Những thủ tục môi trường cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp

Để các doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định và tuân thủ các vấn đề pháp lý thì họ cần phải lập các hồ sơ môi trường cần thiết cho những hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Vì thế, những hồ sơ môi trường mà các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị gồm những gì và được căn cứ vào những điều luật, nghị định và thông tư nào?

Hồ sơ môi trường là những thủ tục liên quan đến các vấn đề về môi trường của doanh nghiệp, được thực hiện theo quy định pháp luật, giúp cơ quan chức năng giám sát, quản lý doanh nghiệp, cơ sở thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết về việc bảo vệ môi trường và giúp cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động mà không vướng mắc về các vấn đề về pháp lý.

Hồ sơ môi trường (Công ty TNHH Xây Dựng - Công Nghệ Môi Trường Nano)

Hồ sơ môi trường (Công ty TNHH Xây Dựng – Công Nghệ Môi Trường Nano)

Các điều luật, nghị định và thông tư liên quan để lập hồ sơ môi trường:

  • Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06
    năm 2014. Ngoài ra, vào ngày 01/01/2022 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế bộ luật số 55/2014/QH13.

  • Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

  • Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

  • Căn cứ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về Quản lý chất thải nguy hại;

  • Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và Quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Sau đây là một số hồ sơ cần thiết mà chủ cơ sở cần phải thực hiện để
các hoạt động sản xuất và xả thải của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật:

1. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động

Trước khi đi vào xây dựng dự án, tùy vào quy mô, các loại hình kinh doanh và sản xuất mà mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường:

1.1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Các đối tượng phải lập ĐTM dựa vào cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Báo cáo ĐTM là cơ sở giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình hoạt động và có thể đánh giá nguồn tác động đến môi trường. Cũng là cam kết của Chủ đầu tư về các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Ngoài ra, các đối tượng được quy định trong Nghị định số 54/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 21/05/2021) phải lập Đánh giá sơ bộ Tác động môi trường.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Công ty TNHH Unipax Hậu Giang do Công ty Môi Trường Nano thực hiện

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Công ty TNHH Unipax Vị Thanh do Công ty Môi Trường Nano thực hiện

1.2.

Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT)

Dựa theo khoản 1 Điều 18 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các đối tượng cần đăng ký KHBVMT bao gồm:

  • Dự án đầu tư mới, mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

  • Dự án có phát sinh nước thải từ 20 đến 500m3/ngày.đêm, khí thải từ 5.000 đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ hoặc chất thải rắn từ 1 đến dưới 10 tấn/ngày.đêm (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng). Trừ các dự án quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

2. Các hồ sơ môi trường khác

Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã đi vào hoạt động và hoàn tất thực hiện các hồ sơ môi trường ban đầu, tuỳ vào điều kiện thực tế mà có thể phải thực hiện tiếp tục các hồ sơ sau:

2.1

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Dựa vào Điều 37 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo mà doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ hằng năm. Bao gồm: Báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

2.2

Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Căn cứ theo Điều 12, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh Chất thải nguy hại (CTNH) phải đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh.

Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ được quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT như sau:

  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm.

  • Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hằng năm với tổng số lượng không quá 600 kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

  • Cơ sở dầu khí ngoài biển.

2.3 Giấy phép tài nguyên nước

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP thì phải thực hiện xin phép.

2.4

Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Các đối tượng thuộc cột 4 Phụ lục II mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

3. Tổng kết

Các chủ đầu tư cần có sự tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định của pháp luật, để giúp cho việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp thuận lợi, tránh được những vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, tài chính để khắc phục thiệt hại khi xảy ra sự cố môi trường.
 

Nanoen

Xem thêm về Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (Link)

———————

Công ty TNHH Xây Dựng- Công Nghệ Môi Trường Nano

Hotline: 0941 777 519 (Ms. Thùy Anh)
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech