Những việc nên làm và thực phẩm nên ăn trong ngày Thất tịch (7/7 Âm lịch)
Theo văn hóa Trung Hoa, ngày 7/7 Âm lịch cũng là ngày được gọi là Ngày Thất Tịch – ngày lễ tình nhân phương Đông.
Ngày Thất tịch cũng có nhiều phiên bản ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Nhật Bản… Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Hàng năm, mỗi lần tới lễ Thất tịch có người cầu tình duyên may mắn, có người tình duyên lận đận muốn hóa giải xui xẻo, có những cặp vợ chồng đến cầu mong gia đình mãi êm ấm. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Bởi họ quan niệm rằng cầu duyên vào ngày này tình duyên sẽ may mắn, thuận hòa hơn.
Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.
Nếu trời không mưa, các đôi tình nhân thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.
Người ta tin rằng 2 người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về chùa Hà để cầu duyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.
Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.
Và vào dịp này, những cô gái trẻ thường trưng bày các vật dụng đặc biệt để cầu mong lấy được chồng tốt. Người ta còn tin rằng, những người cô đơn trong ngày này nên ăn một bát chè hoặc món ăn làm từ đậu đỏ để cầu mong nhân duyên tốt đẹp sớm đến, ngoài ra cũng nên kiêng ăn các loại đỗ đen để tránh những điều không may mắn.
Dưới đây là một số món ăn từ chè đậu đỏ mà bạn có thể tham khảo: