Những lưu ý khi thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh 2023 – StartupLand

Với nhiều chủ doanh nghiệp, khi doanh nghiệp kinh doanh liên tục gặp khó khăn như thua lỗ, không phát triển, hoặc có vấn đề cá nhân không thể tiếp tục, sẽ phải tính toán đế việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp. Vậy cần lưu ý gì khi thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh? Cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!  

Nhung dieu can luu y khi tam ngung hoat dong kinh doanh 2023

Tìm hiểu về tạm ngừng hoạt động kinh doanh 

Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2020 tại khoản 1 Điều 206 có quy định: 

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Đặc biệt phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan ĐKKD chậm nhất là 03 ngày trước ngày đã thông báo tạm ngừng.

Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp khi tạm ngừng doanh nghiệp “Ngày chuyển tình trạng pháp lý” , “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo. Hoặc là ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Doanh nghiệp sẽ được tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong bao lâu?

Theo Khoản 1, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho mỗi lần thông báo không được quá 01 năm. Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo. Llúc này, doanh nghiệp phải thông báo cho Phòng ĐKKD chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Như vậy hiện nay, pháp luật không giới hạn thời hạn mà doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên với điều kiện là phải nộp hồ sơ thông báo tiếp tục tạm ngừng kinh doanh đúng quy định.

Những lưu ý cần lưu ý khi thực hiện hoạt động tạm ngừng hoạt động kinh doanh 2023

1. Bắt buộc phải phải làm thủ tục thông báo

Khi quyết định tạm ngừng kinh doanh bắt buộc doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh theo Quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

2. Trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế

Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ thông báo với Phòng ĐKKD chứ không có nghĩa vụ thông báo với cơ quan thuế. Phòng ĐKKD có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế. Do vậy doanh nghiệp không cần thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế.

3. Mức phạt khi không thông báo không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Đối với doanh nghiệp: 

Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm, thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Hoặc thời hạn tiếp tục ngừng kinh doanh: phạt từ 1 triệu đồng  đến 2 triệu đồng. 

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng kinh doanh. Đặc biệt là đối với hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. 

Mức phạt bổ sung: bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh quá 1 năm.

Đối với hộ kinh doanh 

Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo. Hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 6 tháng): phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. 

Ngừng kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo: Phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. 

Mức phạt bổ sung: tạm hoặc buộc gửi thông báo cơ quan đăng ký kinh doanh. 

4. Miễn lệ phí môn bài

Theo Khoản 5, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định: 

“Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh. Với điều kiện là: văn bản xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm). Đặc biệt là chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng sản xuất, kinh doanh”.

Như vậy, chỉ cần thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/1. Lúc này doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng nếu chưa nộp lệ phí. Trường hợp nếu đã nộp lệ phí rồi thì không được hoàn lại.

Tham khảo thêm: Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp 

5. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh 

Thu tuc tam ngung hoat dong kinh doanh 2023

Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng công ty đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngưng công ty

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp)

Bước 3: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng công ty do doanh nghiệp nộp. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ.

Bước 4: Doanh nghiệp nhận giấy xác nhận do Sở KH-ĐT cấp 

Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở KH-ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.

Bước 5: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngưng 

Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện hồ sơ, thủ tục. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn & hỗ trợ tốt nhất nhé!