Những lưu ý khi nấu ăn để bảo vệ sức khỏe cả gia đình

Để bản thân và những người trong gia đình có sức khỏe tốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài việc cần có một không gian sống lành mạnh, cơ thể phải thường xuyên vận động thì một lối sống ăn uống hợp lý cũng rất cần thiết. Và việc ăn uống có hợp lý hay không lại được quyết định bởi quá trình nấu ăn sao cho đúng cách. Dưới đây là Những lưu ý khi nấu ăn để bảo vệ sức khỏe cả gia đình mà tin chắc rằng bạn đang cần biết.

1. CHỌN MUA THỰC PHẨM

Những loại thực phẩm chứa ít chất béo, cung cấp nhiều protein, vitamin và khoáng chất sẽ tốt cho cơ thể và sức khỏe của bạn và người thân. Chị em nội trợ nên chọn mua nhiều hơn: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế mua những thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và cholesterol, gây hại cho cơ thể, đặc biệt nhất là các loại thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, snack và nước ngọt có gas.

Để ngăn chặn nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm, bạn nên cố gắng cắt giảm bớt lượng chất béo có trong mỗi món ăn. Lựa chọn thực phẩm ít chất béo như: rau củ, các loại đậu, thịt nạc… Chọn dầu ăn thực vật kết hợp với việc sử dụng ít dầu trong các món nướng, món chiên, món xào. Nên sử dụng lòng trắng trứng thay vì toàn bộ quả trứng trong các công thức của món nướng.

2. BỔ SUNG THÊM OMEGA-3 VÀO THỰC ĐƠN

Omega-3 là một hợp chất dinh dưỡng mà chúng ta cần bổ sung hằng ngày, bởi nó có khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao và cả đột quỵ. Omega-3 có nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu và cá mòi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy omega-3 ở những loại thực phẩm lành mạnh khác như: đậu nành, quả óc chó, hạt lanh và dầu hạt cải.

3. HẠN CHẾ DÙNG GIA VỊ CÓ HẠI

Thói quen nêm nếm các loại gia vị như: muối, bột ngọt, bơ cho món ăn thêm đậm đà sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Một số nghiên cứu cho thấy bột ngọt có khả năng làm suy giảm trí nhớ nếu sử dụng nhiều. Thay vào đó, bạn có thể chọn những nguyên liệu tự nhiên có lợi như: giấm, nước cốt chanh, bột hành tây, thảo mộc… Đây đều là những nguyên liệu có tác dụng làm gia tăng hương vị đậm đà, thơm ngon và hấp dẫn cho các món ăn.

4. CHỌN PHƯƠNG PHÁP NẤU ĂN

Thay vì sử dụng phương pháp: chiên, xào, rán… thì bạn nên đổi qua các phương pháp nấu ăn có lợi cho sức khoẻ hơn như: hấp, luộc hoặc quay. Những cách chế biến này giúp loại bỏ bớt chất béo, cắt giảm lượng dầu mỡ và đảm bảo trọn vẹn được hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi nguyên liệu. Bạn phải biết rằng tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ như: bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường…

5. HẠN CHẾ ĂN THỨC ĂN BỊ CHÁY

Thức ăn bị cháy có chứa benzopyrene – một hợp chất gây ung thư cho cơ thể. Bởi thế, bạn tuyệt đối không nên tiêu thụ chúng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng lò vi sóng khi nướng thực phẩm, để hạn chế tình trạng cháy khét và làm giảm sự mất chất trong món ăn. Hoặc bạn cũng có thể bọc một lớp giấy bạc phía dưới để khói không bám vào đồ ăn và bị cháy, bổ sung những thực phẩm như cá, gà thay thế cho những loại thịt đỏ.

Note lại ngay Những lưu ý khi nấu ăn để bảo vệ sức khỏe cả gia đình giúp bạn và người thân có cuộc sống ăn uống lành mạnh và tốt đẹp. Thông qua bài biết trên đây hi vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất để bổ sung vào cẩm nang nấu nướng, chăm sóc nhà cửa cuộc sống.