Những xu hướng công nghệ tương lai ‘chào đời’ vào năm 2021

Những xu hướng công nghệ tương lai chào đời vào năm 2021 - Ảnh 1.

Nhân viên cứu thương tại hiện trường sử dụng thiết bị kết nối – Ảnh: ERICSSON

Ông Denis Brunetti – chủ tịch Công ty mạng và viễn thông Ericsson phụ trách Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào – gửi Tuổi Trẻ Online bài viết về các xu hướng công nghệ hàng đầu có từ năm 2021 và có thể vẫn sẽ tiếp tục trong những năm tới.

“Đại dịch toàn cầu đã truyền cảm hứng cho mọi người cũng như các doanh nghiệp để thích ứng nhanh với thực tế mới. Mặc dù chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của kết nối kỹ thuật số trong nhiều thập niên, nhưng việc kết nối qua đại dịch COVID-19 đã trở thành một phần lớn hơn của các cơ sở hạ tầng quan trọng, của việc giúp ích cho xã hội, của doanh nghiệp và giới học viện, của việc học và giao lưu trực tuyến.

Rõ ràng có nhiều sự thay đổi trong hành vi toàn cầu bắt nguồn từ COVID-19, trong đó có việc chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. Năm ngoái, chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng băng thông rộng cố định của người dùng đã tăng trung bình 2 giờ rưỡi mỗi ngày.

Trong báo cáo “Chuỗi triển vọng 5G” đầu tiên của mình, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã nêu bật một số hoạt động đằng sau việc gia tăng sử dụng như trên: Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, số lượt khám bệnh khẩn cấp từ xa tăng 490%; trong khi đó trò chơi trực tuyến tăng 75%; và trong lĩnh vực bán lẻ, giao dịch trực tuyến đã tăng 74% trên toàn cầu. Trong công việc, Báo cáo về tính di động của Ericsson cho thấy 60% nhân viên làm việc văn phòng đã tăng cường sử dụng các cuộc gọi qua video.

Những tiến bộ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại điện tử và Internet vạn vật (Internet of Things) đã được xác lập rõ ràng trên “radar các xu hướng công nghệ”. Điều chúng tôi không ngờ tới là các lĩnh vực như giáo dục và chăm sóc sức khỏe – vốn nằm trong số những lĩnh vực thận trọng nhất trong việc áp dụng công nghệ mới – sẽ đột nhiên chiếm vị trí trung tâm và tiến triển trong vài tháng thay vì mất nhiều năm.

Trong tương lai, chính phủ các nước đang hướng tới làm nhiều hơn thế nữa để khai thác tiềm năng của 5G nhằm vươn lên mạnh mẽ hơn từ đại dịch, cũng như giải quyết những thách thức lớn hơn, chẳng hạn biến đổi khí hậu.

Dưới đây là một số xu hướng công nghệ hàng đầu có từ năm 2021 mà giới chuyên gia tin rằng có thể sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới:

Xu hướng 1: Nơi làm việc kỹ thuật số (digital workplace)

Nhìn chung, các nhân viên đã phản hồi tích cực về sự tiện lợi của “cuộc sống WFH (làm việc tại nhà)”, nhưng người sử dụng lao động cũng nhận thấy những lợi ích, chẳng hạn chi phí thuê văn phòng và bảo trì thấp hơn.

Những xu hướng công nghệ tương lai chào đời vào năm 2021 - Ảnh 2.

Làm việc từ xa – Ảnh: ERICSSON

Theo báo cáo “Tương lai doanh nghiệp” của chúng tôi, 60% những người trả lời cho biết họ rất hài lòng với khả năng cắt giảm không gian văn phòng, với 43% tin tưởng mạnh mẽ rằng họ sẽ không có văn phòng làm việc vào năm 2030. Các dấu hiệu ban đầu cũng cho thấy những người làm việc từ xa có năng suất cao hơn 40% so với các đồng nghiệp làm tại văn phòng của họ.

Xu hướng 2: Học trực tuyến (online learning)

Không gian làm việc kỹ thuật số và “phi vật chất hóa” sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho những người trong lực lượng lao động. Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, hơn 1,6 tỉ trẻ em ở 195 quốc gia trên toàn cầu đã phải ở nhà khi các lớp học đóng cửa.

Các công cụ hội họp qua video, các dịch vụ số khác như ứng dụng học ngoại ngữ, dạy kèm trực tuyến và phần mềm học điện tử đều chứng kiến nhu cầu tăng vọt. Với chất lượng giáo dục là chìa khóa cho cả Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và Chỉ số phát triển con người (HDI), chắc chắn giáo dục phải có nguồn lực tốt và đảm bảo tất cả mọi người đều tiếp cận được.

Những xu hướng công nghệ tương lai chào đời vào năm 2021 - Ảnh 3.

Công cụ đào tạo VR (thực tế ảo) dành cho giáo viên. Đây là một phần của chương trình “Connect to Learn” (Kết nối để học) của Ericsson – Ảnh: ERICSSON

Rõ ràng những cải tiến về khả năng truy cập Internet và các công cụ kỹ thuật số trong trường học cùng những yếu tố khác có tiềm năng cân bằng các cơ hội, không chỉ mang lại lợi ích ở cấp độ cá nhân mà còn cho xã hội.

Và khi mạng 5G cho phép Internet nhanh hơn và kết nối đáng tin cậy hơn bao giờ hết – ngay cả ở những vị trí xa xôi, những khả năng này sẽ chỉ tiếp tục tăng lên.

Xu hướng 3: Khám chữa bệnh từ xa (telehealth)

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tiềm năng to lớn của các công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa. Đây là những công cụ quan trọng giúp tránh sự lây lan của virus khi theo dõi, xét nghiệm và điều trị.

Những xu hướng công nghệ tương lai chào đời vào năm 2021 - Ảnh 4.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà – Ảnh: ERICSSON

Trong một dự án đổi mới nghiên cứu được khởi động vào tháng 9-2020, Ericsson, Telia và Bệnh viện Đại học Sahlgrenska ở Thụy Điển đã sử dụng AI để giúp theo dõi và quản lý nhu cầu về nguồn lực chăm sóc sức khỏe, tạo và cải thiện các mô hình thông tin chuyên sâu và phân tích AI tiên tiến để lập kế hoạch và dự đoán các nguồn lực chăm sóc sức khỏe.

Ericsson, Bệnh viện Đại học Birmingham và ĐH King’s College London cũng đã hợp tác về “Xe cứu thương được kết nối 5G” – một cách đột phá mới để kết nối bệnh nhân, nhân viên cứu thương và các chuyên gia y tế từ xa trong thời gian thực.

Sự cải tiến này cho phép các nhân viên y tế thực hiện quy trình chẩn đoán từ xa đầu tiên của Vương quốc Anh dựa trên 5G, và giúp đỡ bệnh nhân ngay cả khi họ không thể đến bệnh viện.

Xu hướng 4: Tiện lợi không tiếp xúc (Contactless convenience)

Công nghệ không tiếp xúc đang tác động đến trải nghiệm khách hàng hậu COVID-19, từ thanh toán, đi mua sắm cho đến làm thủ tục khi đi du lịch.

Những xu hướng công nghệ tương lai chào đời vào năm 2021 - Ảnh 5.

Thanh toán di động – Ảnh: ERICSSON

Ngay cả khi mua sắm tại cửa hàng, gần 90% người mua sắm ở Mỹ hiện nay tuyên bố họ thích các tính năng không tiếp xúc hoặc tự thanh toán. Và với việc bảo mật luôn được ưu tiên cao trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, các hệ thống bảo mật nhận dạng khuôn mặt ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Những đổi mới an toàn và tiện lợi này có được là nhờ các bộ vi xử lý và chip nhớ tiên tiến hơn, cảm biến hình ảnh tốt hơn, AI thông minh hơn, và mạng viễn thông nhanh hơn – những thứ đều sẽ tiếp tục được cải thiện trong những năm tới.

Chúng tôi nhận thấy tất cả xu hướng này đang diễn ra ở Việt Nam cũng như ở phần còn lại của thế giới. Liệu những đổi mới này chỉ là sản phẩm của đại dịch COVID-19 hay sẽ tồn tại lâu dài? Tôi tin và đồng tình với các chuyên gia rằng những xu hướng này sẽ không biến mất nếu vẫn còn phong tỏa”.

Đại dịch càng bộc lộ tiềm năng của 4G, 5G Đại dịch càng bộc lộ tiềm năng của 4G, 5G

TTO – Ericsson, công ty mạng và viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển, cho biết với chuyên môn và quy mô toàn cầu, họ muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam mở rộng mạng 4G và 5G – vốn cho phép Việt Nam khai thác tiềm năng của công nghiệp 4.0.