Những món ăn đặc trưng ngày giỗ – Bếp Má 5

DÙ AI ĐI NGƯỢC VỀ XUÔI…

Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ tiên. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Do đó, dù đi đâu, về đâu; dù giàu hay nghèo… ai ai cũng không bao giờ bỏ qua ngày giỗ.

Nội Dung Chính

1. NGÀY GIỖ LÀ GÌ?

Cúng giỗ người đã mất (cha mẹ, ông bà, tổ tiên) là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam từ xưa tới nay. Đây là một buổi lễ quan trọng của người Việt, kỷ niệm ngày người mất qua đời.

Ngày này, con cháu thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần bát cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cũng đã có lòng thành kính đối với người đã mất.

Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương. Trong tục lệ cúng giỗ có 3 giỗ quan trọng nhất là Giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường.

Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách cúng giỗ. Khách lễ trước bàn thờ theo nghi thức bốn lạy ba vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ. Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết 3 tuần hương thì gia chủ lễ tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ. Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giỗ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.

 

2. Ý NGHĨA TỤC LỆ CÚNG GIỖ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn, trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.

Quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.

Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, tục cúng giỗ là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử.

3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA CÚNG GIỖ

Mặc dù được tổ chức khác nhau ở mỗi dân tộc và vùng miền, nhưng về cơ bản, cúng giỗ thường có một số nghi thức giống nhau

3.1. Nguyên tắc thứ nhất:

Trước ngày giỗ một hôm cần phải cúng cáo giỗ, mục đích là để xin Công Thần Thổ Địa và mời người đã khuất hôm sau về hưởng lễ chính. Ngày cáo giỗ chỉ làm cho người thuộc hàng trên (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…) chứ thường không làm cho những người thuộc hàng dưới (con, cháu, chắt, chít). Vào ngày này, người thân sẽ ra mộ, lau dọn mộ sạch sẽ, trưng hoa trái và rồi mời người mất về ăn giỗ. Bắt đầu từ lúc đó, bàn thờ luôn phải có nhang đèn cho đến hết lễ Chính Kỵ.

3.2. Nguyên tắc thứ hai:

Giỗ chính (Chính Kỵ) diễn ra vào đúng ngày mất của người chết, tức sau cáo giỗ một ngày. Dù gia chủ khá giả hay nghèo khó, người ta vẫn cố gắng để tổ chức một mâm cơm cúng để bày tỏ lòng thành kính với người đã qua đời. Thân bằng, cố hữu nhớ tới ngày giỗ có thể chủ động đến thắp nén nhang mà không cần phải đợi có lời mời.

3.3. Nguyên tắc thứ ba:

Khách đến dự giỗ thường đặt đồ cúng lên bàn thờ, thắp hương và vái ba lạy xong đọc lời khấn. Sau khi hết ba tuần hương, gia chủ có thể vái ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi hóa, rồi hạ lễ, mời mọi người ăn giỗ. Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ đồ lễ trên bàn thờ xuống, chia thành từng túi nhỏ cho những người đến ăn giỗ.

3.4. Nguyên tắc thứ tư:

Giỗ thường được tổ chức tại nhà con trai trưởng. Nếu người con trai trưởng đã mất thì cúng giỗ sẽ giao cho người cháu đích tôn. Tuy nhiên, ngày giỗ là ngày chung của tất cả các thành viên trong gia đình, vì thế cho nên đến ngày giỗ, những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại,… đều tề tựu tại nhà người con trưởng và không quên mang theo đồ lễ đến góp cúng. Lễ gửi giỗ tùy theo điều kiện của mỗi người, có khi là tiền, gạo, gà, hoặc trái cây,… Việc gửi giỗ và tổ chức giỗ to hay nhỏ không quan trọng, miễn là người còn sống có tấm lòng biết ơn, thành kính là được.

Không khí đám giỗ ở quê

3.5. Nguyên tắc thứ 5: Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ giỗ

– Tránh dùng tỏi trong những món ăn có trên mâm cúng.
– Nên chuẩn bị bát đũa trên mâm cỗ sao cho đồng bộ, tốt nhất là dùng bát đĩa mới.
– Để thể hiện sự thành kính, gia chủ không nên mua đồ ăn có sẵn hoặc đồ đóng hộp mang lên bàn cúng.
– Không dùng bát bị nứt vỡ đưa lên bàn cúng giỗ người đã khuất.

4. SỰ KHÁC BIỆT TRONG MÂM CƠM CÚNG GIỖ Ở CÁC VÙNG MIỀN VIỆT NAM

Tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, những người đã khuất là những giá trị tinh thần quý giá của người Việt Nam. Việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống của tục cúng giỗ là cách chúng ta lưu truyền, gìn giữ những điều tốt đẹp thuộc về truyền thống đạo đức của dân tộc. Mâm cơm trong đám giỗ là điều rất quan trọng. Do đó, các gia đình luôn cố gắng chuẩn bị tươm tất nhất có thể. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau, mâm cơm cúng giỗ có những món ăn phù hợp.

4.1. Thực đơn đám giỗ, mâm cỗ cúng giỗ miền Nam

Thông thường vào ngày giỗ, mâm cúng giỗ của người dân Nam Bộ không quá cầu kỳ. Tùy vào hoàn cảnh mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị sao cho đầy đủ bốn món gồm: món hầm, thịt luộc, món xào và món kho.
– Cùng với đó sẽ có các món kho với nước dừa thường là: thịt heo, cá lóc để gợi lên đặc trưng ẩm thực của người miền Nam.
– Món thịt luộc thường là thịt ba rọi được xắt mỏng.
– Món hầm dùng nhiên liệu chính là thịt heo, hầm cùng măng tre được chọn lựa ngon nhất.
– Các món xào cũng có thể được chế biến đa đạng kiểu như: món xào chua, xào ngọt, xào mặn… và thường xào với rau cải hoặc đồ lòng, tôm và tuyệt đối không dùng thịt rừng.

Mâm cỗ miền Nam

4.2. Thực đơn đám giỗ, mâm cỗ cúng giỗ miền Trung

Miền Trung chịu sự ảnh hưởng của phong tục cung đình, do đó mâm cúng giỗ có phần cầu kỳ. Các món cúng được thiết kế theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên, nướng. Bạn có thể điểm qua chi tiết các món như sau:
– Đối với món canh: canh khổ qua nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò, canh măng xương, canh bún giò hay lòng gà,…
– Đối với món luộc: thịt heo luộc, thịt gà luộc, thịt vịt luộc, thịt dê luộc,…
– Đối với món xào: đậu cove xào, su su xào,…
– Đối với món chiên, nướng: tôm hoặc cá chiên, thịt heo chiên, chả giò chiên…

Mâm cỗ miền Trung

4.3. Thực đơn đám giỗ, mâm cỗ cúng giỗ miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Nhưng sự đơn giản này vẫn luôn đảm bảo sự thành tâm của con cháu dâng lên người đã khuất. Theo đó, mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:
– Cơm trắng và trứng gà luộc là bắt buộc.
– Món luộc: gà luộc hoặc thịt lợn luộc.
– Món xôi: xôi gấc hoặc xôi đỗ đậu phộng, đỗ xanh.
– Món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà.
– Món rán: chả giò rán, nem rán, tôm tẩm bột rán giòn.
– Món canh: chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ.

Mâm cỗ miền Bắc

5. CÁC MÓN ĂN ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM NHƯNG ĐẢM BẢO CHO MỘT ĐÁM GIỖ LONG TRỌNG

Ngày nay, nhịp sống bận rộn, người ta phải tất bật chạy đua với thời gian để mưu sinh, từ đó phong tục cúng giỗ ở nơi này, nơi khác có những thay đổi nhất định. Con cháu, đôi khi vì bận mưu sinh hoặc ở xa, cũng không tụ họp về cúng giỗ ông bà đông đủ như ngày trước. Hàng xóm, không còn thời gian quây quần giúp nhau nấu nướng. Nhưng không vì thế mà bớt đi giá trị văn hóa của phong tục, tập quán bao đời. BẾP MÁ NĂM xin giới thiệu một số thực đơn tham khảo:

5.1. Thực đơn các món miền Bắc

a. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Bắc số 1:

– Bánh chưng
– Thịt gà luộc
– Canh chân giò
– Miến nấu lòng gà
– Nem rán
– Giò lụa
– Giò tai heo
– Nộm/ gỏi (đu đủ….)
– Tim cật xào thập cẩm
– Chả quế

b. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Bắc số 2:

– Thịt gà luộc
– Rau củ xào thập cẩm
– Canh su su và mọc
– Nem rán
– Sườn xào chua ngọt
– Khoai lang kén
– Giò lụa
– Xôi gấc nhân đậu xanh

c. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Bắc số 3:

– Thịt gà luộc
– Há cảo hấp
– Canh măng cá hú
– Nem rán
– Canh bí thịt bằm
– Cà ri bò
– Miến nấu lòng gà
– Giò tai heo
– Bao tử xào
– Tráng miệng: chè đậu đen, dưa lê.

Mâm cổ miền Bắc

5.2. Thực đơn đám giỗ miền Trung

a. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Trung số 1:

– Gà quay rô ti
– Giò lụa
– Chả cốm
– Nộm rau củ ngó sen
– Canh đậu và rong biển
– Chả cá
– Chả lợn
– Thịt quay
– Xôi gấc

b. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Trung số 2:

– Thịt bò xào dứa
– Bánh chưng
– Nem rán
– Thịt lợn chiên
– Miến xào hải sản
– Xôi đậu phông
– Giò lụa
– Tôm chiên
– Thịt đông
– Nộm bảy màu
– Salad rau củ
– Canh măng móng giò
– Nước ngọt, bia, rượu

c. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Trung số 3:

– Thịt gà luộc
– Rau củ xào
– Mực hấp
– Thịt bò sốt vang
– Nem rán
– Sườn xào chua ngọt
– Xôi gấc nhân đỗ
– Giò lụa

Mâm cỗ miền Trung

5.3. Thực đơn đám giỗ miền Nam

a. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Nam số 1:

– Bánh tét
– Củ kiệu
– Khổ qua nhồi thịt
– Nộm giá và cà rốt
– Thịt kho tàu

Mâm cỗ miền Nam

b. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Nam số 2:

• Canh nấm thập cẩm
• Khổ qua nhồi thịt
• Thịt hun khói
• Thịt kho tàu
• Tôm xào đậu hà lan
• Gỏi tai cuốn
• Chả giò

c. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Nam số 3 – Bếp Má Năm:

– Rau càng cua trộn dầu giấm và thịt bò xào
– Mai cua farci phô mai nướng phô mai
– Tôm sú sốt trứng muối hoàng kim
– Sườn nướng mật tẩm mè
– Cơm chiên hải sản ốc hương

d. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Nam số 4 – Bếp Má Năm:

– Cải thìa xào dầu hào nấm đông cô
– Chả giò hải sản sốt mayonnaise
– Cua lột chiên giòn sốt me
– Gà nướng mật ong tẩm mè ăn cùng bắp rim bơ và bánh bao chiên
– Mì áp chảo sốt hải sản

e. Thực đơn món ăn đãi tiệc đám giỗ miền Nam số 5 – Bếp Má Năm

– Súp cua tóc tiên còi sò điệp
– Ba chỉ bò cuộn cá hồi phô mai nướng
– Tôm tít cháy tỏi
– Cá mú hấp Hongkong
– Miến xào cua

Trên đây là những mẫu gợi ý thực đơn đám giỗ cho từng miền mà BẾP MÁ NĂM muốn chia sẻ cho các bạn. Hi vọng có thể giúp bạn chuẩn bị được một mâm cỗ tươm tấp cho ngày quan trọng này.

Bếp hiểu, một năm gia đình mình sẽ có nhiều ngày giỗ, việc lên thực đơn để không trùng lặp quả thật không phải là điều dễ dàng gì. Những nguồn cảm hứng mới cho món ăn thường khó mà tìm được khi phải bận bịu với cuộc sống hối hả, cơm áo gạo tiền. Hơn nữa, ngày giỗ là ngày đoàn tụ, sum vầy. Đúng thật là vui nhỉ, nếu có thể cùng nhau tề tựu, người đi chợ, kẻ bắt bếp, người lặt hành, người đồ xôi..? Nhưng ở Sài Gòn thì khó lắm, khi mà chút thời gian cùng nhau ngồi bên mâm cơm giỗ đã là quý giá lắm rồi!

Nếu bạn không có thời gian để nấu nướng, hãy liên hệ với chúng tôi. BẾP MÁ NĂM cam kết có thể đáp ứng được yêu cầu của gia đình bạn với menu phong phú, chất lượng món ăn và phục vụ tốt nhất để gia đình bạn có một ngày Giỗ trọn vẹn và ấm cúng nhất!

GỌI NGAY ĐỂ ĐẶT HÀNG NHANH NHẤT

Qúy khách vui lòng liên hệ Hotline 0903161510 để đặt món, cung cấp số điện thoại và địa chỉ của người nhận hàng, Bếp sẽ xác nhận đơn hàng và ship hàng tận nơi.

Đặc biệt:
• Ngoài ra Bếp còn có các loại thịt cua tươi hằng ngày – loại không cấp đông (Tham khảo thêm tại đây)
• Các món ăn sẽ được chế biến trong 15-30 phút, và ship ngay.
• Đa dạng các món ăn, phù hợp cho mọi bữa ăn từ cơm văn phòng, tiệc gia đình, tiệc công ty (vui lòng đặt trước)…