Những thông tin cơ bản về Doanh nghiệp xã hội là gì?

Hỏi:

Những thông tin cơ bản về Doanh nghiệp xã hội là gì?

Hỏi:

Những thông tin cơ bản về Doanh nghiệp xã hội là gì?

Trả lời:

* Văn bản pháp luật:

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015  về đăng kí doanh nghiệp

– Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

– Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 05 năm 2016 quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng kí doanh nghiệp xã hội theo NĐ 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật doanh nghiệp.

1.  Điều kiện DNXH:

Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp:

“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.”

* Quyền và nghĩa vụ của DNXH: (khoản 2 điều 11 Luật Doanh nghiệp)

“Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

*) Ưu và nhược điểm của DNXH

– Ưu điểm

Thứ nhất, chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định pháp luật (điểm b Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014).

Thứ hai, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Ngoài khoản viện trợ này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường (điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014; Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP). Trình tự, thủ tục tiếp nhận các khoản tài trợ này được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP)

Thứ ba, doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:

– Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm (điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015).

– Được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi thêm không quá 15 năm đối với dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư (điểm c Khoản 2 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015).

– Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (Khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015). Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự  án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu (Khoản 2 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015).

– Được giảm thuế nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC, ngày 18/06/2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, ngày 26/12/2913 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Nhược điểm:

Đồng thời với các ưu đãi đó, doanh nghiệp xã hội cũng cấn phải thực hiện các nghĩa vụ riêng của mình như: Duy trì mục tiêu và điều kiện thành lập trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật.Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.

 Như vậy, so với doanh nghiệp thông thường, điều kiện, trình tự thành lập và các ưu đãi nhận được, doanh nghiệp xã hội có những điểm khác biệt.