Những món ăn có nguồn gốc từ tiếng Hoa mà chưa chắc bạn đã biết

Những món ăn có nguồn gốc từ tiếng Hoa mà chưa chắc bạn đã biết

Những món ăn quen thuộc như lẩu, hủ tiếu, sâm bổ lượng,… đều có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Quốc. Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Do quá trình giao lưu văn hóa, những biến cố lịch sử mà trong nền ẩm thực có rất nhiều món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hủ tiếu, lẩu, xì dầu,… là những món ăn, gia vị quen thuộc với chúng ta hằng ngày nhưng chắc hẳn bạn chưa biết rằng chúng có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc đúng không? Cùng mình tìm hiểu tại thêm ngay bài viết này để biết về nguồn gốc và tên gọi của chúng nhé.

1Lẩu / Tả pí lù

Lẩu bắt nguồn từ chữ “爐” trong tiếng Trung Quốc mà đọc bằng giọng Quảng Đông là “lầu” nghĩa là cái lò. Theo nhiều nguồn thì món ăn này có nguồn gốc từ Mông Cổ, sau đó người Trung Quốc (vùng Quảng Đông, Triều Châu) mới mang sang nước ta và được đọc trại thành lẩu.

Ngày nay, người Trung Quốc đại lục gọi món lẩu là “火锅” (hỏa oa) nghĩa là cái nồi lửa, còn người Quảng Đông gọi món lẩu là “打邊爐” (tá biên lầu), nghe quen lắm phải không nào? Lẩu và món tả pí lù (tả pín lù, tạp pín lù hay nhiều cách nói tương tự khác) thực chất đều là một món như nhau. Không có chuyện chữ “tạp” trong “tạp pín lù” mà nhiều người hay gọi có nghĩa là tạp nham, nguyên cụm “打邊爐” trong tiếng Quảng có nghĩa là “cái nồi được đặt trên lò”, đây chỉ do cách đọc trại đi trong tiếng Việt mà bị nhiều người suy diễn thành nghĩa khác.

Tham khảo một số công thức nấu lẩu phổ biến:

>>> Cách nấu lẩu Thái chua cay

>>> Cách nấu lẩu gà thơm ngon ấm bụng ngày đông

>>> Cùng làm lẩu nấm gà cực hấp dẫn cho bữa cơm cuối tuần

Lẩu/Tả pí lù

2Sâm bổ lượng

Sâm bổ lượng (hay chè sâm bổ lượng) cũng là một món ăn có nguồn gốc từ vùng Quảng Đông của Trung Quốc và hiện cũng còn rất phổ biến ở Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cau và Hải Nam. Tên gọi của món ăn này bắt nguồn từ tên gốc là “清補涼” mà âm Hán-Việt đọc là “thanh bổ lượng” nghĩa là nước mát, theo thời gian được đọc trại thành sâm bổ lượng hoặc do người Việt thấy có nhiều vị thuốc quý trong món ăn nên quyết định đổi “thanh” thành “sâm” cho dễ hình dung hơn.

>> Tham khảo Nấu sâm bổ lượng giải nhiệt bằng gói nguyên liệu đơn giản

Sâm bổ lượng

3Xì dầu, mì chính

Xì dầu (nước tương) có nguồn gốc từ chữ “豉油” mà đọc theo tiếng Quảng Đông cũng chính là “xì dầu”, hiểu theo nghĩa đen là dầu được làm từ đậu, cũng chính là cách để làm loại nước chấm này. Quá đơn giản và dễ hiểu đúng không nào?

Bên cạnh đó, mì chính (bột ngọt) cũng được phiên âm từ chữ “味精” (đọc theo tiếng Quảng Đông là “mềi chinh” với ý nghĩa là “hương vị tinh luyện”.

>> Tham khảo thêm: Nước tương và xì dầu có giống nhau không?

Xì dầu, mì chính

4Lạp xưởng

Lạp xưởng cũng là món ăn có nguồn gốc từ tiếng Quảng Đông là “臘腸” (cách đọc cũng na ná lạp xưởng) và đọc theo âm Hán-Việt là “lạp trường”. “Lạp” có nghĩa là thịt muối, ướp còn “trường” có nghĩa là ruột bởi món ăn này được làm bằng cách xay thịt heo đem trộn với gia vị sau đó nhồi vào ruột heo rồi đem phơi khô.

Tham khảo thêm:

>>> Phân biệt lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô

>>> Cách làm lạp xưởng không bị chua

>>> Mách các ông chồng cách làm vợ mê lạp xưởng của mình chiên

Lạp xưởng

5Hoành thánh, há cảo, sủi cảo, xíu mại

Hoành thánh bắt nguồn từ chữ “雲吞” mà đọc theo tiếng Quảng Đông là “quành thánh”, âm Hán-Việt là vân thôn với nghĩa đen là “nuốt mây” bởi hình dáng của viên hoành thánh rất giống như đám mây. Nghe thật thơ mộng phải không nào?

Sủi cảo và há cảo đều là 2 món ăn bắt nguồn từ Triều Châu. Sủi cảo trong tiếng Quảng Đông là “水餃” (đọc là “suẩy cẩu”) với nghĩa đen là “bột/bánh luộc trong nước”, chữ “餃” là tên một loại bánh hấp (bánh chẻ) ở Trung Quốc có vỏ bột trong suốt (giống bánh bột lọc). Còn há cảo bắt nguồn từ chữ “蝦餃” mà đọc theo tiếng Quảng là “há cẩu”, âm Hán-Việt là “hà giáo” với ý nghĩa là “con tôm cuộn trong bột”.

Xíu mại có nguồn gốc từ chữ “燒賣” mà đọc theo tiếng Quảng là “xiu mại” với nghĩa đen là “làm để bán”. Món xíu mại gốc ở Trung Quốc cũng là một loại bánh tương tự như sủi cảo, há cảo chứ không phải là một dạng thịt viên như ở Việt Nam hiện nay.

Tham khảo thêm: 2 cách làm há cảo hấp tôm thịt và há cảo chiên tôm thịt đơn giản tại nhà

Tham khảo thêm:

>> Hoành thánh, sủi cảo, há cảo khác nhau như thế nào?

>> Làm hoành thánh sốt cay Tứ Xuyên hấp dẫn kể cả người khó tính nhất

>> Cách làm xíu mại ăn bánh mì

>> Mandu, gyoza và sủi cảo, rốt cuộc là 1 hay là 3 loại khác nhau?

Hoành thánh, há cảo, sủi cảo, xíu mại

6Quẩy

Người miền Nam hay gọi tên đầy đủ là giò cháo quẩy (hoặc giò chéo quẩy/dầu chéo quẩy), món ăn này có nguồn gốc từ chữ “油炸鬼” (đọc theo tiếng Quảng là “dầu cha quẩy”) với nghĩa đen là “khối bột chiên trong dầu”.

Quẩy

7Xá xíu

Xá xíu trong tiếng Quảng được viết là 叉燒 (đọc là “cha xiu) mà theo nghĩa đen có nghĩa là “thịt xiên nướng” do món ăn này vốn bắt nguồn từ cách lấy thịt heo lạng bỏ xương, ướp gia vị, ghim lên xiên rồi đem nướng trên lửa.

Xá xíu có thể ăn kèm với cơm hoặc dùng để chế biến thành những món ăn khác như bánh bao xá xíu, hủ tiếu – mì xá xíu,…

Tham khảo thêm:

>> Cách làm thịt xá xíu đậm đà, đưa cơm

>> 6 cách làm bánh bao tại nhà đơn giản, thơm ngon, mềm xốp

Xá xíu

8Bạc xỉu

Bạc xỉu (hay bạc sỉu) có tên gọi đầy đủ lúc bấy giờ là 白底小啡 (đọc theo tiếng Quảng là “bạc tẩy xỉu phé”, rút gọn thành “bạc xỉu”). Phân tích từng chữ thì “白” là màu trắng nhằm chỉ sữa, “底” là tẩy nhằm ám chỉ cái ly đá, “小” là ít, “啡” là “phê” trong chữ “cà phê”. Vậy nghĩa của món này chính là ly sữa thêm ít cà phê.

Tham khảo: 5 cách làm bạc xỉu cực ngon, cách làm bạc xỉu 3 tầng hấp dẫn

Bạc xỉu

9Phá lấu

Nghe kể rằng người Tiều xưa bị người Phúc Kiến xua đuổi phải chạy xuống vùng đất Triều Châu định cư. Đó là vùng đất đai khô cằn, sỏi đá và có nhiều thú dữ vì thế họ phải săn bắt nhiều thú rừng để sinh tồn. Khi có quá nhiều thịt ăn không hết, họ phải nghĩ ra một phương pháp chế biến đó chính là ướp mặn, kho mặn và phương pháp ấy chính là 叉燒 (đọc theo tiếng Quảng cũng gần như phá lấu). Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào và cho thêm chút muối là có thể ăn cả năm.

Cũng phải lưu ý rằng loại phá lấu hiện nay đang bán rất phổ biến ở Sài Gòn không phải là phá lấu truyền thống Trung Quốc mà đã được biến tấu lại rất nhiều, không còn giữ nguyên vị gốc. Nếu bạn muốn thưởng thức phá lấu đúng kiểu người Hoa thì có thể sang các quận 5, quận 6, quận 11 nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống.

Tham khảo các cách nấu phá lấu:

>> 2 cách làm phá lấu heo, bò tại nhà ngon như ở quán

Phá lấu

10Ca dé

Ca dé là tên gọi của một loại nhân bánh được làm từ nước cốt dừa, trứng và sữa để tạo ra một hỗn hợp sệt sệt, béo, mịn và thơm. Mặc dù là món ăn của người Hoa nhưng tên gọi ca dé tại bắt nguồn từ một loại sốt/mứt chấm của người Malaysia có tên là “kaya” với nguyên liệu tương tự.

Ca dé

>>> Ăn mãi nhưng liệu bạn đã biết ca dé nghĩa là gì chưa?

Ngoài những món trên còn có rất nhiều các món ăn khác cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, ví dụ như hủ tiếu thì bắt nguồn từ chữ “粿條” (đọc là “quỏa tiều”) với nghĩa ý là sợi bột dẹp được làm từ bột gạo. Ngoài ra còn có 芝麻糊 (đọc là chí mà phủ) nghĩa là chè vừng, chè mèn đen.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể hiểu được ý nghĩa, nguồn gốc của các món ăn, gia vị quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mình rồi đấy.

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua lạp xưởng chất lượng, giá tốt tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách hóa XANH