Những mảng tối trong doanh nghiệp FDI
Thống kê chưa đầy đủ của Tổng LĐLĐ VN, 6 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xảy ra gần 600 vụ ngừng việc, chủ yếu ở các địa phương có KCN tập trung. Tại TPHCM, các KCX-KCN TP đã xảy ra 35 vụ. Các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng… cũng liên tục xảy ra ngừng việc.
Một điểm nổi bật khác là nếu như trước đây, ngừng việc chủ yếu xảy ra ở các DN có vốn đầu tư của Đài Loan, Hàn Quốc thì năm nay, các DN Nhật Bản cũng không thua kém. Điển hình là các vụ ngừng việc của CN các DN Nhật Bản trong KCX Tân Thuận- TPHCM trước và sau Tết Nguyên đán 2008. Hay mới đây nhất là vụ ngừng việc dây chuyền của các DN Nhật Bản tại KCN Bắc Thăng Long- Hà Nội với những tên tuổi như Nissei, Panasonic Communication Vietnam, Iritani… Tại các DN là nhà thầu phụ của Nike ở TPHCM, Đồng Nai, TPHCM cũng xảy ra ngừng việc với quy mô hàng chục ngàn người. Điển hình như vụ ngừng việc tại Công ty Ching Luh Shoes Co. Ltd (Long An) vào cuối tháng 3-2008 có 17.000 CN tham gia.
“Nước ngoài mà trả lương rẻ như bèo!”
Trước áp lực của giá cả gia tăng, đời sống CN vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Điều đó lý giải vì sao hầu hết các vụ ngừng việc tập thể thời gian gần đây đều có nguyên nhân đòi tăng lương. Điều đáng buồn là không chỉ các ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày, chế biến thủy sản… người lao động (NLĐ) bị trả lương quá thấp mà ngay cả những ngành “sang trọng” như sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện xe hơi… mức lương của NLĐ cũng quá bọt bèo.
Tại Công ty Nissei (KCN Thăng Long- Hà Nội), khi xảy ra ngừng việc đòi tăng lương, CN cho biết, thu nhập bình quân của họ chỉ có 970.000 đồng/người/tháng. Còn tại Công ty Panasonic Communication Vietnam, thu nhập bình quân của CN cũng chỉ từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Tại Công ty TNHH VN Iritani (KCN Bắc Thăng Long- Hà Nội), CN ngừng việc vì lương chỉ có 960.000 đồng/người/tháng; không đủ trang trải cuộc sống. “Vừa rồi, khi lãnh lương, chúng tôi phát hiện công ty chỉ trả cao nhất là 36.000 đồng/ngày; thấp nhất là 23.000 đồng/ngày, thấp hơn lương tối thiểu. Nước ngoài gì mà trả lương rẻ như bèo, làm sao chúng tôi sống nổi?”- nhiều CN Công ty TNHH Ta Shuan VN (100% vốn Đài Loan, KCN Tân Tạo- TPHCM) đã bức xúc phản ánh với các cơ quan chức năng TPHCM như vậy trong cuộc ngừng việc mới đây.
Đánh giá về tình trạng gia tăng tranh chấp trong 6 tháng đầu năm 2008, ông Nguyễn Phùng Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương, khẳng định: Nguyên nhân chủ yếu là do tiền lương quá thấp, tăng ca quá nhiều, bữa ăn quá tệ, môi trường làm việc quá kém.
“Nước xa không cứu được lửa gần”
Có một thực tế là hiện nay, nhiều DN FDI tại VN chỉ là “công ty con” của “công ty mẹ” ở nước ngoài. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách đều do “công ty mẹ” quyết định chứ người quản lý, điều hành DN không có thực quyền. Điều này làm cho các vụ tranh chấp kéo dài, thậm chí bế tắc. Trong vụ ngừng việc của hơn 2.000 CN Công ty TNHH Sambu Vina (100% vốn Hàn Quốc; huyện Hóc Môn- TPHCM) ngày 21-6, chỉ sau khi xin ý kiến chỉ đạo từ “công ty mẹ” ở Hàn Quốc, ban lãnh đạo công ty mới đồng ý nâng 15% tiền lương cho CN.
Hay như trước đó, cuối tháng 4-2008, khi xảy ra vụ ngừng việc của CN, theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng TP, Công ty TNHH Mido (100% vốn Hàn Quốc, Hóc Môn) đã giải quyết một số kiến nghị của CN. Riêng tiền lương 2 ngày ngừng việc, công ty không giải quyết mà… chờ xin ý kiến của tổng giám đốc ở Hàn Quốc.
Đặc biệt, trong vụ tranh chấp kéo dài hơn nửa tháng tại Công ty Huê Phong (quận Gò Vấp-TPHCM) mới đây, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã báo cáo với UBND TP: Người đại diện của DN để mặc đình công xảy ra để đánh tiếng với bên nước ngoài, vừa buộc các cơ quan quản lý Nhà nước phải giải quyết.
“Hầu hết các vụ ngừng việc tập thể xảy ra trong doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn đa số DN do người Việt làm chủ ít xảy ra tranh chấp, ngừng việc do công nhân (CN) được đối xử có tình, có nghĩa”. Ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, đã khẳng định điều này tại hội nghị do Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức hôm 27-6. Lý lẽ này dựa trên thực tiễn: Trong số hơn 160 vụ ngừng việc tập thể tại TPHCM từ đầu năm 2008 đến nay, có khoảng 70% xảy ra trong DN FDI.Thống kê chưa đầy đủ của Tổng LĐLĐ VN, 6 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xảy ra gần 600 vụ ngừng việc, chủ yếu ở các địa phương có KCN tập trung. Tại TPHCM, các KCX-KCN TP đã xảy ra 35 vụ. Các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng… cũng liên tục xảy ra ngừng việc. Một điểm nổi bật khác là nếu như trước đây, ngừng việc chủ yếu xảy ra ở các DN có vốn đầu tư của Đài Loan, Hàn Quốc thì năm nay, các DN Nhật Bản cũng không thua kém. Điển hình là các vụ ngừng việc của CN các DN Nhật Bản trong KCX Tân Thuận- TPHCM trước và sau Tết Nguyên đán 2008. Hay mới đây nhất là vụ ngừng việc dây chuyền của các DN Nhật Bản tại KCN Bắc Thăng Long- Hà Nội với những tên tuổi như Nissei, Panasonic Communication Vietnam, Iritani… Tại các DN là nhà thầu phụ của Nike ở TPHCM, Đồng Nai, TPHCM cũng xảy ra ngừng việc với quy mô hàng chục ngàn người. Điển hình như vụ ngừng việc tại Công ty Ching Luh Shoes Co. Ltd (Long An) vào cuối tháng 3-2008 có 17.000 CN tham gia.Trước áp lực của giá cả gia tăng, đời sống CN vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Điều đó lý giải vì sao hầu hết các vụ ngừng việc tập thể thời gian gần đây đều có nguyên nhân đòi tăng lương. Điều đáng buồn là không chỉ các ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày, chế biến thủy sản… người lao động (NLĐ) bị trả lương quá thấp mà ngay cả những ngành “sang trọng” như sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện xe hơi… mức lương của NLĐ cũng quá bọt bèo. Tại Công ty Nissei (KCN Thăng Long- Hà Nội), khi xảy ra ngừng việc đòi tăng lương, CN cho biết, thu nhập bình quân của họ chỉ có 970.000 đồng/người/tháng. Còn tại Công ty Panasonic Communication Vietnam, thu nhập bình quân của CN cũng chỉ từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Tại Công ty TNHH VN Iritani (KCN Bắc Thăng Long- Hà Nội), CN ngừng việc vì lương chỉ có 960.000 đồng/người/tháng; không đủ trang trải cuộc sống. “Vừa rồi, khi lãnh lương, chúng tôi phát hiện công ty chỉ trả cao nhất là 36.000 đồng/ngày; thấp nhất là 23.000 đồng/ngày, thấp hơn lương tối thiểu. Nước ngoài gì mà trả lương rẻ như bèo, làm sao chúng tôi sống nổi?”- nhiều CN Công ty TNHH Ta Shuan VN (100% vốn Đài Loan, KCN Tân Tạo- TPHCM) đã bức xúc phản ánh với các cơ quan chức năng TPHCM như vậy trong cuộc ngừng việc mới đây. Đánh giá về tình trạng gia tăng tranh chấp trong 6 tháng đầu năm 2008, ông Nguyễn Phùng Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương, khẳng định: Nguyên nhân chủ yếu là do tiền lương quá thấp, tăng ca quá nhiều, bữa ăn quá tệ, môi trường làm việc quá kém.Có một thực tế là hiện nay, nhiều DN FDI tại VN chỉ là “công ty con” của “công ty mẹ” ở nước ngoài. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách đều do “công ty mẹ” quyết định chứ người quản lý, điều hành DN không có thực quyền. Điều này làm cho các vụ tranh chấp kéo dài, thậm chí bế tắc. Trong vụ ngừng việc của hơn 2.000 CN Công ty TNHH Sambu Vina (100% vốn Hàn Quốc; huyện Hóc Môn- TPHCM) ngày 21-6, chỉ sau khi xin ý kiến chỉ đạo từ “công ty mẹ” ở Hàn Quốc, ban lãnh đạo công ty mới đồng ý nâng 15% tiền lương cho CN. Hay như trước đó, cuối tháng 4-2008, khi xảy ra vụ ngừng việc của CN, theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng TP, Công ty TNHH Mido (100% vốn Hàn Quốc, Hóc Môn) đã giải quyết một số kiến nghị của CN. Riêng tiền lương 2 ngày ngừng việc, công ty không giải quyết mà… chờ xin ý kiến của tổng giám đốc ở Hàn Quốc. Đặc biệt, trong vụ tranh chấp kéo dài hơn nửa tháng tại Công ty Huê Phong (quận Gò Vấp-TPHCM) mới đây, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã báo cáo với UBND TP: Người đại diện của DN để mặc đình công xảy ra để đánh tiếng với bên nước ngoài, vừa buộc các cơ quan quản lý Nhà nước phải giải quyết.
Đã từng lâm vào tình thế “nước xa không cứu được lửa gần”, mới đây, một DN tại KCX Linh Trung- TPHCM khi biết CN rục rịch chuẩn bị ngừng việc, đã báo cáo ngay với “công ty mẹ”. Lập tức, “công ty mẹ” đồng ý tăng lương cho CN. Nhờ vậy đã ngăn chặn được một cuộc ngừng việc được báo trước.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân:
Xử lý nghiêm, không ngại ảnh hưởng môi trường đầu tư
Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu chung, còn trả lương như thế nào thì do người sử dụng lao động và NLĐ thỏa thuận. Tuy nhiên, trong thực tế, đa số các DN chỉ căn cứ vào lương tối thiểu để trả lương và các chế độ khác cho CN. Cần tăng cường kiểm tra để bảo đảm quyền lợi NLĐ; buộc các DN tuân thủ pháp luật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm mà không e ngại ảnh hưởng môi trường đầu tư.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN:
Nâng thu nhập, cải thiện đời sống
Số vụ ngừng việc tập thể trong DN FDI chiếm tỉ lệ cao như vậy có nhiều nguyên nhân, trong đó tiền lương thấp là nguyên nhân hàng đầu. Bên cạnh đó, sự dị biệt về văn hóa, lối sống, cách điều hành quản lý cũng gây ra những mâu thuẫn, bất đồng. Cái gốc của vấn đề giải quyết tranh chấp là phải nâng thu nhập, cải thiện đời sống, đối xử công bằng với NLĐ.