Những nguyên tắc cho em bé ăn dặm mẹ cần biết – NatuQueens
Sau một thời gian cho con bú thì cha mẹ bắt đầu cho em bé ăn dặm để chất dinh dưỡng cung cấp đủ cho cơ thể và phong phú hơn.
Khoảng thời gian nào nên bắt đầu cho em bé ăn dặm, biểu hiện nào của con cho thấy bé muốn ăn dặm. Quá trình con ăn dặm cha mẹ cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp được những thắc mắc ở trên.
Giai đoạn ăn dặm của con để hiệu quả và tốt cho sức khỏe mẹ cần nắm vững một số nguyên tắc cần thiết
Nội Dung Chính
1.Khoảng thời gian nào thích hợp để cho bé ăn dặm
Khi con đang bú mẹ hoàn toàn và bước sang giai đoạn ăn dặm thì đó là một giai đoạn chuyển biến mới của bé. Có rất nhiều chị em lần đầu làm mẹ, dù đã có chút kiến thức về nuôi dạy con, có kinh nghiệm về việc cho bé ăn dặm. Tuy nhiên đến lúc con chuyển sang ăn dặm vẫn bị lúng túng và không biết rõ con mình thích ăn gì.
Tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng về giai đoạn đầu ăn dặm của trẻ. Bởi chỉ cần một khoảng thời gian đầu thích nghi, có thời gian biểu ăn thích hợp, bé sẽ dần quen và tiếp thu rất tốt.
Cho con ăn dặm đúng thời điểm rất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Bởi nếu mẹ cho con ăn quá sớm cũng không tốt. Vì nếu cho bé ăn quá sớm, con chưa phát triển toàn diện nên khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Ngược lại, nếu cho bé ăn quá trễ, dễ dẫn tới tình trạng con không có hứng thú nhiều với đồ ăn. Hoặc ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.
Theo lời khuyên từ WHO – tổ chức y tế thế giới thì khoảng thời gian thích hợp nhất cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Lúc này, các cơ miệng, tiêu hóa đều đã phát triển tương đối ổn định và có thể tiếp nhận xử lý các thức ăn.
Khoảng thời gian đầu tiên, cha mẹ nên chuẩn bị bữa ăn dặm cho con với một loại thức ăn. Sau khoảng thời gian đầu này cha mẹ sẽ quan sát được bé thích loại thức ăn gì. Sau đó từ từ tăng thêm khẩu vị, tăng thêm bữa cho con.
Khi chế biến món ăn, mẹ thay đổi nhiều các loại nguyên liệu và quan sát sẽ nắm bắt được khẩu vị con thích.
Bắt đầu từ khi bé tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho con ăn dặm
2.Trẻ có những dấu hiệu gì cho thấy đã sẵn sàng ăn dặm
Những dấu hiệu, biểu hiện nào của con cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé:
Khi cơ thể con vững chắc, cứng cáp bé đã có thể ngồi vững, ngồi lâu.
Khi bạn đưa cho con thức ăn, đôi mắt bé tập trung nhìn đồ ăn, tay có thể cầm được và cho vào miệng.
Bé đã có khả năng nuốt. Nếu đối với các em bé chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm, con sẽ nè ra.
Bạn nên xem thêm:
3.Khi cho con ăn dặm, đây là những nguyên tắc mẹ cần nắm
Để quá trình ăn dặm cho con tốt và hiệu quả. Mẹ nên tham khảo một số nguyên tắc sau đây:
a.Nguyên tắc cần biết khi ăn dặm
- Khi em bé đã vững, cứng cáp và tròn 6 tháng tuổi. Lúc này mẹ nên bắt đầu giảm dần lượng sữa mẹ đi. Cùng với đó song song cho bé ăn bột. Từ bột có vị ngọt, đến ăn bột có vị mặn để con quen hơn.
- Để hành trình ăn dặm của con thoải mái, dễ chịu. Lời khuyên cho mẹ đó là đừng bắt ép con ăn. Khi bé càng bị ép ăn con sẽ càng khó chịu và không ăn như mong muốn của mẹ. Để tạo cảm hứng, thu hút bé ăn, mẹ nên chọn những vật dụng bát, thìa đựng đồ ăn có hình con vật, nhiều màu sắc, lạ mắt ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé.
- Với nhiều thực phẩm, rau củ…cha mẹ có thể nấu nhừ, sau đó để nguội và để cho con bốc. Việc bốc ăn sẽ thú vị và bé sẽ làm quen với đồ ăn thuận tiện hơn.
- Các bữa ăn dặm trong ngày mẹ nên linh động làm xen kẽ nhau. Như vậy, bé sẽ đỡ bị ngán và ăn ngon miệng hơn.
- Thời gian dành cho một bữa ăn không nên kéo dài quá lâu. Chỉ khoảng 30 phút cho một bữa ăn, sau đó nếu con chưa ăn xong mẹ không nên ép bé.
Nên tạo không gian ăn thoải mái, đặc biệt không ép con ăn
b.Cho bé ăn dặm với khẩu phần qua từng giai đoạn phát triển cụ thể
Mỗi giai đoạn phát triển, khi con lớn lên thêm sẽ có những khẩu phần ăn theo đó thay đổi để đáp ứng nhu cầu.
– Giai đoạn bé từ 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi: Đây chính là giai đoạn đầu tiên bé tiếp xúc với đồ ăn dặm. Vì là giai đoạn đầu, con vẫn chưa quen với việc ăn dặm nên tất cả mọi đồ ăn mẹ đều nên ninh nhừ, hoặc nghiền nhuyễn và chế biến món cho con ăn. Đặc biệt đây là giai đoạn mẹ chưa thể cho con ăn các đồ ăn tươi sống, vì hệ tiêu hóa của con còn yếu.
– Giai đoạn con từ 8 đến 9 tháng tuổi: Giai đoạn này con đã quen với việc ăn dặm, và đã cứng cáp hơn. Khẩu phần ăn của con mẹ có thể tăng lên từ 3 bữa/ngày. Và các thực phẩm nên luân phiên nhau đa dạng để cơ thể con được nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhất.
– Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi: Khẩu phần ăn dặm lúc này của con tăng lên, bé có thể ăn nhiều bữa hơn và lượng thức ăn mỗi bữa của bé cũng tăng lên. Tuy vậy sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của con.
Mỗi giai đoạn phát triển của con cần những món ăn dặm phù hợp
4. Tham khảo dịch vụ tắm bé – chăm sóc em bé toàn diện tại NatuQueens
Để giúp con có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện, có những bữa ăn dặm ngon miệng, NatuQueens mang đến dịch vụ tắm bé, chăm sóc bé sơ sinh.
Cha mẹ có thể tham khảo liệu trình chăm sóc, massage thư giãn cho bé để giúp con được thoải mái, sức khỏe phát triển tốt nhất nhé!
Liên hệ ngay để được tư vấn trong thời gian sớm nhất!