Những món ngon từ đậu nành khiến ai cũng phải thích mê
Đậu nành là một trong các loại hạt được nhiều người yêu thích bởi những chất dinh dưỡng mà nó mang lại. Những hạt đậu nành qua bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên những món ăn, thức uống không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng.
Nội Dung Chính
1. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là loại thức uống được làm từ hạt đậu nành, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Thường xuyên uống sữa đậu nành có thể giúp bạn cải thiện lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh, cải thiện chức năng gan, thận, não bộ, mạch máu…
Sữa đậu nành đã là một thức uống đầy dinh dưỡng. Tuy nhiên, từ sữa đậu nành bạn còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra các món ngon giải nhiệt như: sữa đậu nành mè đen, sữa đậu nành, lá dứa…. Cùng lưu lại cách làm các món ngon từ sữa đậu nành nhé!
1.1 Sữa đậu nành nguyên chất
Sữa đậu nành nguyên chất (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Đậu nành: 400g
- Lá dứa: 50g
- Đường: 60g (nếu thích ngọt bạn có thể cho thêm đường)
- Nước: 3 lít
- Muối: 1 ít
Cách làm sữa đậu nành nguyên chất
Đậu nành mua về rửa sạch rồi ngâm qua đêm, vò đậu nành cho tróc hết vỏ. Rửa lại lần nữa cho thật sạch.
Cho đậu nành vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với 1.5 lít nước. Đổ đậu nành vào túi, vắt lấy nước đậu. Cho đậu trở lại thau, đổ vào 1.5 lít nước, nhồi mạnh tay, sau đó trút đậu lại vào túi rồi vắt lấy nước đậu một lần nữa.
Cho vào nồi 1 bó lá dứa, đổ nước đậu nành vào. Bật lửa vừa cho sôi, vặn lửa nhỏ. Nấu 20 – 25 phút. Trong quá trình nấu sữa đậu nành, thỉnh thoảng khuấy để sữa không bị khét dưới đáy.
Khi sữa đậu nành đã chín, thêm xíu muối và đường cho vừa uống. Nếu thêm 2 – 3 phút cho đường chín, tắt bếp, để sữa đậu nành nguội cho vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
1.2 Sữa chua đậu nành
Sữa chua đậu nành (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Hạt đậu nành: 200g
- Sữa chua: 1 hộp
- Nước sạch: 1 lít
- Hũ thủy tinh
- Dụng cụ hỗ trợ: máy xay sinh tố, nồi, thùng xốp, rây lọc…
Cách làm sữa chua đậu nành
Ngâm đậu nành trong nước khoảng 6 – 8 tiếng cho các hạt đậu nở. Sau đó, cho đậu đã ngâm ra rổ, bóp mạnh và đãi sạch vỏ.
Cho đậu nành vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc qua rây. Đổ nước đậu nành vào nồi, đun sôi. Trong quá trình đun không nên để lửa quá to, luôn khuấy đều tay và vớt hết bọt phía trên.
Khi sữa đậu nành đã sôi, thêm đường cho vừa ăn và đợi sữa nguội bớt (còn khoảng 40 độ C) thì cho sữa chua vào sữa đậu nành, khuấy cho tan đều.
Chia sữa chua đậu nành vào các hũ thủy tinh đã chuẩn bị từ trước, đậy kín nắp sau đó xếp vào thùng xốp để ủ trong khoảng từ 6 – 8 tiếng (có thể ủ qua đêm).
Sau khi ủ xong, cất các hũ sữa chua đậu nành vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Xem thêm: Những lợi ích khi dùng sữa chua mỗi ngày và những lưu ý đặc biệt khi dùng
1.3 Sữa đậu nành mè đen
Sữa đậu nành mè đen (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Đậu nành: 100g
- Mè đen: 15g
- Đường
- Nước sạch: 1 lít
- Dụng cụ hỗ trợ: máy làm sữa đậu nành, chảo, rây lọc…. Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn có thể thay bằng máy xay sinh tố.
Cách làm sữa đậu nành mè đen
Đậu nành đem ngâm trong nước khoảng 6 – 8 tiếng sau đó đãi sạch vỏ.
Mè đen cho vào chảo rang nhỏ lửa đến khi chín và có mùi thơm.
Cho đậu nành, mè đen và nước đã chuẩn bị vào trong máy làm sữa đậu nành, chọn chế độ phù hợp.
Khi máy báo hoàn thành, bạn chỉ việc cho sữa lọc quay rây, thêm đường và thưởng thức.
Trong trường hợp không có máy làm sữa đậu nành, bạn cho đậu nành, lá dứa và nước vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp mịn nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ phần bã. Rồi cho sữa vào nồi, đun nhỏ đến khi sôi, thêm đường rồi thưởng thức.
1.4 Sữa đậu nành lá dứa
Sữa đậu nành lá dứa (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Đậu nành: 100g
- Lá dứa: 1 ít
- Nước sạch: 1 lít
- Đường
- Dụng cụ hỗ trợ: máy làm sữa đậu nành, rây lọc. Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn có thể thay bằng máy xay sinh tố.
Cách làm sữa đậu nành lá dứa
Ngâm đậu nành trong nước khoảng 6 – 8 tiếng rồi đãi sạch vỏ. Lá dứa đem rửa sạch, cắt nhỏ.
Cho đậu nành, lá dứa và nước đã chuẩn bị vào trong máy làm sữa đậu nành rồi chọn chế độ phù hợp. Đợi đến khi máy báo hoàn thành, đem sữa đậu nành lá dứa đổ qua rây lọc để sữa mịn hơn. Thêm đường theo ý thích và thưởng thức.
Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn cần cho đậu nành, lá dứa và nước vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp mịn nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ phần bã. Sau đó cho sữa đậu nành vào nồi, đun nhỏ đến khi sôi, thêm đường rồi thưởng thức.
2. Đậu hũ (đậu phụ)
Đậu hũ (đậu phụ) cũng là một “sản phẩm” được làm ra từ hạt đậu nành. Từ sữa đậu nành lỏng sẽ đặc lại để trở thành đậu phụ. Đậu phụ có hàm lượng carb thấp, không chứa bơ sữa động vật, gluten hay cholesterol. Đây là món thuần chay rất phổ biến đối với những người có chế độ ăn chuyên biệt.
Đậu hũ được làm từ đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao (Nguồn: Internet)
Từ đậu phụ, bạn có thể làm ra được rất nhiều món ăn ngon. Dưới đây là một số gợi ý món ăn ngon từ đậu phụ:
- Canh rong biển đậu hũ
- Canh rong biển đậu hũ
- Đậu hũ kho chay
- Đậu hũ nhồi thịt sốt cà
- Đậu hũ chiên sả ớt
- Đậu hũ non sốt cay
- Đậu hũ cuốn lá lốt
- Canh đậu hũ lá hẹ
Xem thêm: 11 món ngon từ đậu hũ phù hợp cho người ăn chay và ăn mặn
3. Bột đậu nành
Bột đậu nành được sản xuất từ hạt đậu nành nguyên chất, qua các giai đoạn chế biến, nghiền ép tạo thành bột mịn. Bột đậu nành thường dễ sử dụng hơn đậu nành hạt và cũng dễ tiêu hóa hơn.
Bột đậu nành thường được dùng làm nguyên liệu để chế biến sữa để uống, hoặc dùng làm mặt nạ để đắp mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột đậu nành để làm ra các loại bánh thơm ngon.
3.1 Bánh quy bột đậu nành
Bánh quy bột đậu nành (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bột đậu nành: 40g
- Bột mì: 200g
- Sữa đậu nành: 70g
- Bột nở: 1 ít
- Đường mía: 70g
- Dầu ăn: 55g
- Bột nở: 1 ít
Cách làm bánh quy bột đậu nành
Cho dầu ăn, đường, sữa đậu nành vào tô rồi khuấy đều lại cho tan hết đường.
Rây lần lượt bột đậu nành, bột mì, và một ít bột nở vào tô, trộn đều lại tạo cho bột thành kết dính.
Dùng tay nhào bột khoảng 10-15 phút để cho khối bột dẻo mịn. Sau đó, lăn khối bột thành hình trụ dài hoặc hình dạng mà bạn muốn, gói trong giấy nến, cho vào ngăn mát trong tủ lạnh 30 phút.
Sau 30 phút dùng dao cắt bánh thành nhiều khoanh có độ dày khoảng ½ lóng tay nhỏ.
Làm nóng lò nướng bánh trong khoảng 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C thì cho bánh vào nướng 15 phút ở 180 độ C tiếp.
Sau 15 phút, bạn lấy bánh ra và thưởng thức được rồi.
Xem thêm: Tự tay làm bánh quy bơ hình trái tim tặng riêng người ấy nhân ngày đặc biệt
3.2 Bánh gạo phủ bột đậu nành
Bánh gạo phủ bột đậu nành (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bột gạo nếp: 200g
- Bột đậu nành: 70g
- Đường: 25g
- Nước: 250ml
- Một ít muối
Cách làm bánh gạo phủ bột đậu nành
Cho vào tô bột gạo nếp, đường, một ít muối trộn đều lại với nhau. Cho nước vào tô và khuấy đều đến khi hỗn hợp mịn
Bọc kín tô bằng màng bọc thực phẩm, sau đó cho vào lò vi sóng nướng với nhiệt độ cao nhất trong 3 phút. Sau 3 phút lấy bột ra trộn đều lại và cho vào lò vi sóng thêm 1 phút nữa.
Sau 1 phút bạn lại trộn thêm lần nữa đến khi đạt được độ dẻo dai (bạn nhào bột càng nhiều thì cho ra thành phẩm càng dẻo dai và ngon)
Cho bột đậu nành vào hộp nhựa dàn đều bột đậu nành ra, sau đó cho khối bột vào dán đều đảm bảo lớp áo ngoài của khối bột được bao phủ bởi bột đậu nành.
Cắt bột thành nhiều miếng tùy theo hình dạng bạn muốn là hoàn thành.
3.3 Bánh bột đậu nành nhân mứt đậu đỏ
Bánh bột đậu nành nhân mứt đậu đỏ (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bột đậu nành: 160g
- Mứt đậu đỏ: 160g
- Dầu bắp: 65g
- Mè đen: 5g
- Trứng gà: 1 quả
- Đường: 15g
Cách làm bánh bột đậu nành nhân mứt đậu đỏ
Cho 90g bột đậu nành, đường trắng, 30g dầu bắp, và một chút nước vào tô trộn đều lại với nhau tạo thành khối bột đồng nhất dẻo mịn.
Tiếp đó bạn lấy 70g bột đậu nành và 35g dầu bắp còn lại cho vào cái tô khác và trộn đều lại với nhau.
Trộn 2 phần bột lại với nhau tạo thành 1 khối. Cán khối bột vừa gắp lại thành tấm mỏng, sau đó gắp chúng lại thành khối như ban đầu rồi tiếp tục cán mỏng, thực hiện vài lần. Sau đó cán bột mỏng thành hình chữ nhật hoặc tròn cho phần mứt đậu đỏ vào giữa.
Bọc chúng lại và dùng dao cắt bột có nhân đậu đỏ thành miếng vừa ăn. Cho bánh vào khay có lót giấy, dùng cọ quét lòng đỏ trứng lên rồi gắt hạt mè lên. Cho khuây vào lò nướng 20 phút ở nhiệt độ 190 độ C cho bánh chín vàng là được.
Xem thêm: Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu không biết 9 cách nấu đậu đỏ ngon lạ này
3.4 Bánh gạo dẻo bọc bột đậu nành
Bánh gạo dẻo bọc bột đậu nành (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bột nếp: 200g
- Đường: 2 muỗng canh
- Nước: 100ml
- Bột đậu nành: 100g
- Muối: ½ muỗng
Cách làm bánh gạo dẻo bộc bột đậu nành
Cho bột nếp, đường, muối vào tô rồi trộn đều lại với nhau. Sau đó cho nước từ từ vào trộn đều thành dạng kết dính thì dừng lại.
Bột tô lại với màng bọc thực phẩm, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng 1 phút rồi đem ra trộn đều, rồi lại đưa vào lò vi sóng, thực hiện thao tác này nhiều lần đến khi bột dẻo dai
Cho bột đậu nành vào khay trải đều, đặt bột mới nhào lên khuây lăng đều sao cho tất cả vỏ bột đều được bọc bằng bột đậu nành.
Sau đó lăng dài khối bột, cắt khúc nhỏ vừa ăn là được.
Xem thêm: Cách làm bánh dẻo nhân đậu xanh thơm ngon
4. Bã đậu nành
Bã đậu nành chính là “phần xác” của hạt đậu nành sau khi đã được ép. Chúng ta thường chỉ lấy phần nước ép từ đậu nành và bỏ đi phần bã đậu nành mà không hề biết rằng, trong bã đậu nành còn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của chị em phụ nữ.
Hơn thế, bã đậu nành còn có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn chay, mặn hấp dẫn và bổ dưỡng. Dưới đây là một số món ngon làm từ bã đậu nành:
4.1 Bã đậu nành chiên giòn
Bã đậu nành chiên giòn (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bã đậu nành: 400g
- Thịt nạc xay: 400g
- Bột mì: 40g
- Tỏi băm
- Hành tím băm
- Gia vị thông dụng
Cách làm món bã đậu nành chiên giòn
Cho tất cả nguyên liệu vào tô lớn trộn đều.
Phủ màng bọc thực phẩm lên miệng tô và ướp trong 15 phút để nguyên liệu ngấm gia vị.
Sau 15 phút, mở màng bọc, vo nguyên liệu thành viên tròn.
Chiên trong dầu nóng đến khi bã đậu nành có màu vàng nâu đẹp thì lấy ra khỏi chảo để ráo dầu.
Xếp bã đậu nành chiên giòn ra đĩa ăn kèm rau sống, chấm tương ớt hoặc tương đen khi bã đậu nành còn nóng cho hương vị cực ngon.
4.2 Bã đậu nành xào sả ớt
Bã đậu nành xào sả ớt (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bã đậu nành: 400g
- Nước cốt dừa: 400m
- Sả băm: 2 muỗng canh
- Ớt băm: 1 muỗng canh
- Giá đỗ (có thể thêm nếu thích)
- Gia vị thông dụng
Cách làm món bã đậu xào sả ớt
Cho sả và ớt vào chảo dầu xào thơm.
Khi sả chuyển màu hơi vàng thì cho bã đậu nành, nước cốt dừa, đường, hạt nêm vào xào chung.
Khi bã đậu hơi ráo nước thì tắt bếp cho ra đĩa, không xào đến khi bã đậu khô, bã đậu dễ bị cháy, quá khô, ăn không ngon. Món bã đậu nành xào sả ớt có thể ăn chay hoặc mặn tùy thích, dùng bánh tráng nướng để xúc ăn dễ dàng và ngon miệng.
4.3 Chả lá lốt bã đậu nành
Chả lá lốt bã đậu nành (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu
- Bã đậu nành: 400g
- Lá lốt: 30 chiếc
- Mộc nhĩ: 5 tai
- Một ít đậu Hà Lan và bắp đã luộc sơ
- Hành lá
- Gia vị thông dụng
Cách làm chả lá lốt bã đậu nành
Xếp bã đậu nành chiên giòn ra đĩa ăn kèm rau sống, chấm tương ớt hoặc tương đen khi bã đậu nành còn nóng cho hương vị cực ngon.
Trải lá lốt đã rửa sạch qua lên thớt/đĩa, cho nhân vừa trộn lên lá lốt và cuốn lại như cuốn chả giò.
Cho chả lá lốt vào chảo dầu nóng chiên hoặc đặt lên vỉ nướng chín tới khi lá lốt có màu xanh sẫm, hơi cháy đen thì lấy chả ra cho lên đĩa.
Chả lá lốt ăn nóng hoặc ăn kèm bún gạo đều rất ngon nhé.
Như vậy, bản thân hạt đậu nành đã vô cùng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, sau khi trải qua những công đoạn chế biến, đậu nành cho ra đời những “thành phẩm” của mình như sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành hay bã đậu nành… để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của mọi gia đình.