Những món ngon từ su hào
Hơn nữa, trong mùa lạnh, hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chăm ăn su hào vào mùa đông, nó sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Với những lợi ích đáng quý của su hào, chị em nên làm những món ăn từ su hào cho cả nhà nhé.
Su hào có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.
Canh su hào hầm thịt bò
Su hào có một đặc điểm là cứ cho lên hầm thì chúng ra sẽ cảm nhận được mùi thơm rất đặc trưng của nó. Với những món hầm này, chỉ cần thoảng một chút hương của su hào thôi chắc chắn chẳng ai có thể cưỡng lại được.
Nguyên liệu: (3-4 người)
– 300-400g thịt gân bò
– 1 củ su hào to, gọt vỏ và thái miếng
– 2 quả cà chua, xắt miếng
– 1 mẩu gừng đập dập
– Rau mùi, thái nhỏ
– Nước mắm, hạt nêm
– Hạt tiêu
Cách làm:
– Thịt gân bò rửa sach, thái miếng vừa ăn, ướp thịt với gừng, nước mắm và tiêu xay khoảng 30 phút. Sau đó cho thịt vào nồi hầm, đổ nước ngập thịt bò và hầm đến khi thịt bò mềm.
– Lúc này cho su hào, cà chua vào nấu tiếp đến khi su hào cũng chín mềm.
– Trước khi ăn thì nêm lại gia vị cho vừa miệng, múc canh ra bát rồi rắc rau mùi lên trên.
Mực xào su hào
Nguyên liệu:
– Mực tươi: 500 g
– Su hào: 1 củ
– Cà rốt: 1 củ
– Hành hoa: 2 nhánh
– Rau mùi
– Hành khô: 1 củ
– Gia vị: dầu ăn, súp, bột nêm, mì chính, hạt tiêu.
Cách làm:
– Mực tươi mua về làm sạch, khứa nên mình mực rồi cắt miếng vừa ăn.
– Ướp mực với một ít gia vị để khoảng 15 phút.
– Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa.
– Phi thơm hành khô với dầu ăn rồi cho mực vào xào với lửa lớn để mực không ra nước.
– Khi mực chín cho ra đĩa rồi cho su hào, cà rốt vào xào, đảo nhanh tay. Nêm chút xíu gia vị (vì ở mực đã được ướp gia vị nên cho một lượng gia vị vừa phải để rau xào không bị mặn).
Tiếp đến cho mực vào xào cùng rau, đảo đều rồi thêm hành hoa, mùi tàu thái nhỏ cùng chút mì chính, hạt tiêu.
– Xúc rau ra đĩa dùng nóng.
Canh sườn hầm su hào
Nguyên liệu:
– 500g su hào cắt miếng bắng ngón tay
– 200g hành tây bi cắt làm đôi
– 500 sườn non, cắt khúc
– 20g gừng tươi bào nhỏ
– 100g Hành ngò
– 1000ml Nước dùng heo
– 15g hạt nêm
– Đường vàng
– 2 muỗng cà phê nước mắm ngon
Cách làm:
– Trụng (trần) sơ thịt sườn vào nước sôi khoảng 5 phút, vớt ra xả sạch với nước lạnh. Cho thịt sườn và gừng tươi vào 1,5 lít nước dùng, hầm nhỏ lửa khoảng 45 phút cho thịt mềm.
– Cho su hào vào thịt sườn tiếp tục hầm thêm 45 phút cho mềm, nêm nếm với hạt nêm, đường và 1 nước mắm ngon, gia giảm tùy theo khẩu vị.
– Trang trí hành ngò, dùng nóng.
Dưa góp su hào
Nguyên liệu:
– Cà rốt
– Su hào
– Dưa chuột
– Tỏi
– Muối, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
– Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.
– Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.
– Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều. Su hào, cà rốt sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần đó đi các bạn nhé. Mục đích của việc làm này là để cho su hào và cà rốt được giòn hơn.
– Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.
– Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.
Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.
Theo Eva