Những loại cây được trồng hậu cảnh hồ thủy sinh – Wiki Cá Cảnh

Khi tự mình thiết kế hồ thủy sinh, ngoài các vị trí như tiền cảnh và trung cảnh. Vị trí hậu cảnh cũng rất quan trọng, nó giúp hồ thủy sinh của bạn có chiều sâu. Vạy chúng ta sẽ chọn trồng những loại cây nào tại hậu cảnh là phù hợp ?

Bài viết hôm nay WIKICACANH.COM sẽ tổng hợp và biên soạn lại “Những loại cây thủy sinh được trồng hậu cảnh đẹp”. Dành cho các bạn mới bắt đầu tham gia bộ môn thủy sinh tham khảo nhé !

1/ Cây rong la hán thủy sinh

Rong la hán có thể trong trong cả thùng xốp lẫn bể thủy sinh vì chúng có nhiều tán nhỏ giúp cho cá con ẩn nấp. Đây là loại rong có đặc điểm rất giống tiểu bảo tháp và rong đuôi chó. Tuy nhiên, tiểu bảo tháp lá đối xứng nhau còn rong đuôi chó có tán nhỏ hơn, thân bé hơn nếu để ý kỹ bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay

cây rong la hán thủy sinh

Rong la hán thích hợp trồng ở vị trí trung cảnh và hậu cảnh. Thích hợp nhất là vị trí hậu cảnh bởi cây phát triển nhanh và có khuynh hướng mọc thẳng lên cao. Tùy vào cách trồng và chăm sóc của mỗi người mà cắt tỉa cây cho phù hợp với bố cục. Nên cắt và nhổ hẳn phần gốc sau đó cắm ngọn mới đã cắt nếu như thân đã già cỗi.

2/ Cây thủy cúc

Cây Thủy cúc là loại cây thủy sinh được hầu hết người chơi thủy sinh mới chơi lựa chọn. Vì sự dễ dàng trong chăm sóc. Cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của nó, một màu xanh tốt vô cùng mát mắt.

cây thủy cúc trồng hậu cảnh

Cây thủy cúc là loại cây thủy sinh dễ trồng và dễ chăm sóc nó phát triển rất nhanh và mạnh. Nó được trồng trong các bể có dư dinh dưỡng. Loại cây này thường được trồng ở hậu cảnh trong bể thủy sinh . Hoặc được trồng trong các cốc trồng sẵn và thả vào bể để chơi.

3/ Cây luân thảo đỏ

Cây luân thảo đỏ là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm CO2 luân thảo đỏ sẽ cho ra lá đỏ , bé như sợi chỉ và bung xòe rất đẹp. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt. Luân thảo đỏ còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

cây luân thảo đỏ thủy sinh

4/ Cây hẹ nước

Cây hẹ nước thủy sinh còn được gọi với tên gọi khác là cây hẹ thẳng thủy sinh. Nó có tên khoa học là Vallisneria Americana. Nó là một loài thực vật thủy sinh có hoa được xếp vào họ Hydrocharistaceae cùng với 134 loài thực vật có hoa khác. Trong số ít loài thực vật thuộc chi Vallisneria. Hẹ thẳng là loài phổ biến nhất dành cho người chơi thủy sinh hay cá cảnh.

cây hẹ nước thủy sinh

Cây hẹ thẳng là một loài thực vật rất quan trọng . Khi nói đến việc cải thiện điều kiện của bể cá của bạn giống như bất kỳ loài thực vật thủy sinh khác. Bên cạnh đó, nó có màu sắc sống động làm cho chiếc bể của bạn trở nên tuyệt đẹp và bắt mắt hơn. Nó cải thiện điều kiện của bể của bạn bằng cách giải phóng nhiều oxy hơn vào nước trong quá trình quang hợp và oxy có lợi cho cá trong bể.

5/ Cây lan nước

Cây Lan Nước thủy sinh có tên khoa học Amazon Sword Plant, Echinodorus Amazonicus. Và còn được biết đến với những tên gọi khác như cây Lưỡi Mác, cây Lan Muỗng… Cây có hình dạng thân rễ chùm. Lá thường có hình lưỡi mác, màu xanh lục đậm kết hợp với nhiều gân cá mảnh. Loại cây này có thể trồng ngập nước toàn phần trong các bể thủy sinh hoặc trồng trong các bể bán cạn.

cây lan nước

Cây Lan Nước là cây thủy sinh lâu năm, có tuổi thọ tương đối cao. Có thể phát triển chiều cao lên đến 50cm. Lan Nước rất được các anh em yêu thích và ưa chuộng . Trồng trong các bể thủy sinh tại vị trí trung cảnh và hậu cảnh.

6/ Cây thanh đản

Cây  Thanh Đản xanh là loại cây dễ sống không cần phân nền cây có thể buộc vào lũa hoặc đá. Bạn có thể bổ sung phân nước cho cây để cây xanh tốt và ra lá mượt mà hơn.

cây thanh đản thủy sinh trồng hậu cảnh

Cây thanh đản là loại cây cực dễ trồng gần như chỉ cần có nước là cây sẽ phát triển mạnh. Do có phần gốc gỗ lớn cây sẽ lấy chất dinh dưỡng từ phần gỗ của mình để phát triển. Cộng thêm một phần chất dinh dưỡng hút được từ rễ.

Loại cây thủy sinh này thích hợp trồng trong rất nhiều loại bể từ các bể thủy sinh . Hoặc cũng có thể thả vào các bể không có nền như bình thủy tinh tròn. Bể cá nhỏ mà không cần chất dinh dưỡng cho nó cây sẽ tự hút chất dinh dưỡng từ chất thải của cá hòa tan trong nước. Đồng thời làm cho nước thêm trong sạch giảm mùi hôi tanh. Giảm lượng NO3- trong nước hình thành khi cá thải ra

7/ Cây tiêu thảo thủy sinh

Tiêu Thảo một trong những loại cây đẹp trong bể thủy sinh. Nó có rất nhiều kích thước cũng nhưng nhiều dạng lá khác nhau. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng tiêu và và cách đặt chúng vào bể thủy sinh sao cho phù hợp.

cây tiêu thảo thủy sinh

Tiêu thảo là một loại cây thực sự không phải quá khó trồng. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp bể cùng set up với cùng loại phân nền như nhau. Điều kiện ánh sáng như nhau nhưng bể có thể phát triển tốt còn bể kia lại không. Một số người cho rằng tiêu thảo phát triển chậm. Nếu các yếu tố khác đầy đủ nếu phần đất nền của bạn thực sự tốt thì tiêu thảo bén lá rất nhanh.

8/ Hồ liễu đỏ

Cây Hồng Liễu lần đầu tiên được giới thiệu trong giới thủy sinh bởi P.J. Bussink, người mang cây từ Liberia về. Cây sống trong các đầm lầy tại Tây Phi. Bởi vì vẻ đẹp của nó và không yêu cầu nhiều cho quá trình phát triển. Ammannia gracilis là cây phổ biến nhất so với các cây khác trong cùng chi.

cây hồ liễu đỏ thủy sinh

Cây hồng liễu có lá đỏ cực đẹp, rất dễ trồng và phát triển nhanh. Do đó được giới thủy sinh yêu thích, thường được trồng ở vị trí hậu cảnh hoặc trung cảnh.

9/ Cỏ nhật

Cỏ nhật (Blyxa japonica) là cây thủy sinh thường được tìm thấy vùng ứ đọng. Bể cạn và đầm lầy cũng như các dòng suối chảy chậm. Và giàu chất sắt trong các nhiệt đới phía đông của châu Á.

cây cỏ nhật trồng hậu cảnh thủy sinh

Cây cũng có thể được tìm thấy trong các môi trường sống nhân tạo (như cánh đồng lúa). cây đã trở thành một cây chủ yếu trong thú chơi thủy sinh. Cây được dễ dàng kiếm được từ các nhà bán lẻ hoặc thông qua giao dịch.

10/ Tiểu bảo tháp

Cây Tiểu Bảo Tháp là loài cây đẻ bằng cắt cắm. Khi ta cắt mốt phần của cây ghim xuống phân nền sẽ tự động cây bén rễ thành cây mới loài cây này. Cây Tiểu Bảo Tháp thường được dùng làm cây hậu cảnh trong hồ thủy sinh.

cây tiểu bảo tháp thủy sinh

Cây Tiểu Bảo Tháp là dạng cây có thể nói cây dễ trồng tương đối đặc biệt trong hồ cá thủy sinh. Chúng có thể chấp nhận những thông số nước dù cứng hay mềm. Cây vẫn có thể chịu được, nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao cần hồ dinh dưỡng cao. Nếu bổ sung thêm Co2 Cây Tiểu Bảo Tháp sẽ cho ra lá tươi và bung xòe rất đẹp. Và vương cao rất nhanh sau một tuần. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt. Cây Tiểu Bảo Tháp còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

Những câu hỏi thường gặp khi chọn cây thủy sinh trồng hậu cảnh

Loại cây thủy sinh nào được dùng trồng ở hậu cảnh hồ thủy sinh nhiều nhất ?

Tùy theo bố cục hồ thủy sinh mà bạn có thể lựa chọn những loại cây thủy sinh phát triển cao và nhanh như: thủy cúc, hẹ nước, lan nước, thanh đản… để trồng ở hậu cảnh

Những loại cây trồng hậu cảnh có cần nhiều CO2 không ?

Đối với hồ trồng nhiều cây hậu cảnh, cần cung cấp nhiều C02 và chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhé

Có dùng cây thủy sinh cắt cắm cho khu vực hậu cảnh được không ?

Được nhé !

Trên đây là #10 loại cây thủy sinh được nhiều người chọn trồng hậu cảnh. Được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp những bạn mới tập chơi thủy sinh. Có thể thể chọn được 1 loại cây thủy sinh trồng hầu cảnh phù hợp !

5/5 – (6 bình chọn)