Những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử – GoSELL
-
GoWEB: Thiết kế website thương mại điện tử chỉ trong 10 phút, phù hợp với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
-
GoAPP: Tạo app bán hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp trên 2 hệ điều hành Android và iOS.
- GoLEAD
: Tạo landing page thu thập thông tin khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
-
GoSOCIAL: Quản lý bán hàng trên mạng xã hội Facebook, Zalo. Đồng bộ tin nhắn, tạo kịch bản trả lời và tạo đơn hàng ngay khi đang chat.
-
GoPOS: Quản lý cửa hàng truyền thống hiện đại và chuyên nghiệp. Kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy POS quét mã vạch cầm tay, đầu đọc thẻ, máy in giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán tại quầy.
-
GoCALL: Tổng đài điện thoại VoIP, bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc và được ví như “mảnh đất màu mỡ” mà hàng loạt chuỗi cửa hàng đang hướng đến. Do đó, trong bài viết hôm nay, GoSELL sẽ cung cấp cho bạn kiến thức liên quan đến những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nhằm giúp bạn có đủ cơ sở để quyết định xem đây có phải là hình thức kinh doanh phù hợp với mình hay không nhé.
Theo Q&Me, năm 2021 có sự phát triển vượt bật của 3 sàn TMĐT lớn tại Việt Nam với tỉ lệ thị phần lần lượt là Shopee (32%), Lazada (9%) và Tiki (8%). Hơn thế nữa, hơn một nửa người tiêu dùng bắt đầu hành trình mua sắm trực tuyến của họ trên các sàn thương mại điện tử.
Do đó, nếu bạn muốn kinh doanh online thì có thể bắt đầu với các sàn thương mại điện tử với khối lượng người dùng lớn. Thương mại điện tử cho phép người bán tiếp cận khách hàng trên khắp đất nước Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, qua đó nâng cao cơ hội gia tăng khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố khiến khách hàng yêu thích mua sắm trên sàn thương mại điện tử đó là sự phục vụ khách hàng được nâng cao. Không còn là hình thức bán hàng và tiếp thị truyền thống, với thương mại điện tử, khách hàng có thể mua sắm online mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.
Khách hàng có thể tự do lựa chọn sản phẩm muốn mua và thêm vào giỏ hàng. Việc hoàn tất hay hủy đơn hàng cũng vô cùng nhanh chóng chỉ với thao tác click chuột đơn giản mà không cần phải làm phiền nhân viên bán hàng.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội như hiện nay, bất kể một xu hướng nào mới xuất hiện trên thị trường, bạn đều có thể cập nhật cho gian hàng thương mại điện tử của mình như sản phẩm, dịch vụ, chính sách vận chuyển, bảo hành,…
Ngoài ra, người bán cũng có thể tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi theo xu hướng để thu hút khách hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu và nâng cao doanh thu với sự hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử.
Một trong những ưu điểm lớn nhất khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người bán. Mô hình bán lẻ truyền thống đòi hỏi các chi phí ban đầu khá lớn như tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, thiết bị bán hàng,… Trong khi đó, kinh doanh qua sàn thương mại điện tử không đòi hỏi bất kỳ chi phí nào đã kể trên.
Ngoài ra, với khả năng tiếp cận thị trường bán hàng rộng lớn, bạn có thể tiết kiệm một khoản ngân sách cho các hoạt động Marketing mà vẫn thu về một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Thông thường, bạn chỉ có thể cung cấp cho khách hàng một lượng thông tin hạn chế về sản phẩm trong một cửa hàng thực.
Trong khí đó, các sàn thương mại điện tử mang đến cho bạn một không gian bao gồm nhiều thông tin có giá trị để giúp khách hàng đưa ra các lựa chọn mua sắm một cách dễ dàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi như như video giới thiệu, lời đánh giá, chứng thực của khách hàng,…
Nền tảng thương mại điện tử cho phép người bán cung cấp những nội dung được cá nhân hóa và đề xuất sản phẩm cho khách hàng đã đăng ký thành viên. Những nội dung được nhắm mục tiêu này có thể giúp tăng chuyển đổi bằng cách hiển thị nội dung phù hợp nhất cho khách hàng truy cập.
Trong nhiều trường hợp, đây cũng là một trong những cách nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn cũng như xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa người bán và người mua.
Gian hàng thương mại điện tử không bị giới hạn bởi thời gian mở cửa như các cửa hàng truyền thống khác. Do đó, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với những khách hàng quá bận rộn để mua sắm trong giờ mở cửa thông thường của cửa hàng truyền thống.
Qua đó, người bán có thể tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc tăng thời gian bán hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
Sự phát triển của gian hàng trực tuyến không bị giới hạn bởi không gian thực như cửa hàng truyền thống. Do đó, người bán có thể lựa chọn tăng hoặc giảm quy mô hoạt động của mình một cách nhanh chóng bằng cách tận dụng “không gian kệ hàng” không giới hạn, sao cho phù hợp với xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
Tìm hiểu những khó khăn mà người bán phải đối mặt khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn và tránh được những rủi ro không mong muốn. Những khó khăn đó có thể là:
Một số khách hàng yêu thích sự tương tác trực tiếp giữa họ và các nhân viên bán hàng mỗi lần ghé thăm cửa hàng truyền thống. Đặc biệt, đối với các thương hiệu bán sản phẩm cung cấp, điều này lại càng cần thiết hơn vì khách hàng không chỉ muốn mua sản phẩm mà còn là hy vọng được cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt quá trình tại cửa hàng.
Ngoài ra, khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, bạn sẽ khó thực hiện các hoạt động bán thêm hay bán chéo sản phẩm. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận mà bạn có thể thu về cho cửa hàng của mình.
Cho dù các hình ảnh, video được tạo ra hay đến đâu thì khách hàng vẫn không thể cảm nhận và chạm vào sản phẩm. Điều đó có thể khiến họ khó hình dung về những sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
Chưa kể, việc cung cấp trải nghiệm khách hàng về thương hiệu bao gồm xúc giác, vị giác, khứu giác và âm thanh là không hề dễ dàng nếu chỉ thông qua một màn hình đơn điệu.
Khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử, khách hàng có thể so sánh sản phẩm mà gian hàng bạn cung cấp với một số gian hàng khác để tìm ra mức giá thấp nhất.
Điều này buộc người bán phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh về giá, đồng thời giảm tỷ suất lợi nhuận cũng như chất lượng sản phẩm.
Ngày càng có nhiều tổ chức và doanh nghiệp trở thành con mồi của những tin tặc độc hại chuyên đánh cắp thông tin của khách hàng từ cơ sở dữ liệu của họ. Điều này có thể có ảnh hưởng xấu đến uy tín và lòng tin mà khách hàng dành cho thương hiệu của bạn.
Nếu một doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu và bán hàng trực tuyến cho khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới thì họ phải tuân thủ các quy định không chỉ quốc gia họ mà còn ở đất nước mà khách hàng của họ đang sinh sống.
Vì thế, nếu hàng hóa không tuân thủ các quy định của quốc gia thì nó sẽ không được vận chuyển thành công. Có thể thấy rằng, thương mại điện tử tạo ra nhiều phức tạp trong các hoạt động kế toán, quy định thuế và an ninh.
Khi bạn sử dụng nền tảng quản lý bán hàng chuyên nghiệp như GoSELL. Với khả năng đồng bộ sản phẩm, đơn hàng, kho hàng, nhà cung cấp,…từ các sàn TMĐT Shopee, Lazada, GoMUA về một nền tảng quản lý duy nhất. GoSELL giúp bạn đỡ mất công đăng nhập và sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, mất thời gian và tốn kém chi phí.
Ngoài bán hàng trên sàn TMĐT, bạn nên triển khai bán hàng đa kênh để tối ưu doanh thu và tiếp cận khách hàng.
GoSELL có hơn 40 tính năng hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp kinh doanh trên đa kênh. Ngoài ra, GoSELL còn có các gói giải pháp hỗ trợ bạn kinh doanh đa kênh như: