Những loài hoa đặc trưng cho Tết cổ truyền ở Việt Nam | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus)
Hoa đào khoe sắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức hoa là nhu cầu thẩm mỹ, một thú vui thanh tao của những con người đẹp cả về tâm hồn và cuộc sống. Chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã thành phong tục tao nhã lâu đời của người Việt Nam.
Từ ngàn xưa, hoa được coi là thông điệp của tâm hồn và là biểu tượng của cái đẹp. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mọi người lại đi tìm những khóm hoa, chậu cây cảnh đẹp để trang trí trong nhà với hy vọng một năm mới với nhiều may mắn và tốt lành.
Mỗi loài hoa đều ẩn chứa một ngôn ngữ riêng, phong cách riêng.
Hoa Đào: Tượng trưng cho sự vui tươi rực rỡ của mùa Xuân, cho những điều tốt đẹp. Đào đầm ấm khí dương xuân, phù hợp với mọi người, mọi nhà.
Theo truyền thuyết, trên núi Đô Sóc ở biển Đông có cây đào rất to, dưới gốc cây có hai vị thần là Thần Đồ và Đô Sóc chuyên đuổi ác quỉ. Do tin rằng gỗ đào có thể trừ được quỉ, nên ngày mồng Một Tết âm lịch, người xưa dùng tấm gỗ đào, trên đó vẽ hai vị Đô Sóc và Thần Đồ treo trước cửa nhà để trừ tà, quỉ dữ khi năm mới đến. Sau này, người ta dùng
Cây hoa Đào tương đối khó trồng vì chúng có các yêu cầu về độ lạnh, độ ẩm mà các khu vực cận nhiệt đới khó có thể phù hợp. Cây hoa đào thường được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, thoáng gió. Để Đào ra hoa đúng dịp Tết, người trồng đào phải vặt bớt lá vào mùa thu, uốn cành tạo thế vào đầu đông.
Ngoài các loại hoa Đào bích, Đào phai, Đào bạch, Hà Nội còn có giống Đào Thất Thốn (bảy tấc) hoa mọc đôi rất đặc biệt. Hiện nay giống Đào này chỉ còn thấy ở một vài tư gia.
Không biết tự bao giờ, đối với người Việt, hoa đào trở thành loại hoa báo hiệu Tết đến, xuân về.
Hoa mai vàng. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Hoa Mai vàng: Cùng họ với Đào là Mai.
Trong dân gian, người xưa đã chia hoa Mai thành những loại sau:
Khánh khẩu Mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu.
Hà Hoa Mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
Đàn Hương Mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu Mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng Mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
Ngoài các loại Mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại Mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai.
Khi chọn những cây Mai cho ngày Tết, người ta thường dựa vào những đặc điểm sau:
– Những cành Mai đẹp là gốc to, da sần sùi, mọc rêu càng tốt và có những dáng như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
– Ngoài những nét trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.
Đối với các gia đình ở miền Nam, hoa Mai vàng là biểu tượng của ngày Tết đến.
Hoa cúc. (Ảnh: Thế Lập/TTXVN)
Hoa Cúc: Là loài hoa phong phú về chủng loại (Cúc châu sa, Đầm hồng, Hạc linh, Hoàng long trảo, Hoàng kim tháp, Bạch thọ mi, Hoàng yến, Vạn thọ, Kim tiền…) và đậm đà về hương sắc.
Cúc được xếp vào hàng tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Người ta phân loại Cúc theo dạng hoa đơn và hoa kép. Hoa Cúc được trồng quanh năm.
Được mệnh danh là “băng thanh ngọc khiến”, hoa Cúc chịu sương chịu gió, tượng trưng cho phẩm chất cao thượng, tinh khiết, cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm.
Người xưa còn coi hoa Cúc là biểu trưng của trường thọ.
Hoa Cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học. Hoa Cúc được dùng ướp trà, lấy hương pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt.
Hoa Thủy Tiên. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Hoa Thủy Tiên: Hoa Thủy Tiên là một trong các loài hoa nở sớm nhất vào lúc chớm xuân và có hương thơm thuần khiết.
Người chơi hoa cho rằng, nếu hoa nở đúng vào lúc giao thừa hoặc sáng mồng Một Tết là báo hiệu một năm tốt lành. Ngoài ra tên hoa có chữ “tiên”, nên rất cát lợi, do vậy người ta thường dùng hoa để chúc phúc nhau. Thủy Tiên còn tượng trưng cho đôi tân hôn hạnh phúc; do vậy, trong phòng tân hôn người ta thường đặt bát hoa Thủy Tiên.
Tục chơi hoa Thủy Tiên ở Hà Nội đã vượt khuôn khổ một thú vui thẩm mỹ gia đình, để trở thành hội thi hoa Thủy Tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Hằng năm tại các địa điểm ở Hà nội: Đình Yên phụ, đình Ngũ Xã, đình Nghĩa Lập (Hàng Đậu), đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã (Hàng Buồm), Văn Miếu những người chơi hoa Thủy Tiên lại đem hoa tới đó để khoe tài.
Vườn quất cảnh Tứ Liên, Hà Nội. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Là một thứ quả được người chơi thưởng thức như hoa.
Chơi cây quất từ lâu là một thú chơi tao nhã mang tính phổ biến ở nhiều vùng miền ở Việt Nam, gắn với tâm thức cầu phúc, cầu may. Cây quất với lộc xanh, hoa trắng, quả vàng sum suê, tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, viên mãn.
Chữ “quất” và chữ “cát” gần đồng âm, nên người ta thường gọi cây quất là “cây cát”, do đó đã trở thành vật cát tường, nhất là khi Tết đến.
Cây quất có nhiều loại: “Kim quất” dự báo điềm phát tài; “tứ quý quất” dự báo điềm bốn mùa bình an; “châu sa quất” treo ở đầu giường đầu năm để cầu “cát tinh chiếu.”
Chơi xong, quả quất vẫn còn dùng được để làm thuốc ho hoặc làm mứt./.
Thưởng thức hoa là nhu cầu thẩm mỹ, một thú vui thanh tao của những con người đẹp cả về tâm hồn và cuộc sống. Chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã thành phong tục tao nhã lâu đời của người Việt Nam.Từ ngàn xưa, hoa được coi là thông điệp của tâm hồn và là biểu tượng của cái đẹp. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mọi người lại đi tìm những khóm hoa, chậu cây cảnh đẹp để trang trí trong nhà với hy vọng một năm mới với nhiều may mắn và tốt lành.Mỗi loài hoa đều ẩn chứa một ngôn ngữ riêng, phong cách riêng.Tượng trưng cho sự vui tươi rực rỡ của mùa Xuân, cho những điều tốt đẹp. Đào đầm ấm khí dương xuân, phù hợp với mọi người, mọi nhà.Theo truyền thuyết, trên núi Đô Sóc ở biển Đông có cây đào rất to, dưới gốc cây có hai vị thần là Thần Đồ và Đô Sóc chuyên đuổi ác quỉ. Do tin rằng gỗ đào có thể trừ được quỉ, nên ngày mồng Một Tết âm lịch, người xưa dùng tấm gỗ đào, trên đó vẽ hai vị Đô Sóc và Thần Đồ treo trước cửa nhà để trừ tà, quỉ dữ khi năm mới đến. Sau này, người ta dùng hoa Đào đặt trong nhà để trừ dữ, đón vui khi Tết đến.Cây hoa Đào tương đối khó trồng vì chúng có các yêu cầu về độ lạnh, độ ẩm mà các khu vực cận nhiệt đới khó có thể phù hợp. Cây hoa đào thường được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, thoáng gió. Để Đào ra hoa đúng dịp Tết, người trồng đào phải vặt bớt lá vào mùa thu, uốn cành tạo thế vào đầu đông.Ngoài các loại hoa Đào bích, Đào phai, Đào bạch, Hà Nội còn có giống Đào Thất Thốn (bảy tấc) hoa mọc đôi rất đặc biệt. Hiện nay giống Đào này chỉ còn thấy ở một vài tư gia.Không biết tự bao giờ, đối với người Việt, hoa đào trở thành loại hoa báo hiệu Tết đến, xuân về.: Cùng họ với Đào là Mai. Hoa Mai vàng có 5 cánh tượng trưng cho năm thần cát tường là Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Màu vàng của hoa Mai tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang.Trong dân gian, người xưa đã chia hoa Mai thành những loại sau:Khánh khẩu Mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu.Hà Hoa Mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵĐàn Hương Mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.Ban Khấu Mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.Cẩu Đăng Mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.Ngoài các loại Mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại Mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai.Khi chọn những cây Mai cho ngày Tết, người ta thường dựa vào những đặc điểm sau:- Những cành Mai đẹp là gốc to, da sần sùi, mọc rêu càng tốt và có những dáng như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…- Ngoài những nét trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.Đối với các gia đình ở miền Nam, hoa Mai vàng là biểu tượng của ngày Tết đến.Là loài hoa phong phú về chủng loại (Cúc châu sa, Đầm hồng, Hạc linh, Hoàng long trảo, Hoàng kim tháp, Bạch thọ mi, Hoàng yến, Vạn thọ, Kim tiền…) và đậm đà về hương sắc.Cúc được xếp vào hàng tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Người ta phân loại Cúc theo dạng hoa đơn và hoa kép. Hoa Cúc được trồng quanh năm.Được mệnh danh là “băng thanh ngọc khiến”, hoa Cúc chịu sương chịu gió, tượng trưng cho phẩm chất cao thượng, tinh khiết, cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm.Người xưa còn coi hoa Cúc là biểu trưng của trường thọ.Hoa Cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học. Hoa Cúc được dùng ướp trà, lấy hương pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt.Hoa Thủy Tiên là một trong các loài hoa nở sớm nhất vào lúc chớm xuân và có hương thơm thuần khiết.Người chơi hoa cho rằng, nếu hoa nở đúng vào lúc giao thừa hoặc sáng mồng Một Tết là báo hiệu một năm tốt lành. Ngoài ra tên hoa có chữ “tiên”, nên rất cát lợi, do vậy người ta thường dùng hoa để chúc phúc nhau. Thủy Tiên còn tượng trưng cho đôi tân hôn hạnh phúc; do vậy, trong phòng tân hôn người ta thường đặt bát hoa Thủy Tiên.Tục chơi hoa Thủy Tiên ở Hà Nội đã vượt khuôn khổ một thú vui thẩm mỹ gia đình, để trở thành hội thi hoa Thủy Tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Hằng năm tại các địa điểm ở Hà nội: Đình Yên phụ, đình Ngũ Xã, đình Nghĩa Lập (Hàng Đậu), đền Ngọc Sơn, đền Bạch Mã (Hàng Buồm), Văn Miếu những người chơi hoa Thủy Tiên lại đem hoa tới đó để khoe tài.Là một thứ quả được người chơi thưởng thức như hoa.Chơi cây quất từ lâu là một thú chơi tao nhã mang tính phổ biến ở nhiều vùng miền ở Việt Nam, gắn với tâm thức cầu phúc, cầu may. Cây quất với lộc xanh, hoa trắng, quả vàng sum suê, tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, viên mãn.Chữ “quất” và chữ “cát” gần đồng âm, nên người ta thường gọi cây quất là “cây cát”, do đó đã trở thành vật cát tường, nhất là khi Tết đến.Cây quất có nhiều loại: “Kim quất” dự báo điềm phát tài; “tứ quý quất” dự báo điềm bốn mùa bình an; “châu sa quất” treo ở đầu giường đầu năm để cầu “cát tinh chiếu.”Chơi xong, quả quất vẫn còn dùng được để làm thuốc ho hoặc làm mứt./.