ có các yêu cầu thành lập doanh nghiệp riêng của từng quốc gia tùy thuộc vào kinh tế xã hội của quốc gia đó. Ở Việt Nam cũng vậy, nước ta có các qui định riêng về các trường hợp thành lập doanh nghiệp

Những yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay nhu cầu thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đang tăng lên từng ngày, do đó chúng ta phải tìm hiểu thật kĩ càng các yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp để tránh các sai xót hoặc các hành vi phạm pháp lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để thực hiện mưu đồ kinh doanh bất chính. Khi luật Doanh nghiệp 2014 ra đời cũng đã qui định rõ ràng hơn về các yêu cầ khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam

Cụ thể các yêu cầu thành lập doanh nghiệp đó như sau:

–  Thứ nhất là yêu cầu về tên doanh nghiệp : điều đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp tất nhiên là bạn phải đặt một các tên cho doanh nghiệp, tên doanh nghiệp đồng thời cũng là thương hiệu của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động một thời gian,do đó tên doanh nghiệp của bạn không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác ở cùng tỉnh hoặc thành phố. Do đó bạn phải lựa chọn thật kĩ càng tên cho doanh nghiệp mình vì rất có thể nó là một thương hiệu nổi tiếng trong tương lai.

–  Thứ hai là yêu cầu về trụ sở chính của doanh nghiệp : doanh nghiệp của bạn muốn đi vào hoạt động thì điều kiện tiên quyết bắt buộc phải có trụ sở chính cố định, tại trụ sở này sẽ là nơi mở các cuộc họp thành viên hoặc cổ đông của công ty, hoặc là nơi các nhân viên cấp cao và nhân viên bình thường làm việc, là nơi mà sẽ diễn ra các giao dịch thương mại, kí kết hợp đồng… trụ sở chính rất quan trọng đối với một doanh nghiệp mới thành lập vì nó cung cấp cho người khác biết phải tìm doanh nghiệp ở đâu để làm việc hoặc giải quyết các vấn đề liên quan tới kinh doanh.

–  Thứ ba là yêu cầu về ngành nghề kinh doanh : tất nhiên khi bạn thành lập doanh nghiệp là để nhằm mục đích hoạt động một ngành nghề kinh doanh thuộc một lĩnh vực nào đó. Lập một doanh nghiệp là nhằm mục đích để hoạt động sản xuất kinh doanh do đó bắt buộc bạn phải xác định được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình để đi vào hoạt động kinh doanh. Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh một cách đúng đắn sẽ ảnh hưởng tới sự tồn vong của doanh nghiệp bạn. Trong trường hợp lựa chọn ngành nghề kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng thì kinh doanh không hiệu quả và có thể đi đến thất bại.

–  Thứ tư là yêu cầu về vố điều lệ: khi thành lập một doanh nghiệp thì một trong những điều kiện cần thiết nhất để doanh nghiệp đi vào hoạt động và duy trì việc sản xuất kinh doanh. Có một nguồn vốn càng lớn thì qui mô của doanh nghiệp càng lớn. các nhà đầu tư cần phải tính toán thật kĩ trước khi quyết định nguồn vốn của doanh nghiệp, nếu nguồn vốn nhiều hơn nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp thì số vốn dư ra trở nên lãng phí, còn thiếu hụt vốn sẽ dẫn đến sự trì trệ trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh và dẫn đến các rắc rối về sau. Do đó việc xác định vốn điều lệ rất quan trọng.

–  Thứ năm là yêu cầu về loại hình doanh nghiệp và số lượng thành viên góp vốn của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có số lượng thành viên góp vốn khác nhau, việc xác định loại hình doanh nghiệp sẽ có cơ cấu quản lý doanh nghiệp nhất định, đem lại sự ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này nếu lựa chọn sai lệch sẽ kéo công ty đi xuống vì làm việc không hiệu quả.

Như vậy, năm điều kiện trên là những yêu cầu cơ bản nhất khi thành lập doanh nghiệp. Những ai muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh nên tìm hiểu rõ các yêu cầu, hoặc thông qua dịch vụ thành lập doanh nghiệp để việc kinh doanh được diễn ra hiệu quả hơn mà không phải vướn bận nhiều thủ tục.