Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Ngành thời trang có rất nhiều lĩnh vực khác nhau để cấu thành một ngày công nghiệp phát triển mạnh mẽ như hiện tại. Tuy vậy, dưới đây là những lĩnh vực chính trong ngành thời trang.

Textile design and production

Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, RoseNhững lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Hầu hết thời trang được làm từ vải. Tự động hóa một phần quá trình kéo sợi và dệt len, bông và các loại sợi tự nhiên khác là một trong những thành tựu đầu tiên của Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18. Trong thế kỷ 21, các quy trình này được tự động hóa cao hơn.

Hầu hết trữ lượng vải được sản xuất trong ngành thời trang là để phục vụ cho việc sản xuất hàng may mặc sẵn. Cả sợi tự nhiên (như len, bông, lụa và vải lanh) và sợi tổng hợp (như nylon, acrylic và polyester) đều được sử dụng để dệt thành vải.

Sự phát triển của thời trang bền vững (hay “thời trang sinh thái”) đã dẫn đến việc ngành thời trang có nhu cầu sử dụng nhiều hơn các loại sợi thân thiện với môi trường như sợi gai dầu. Bên cạnh đó còn có các loại vải tổng hợp công nghệ cao mang lại các đặc tính như chống ẩm (ví dụ: Coolmax), chống ố (ví dụ, 303 High Tech Fabric Guard), giữ hoặc tản nhiệt cơ thể và bảo vệ chống lại lửa, ma sát (ví dụ: Kevlar), chống lạnh (ví dụ: Thinsulate), bức xạ tia cực tím (Solarweave) và các tác động nguy hiểm ngoại cảnh khác.

Vải được sản xuất thông qua các quy trình khác nhau như nhuộm, dệt, in và các quá trình xử lý, hoàn thiện khác.

Mỗi năm, các công ty dự báo thời trang và các nhà sản xuất dệt may sẽ làm việc để tạo ra các loại vải có màu sắc, họa tiết và các chất lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thời trang, các nhà thiết kế, và tạo ra xu thế thời trang để tác động đến nhận thức của người tiêu dùng.

Fashion design and manufacturing

Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, RoseNhững lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Trong lịch sử, rất ít nhà thiết kế thời trang trở thành nhà thiết kế “tên tuổi” nổi tiếng, chẳng hạn như Coco Chanel hay Calvin Klein, những người tạo ra những bộ sưu tập thời trang cao cấp danh tiếng, dù là thời trang cao cấp hay prêt-á-porter (“may sẵn”). Những nhà thiết kế này có ảnh hưởng trong việc thiết lập các xu hướng thời trang, nhưng, trái với niềm tin phổ biến, họ không đưa ra các phong cách mới; thay vào đó, họ cố gắng thiết kế quần áo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Phần lớn các nhà thiết kế làm việc cho các doanh nghiệp thời trang, như một phần của nhóm thiết kế, điều chỉnh các phong cách, xu hướng thành các sản phẩm may mặc có thể bán được trên thị trường cho người tiêu dùng phổ thông. Các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm điện ảnh và truyền hình, lối sống, văn hóa, nghệ thuật đường phố, thiên nhiên…

Đối với hầu hết các nhà thiết kế, các phương pháp thiết kế truyền thống, chẳng hạn như phác thảo trên giấy và draping, đã được bổ sung hoặc thay thế bằng các kỹ thuật thiết kế với sự hỗ trợ của công nghệ, máy tính, giúp các nhà thiết kế nhanh chóng thực hiện các thay đổi đối với kiểu dáng, chất liệu, chi tiết trang trí và các yếu tố khác của thiết kế.

Chỉ có một số rất nhỏ các nhà thiết kế và nhà sản xuất sản xuất nhắm vào lĩnh vực thời trang xa xỉ/ sáng tạo nghệ thuật. Một số lượng nhỏ hơn (chủ yếu ở Paris) tập trung vào lĩnh vực haute couture. Hầu hết các nhà sản xuất đều sản xuất quần áo giá tầm trung hoặc bình dân. Trong lĩnh vực quần áo dành cho phụ nữ, các nhà sản xuất thường sản xuất một số dòng sản phẩm (bộ sưu tập) mỗi năm. Nếu như hợp tác cùng với các đơn vị bán lẻ thì họ sẽ giao hàng cho các nhà bán lẻ vào những thời điểm xác định theo kế hoạch trong năm. Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực thời trang nhanh sản xuất hàng hóa mới theo quy trình tính theo tuần.

Trong phần lớn thời gian sau Thế chiến thứ hai, thương mại hàng dệt may được quản lý chặt chẽ bởi các nước nhập khẩu, các nước áp đặt hạn ngạch và thuế quan. Các biện pháp bảo hộ này, vốn được dự định (cuối cùng không thành công) nhằm ngăn cản hoạt động sản xuất hàng dệt may chuyển từ các nước phải trả mức lương cao cho nhân công sang nước có nhân công giá rẻ. Biện pháp bảo hộ này đã dần bị loại bỏ từ những năm 1980. Chúng được thay thế bằng cách tiếp cận thương mại tự do, dưới sự quản lý của Tổ chức Thương mại Thế giới và các cơ quan quản lý quốc tế khác, công nhận lợi thế cạnh tranh của các nước có nguồn nhân lực giá rẻ nhưng cũng là lợi thế cung cấp cho người tiêu dùng ở các nước giàu thông qua sự sẵn có của quần áo với giá cả phải chăng. Sự ra đời của container hóa và vận chuyển hàng không tương đối rẻ cũng giúp cho việc sản xuất có thể gắn chặt với các điều kiện thị trường ngay cả khi có sự cách biệt xa xôi về địa lý.

Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, RoseNhững lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Mặc dù thường không được coi là một phần của ngành công nghiệp may mặc cho mục đích thương mại và thống kê, nhưng việc sản xuất và bán các phụ kiện, chẳng hạn như giày dép, túi xách và đồ lót có liên quan chặt chẽ với ngành công nghiệp thời trang. Đối với hàng may mặc, việc sản xuất các phụ kiện cũng tập trung vào hai ngạch chính là xa xỉ và phổ thông. Giống như sản xuất hàng may mặc, ngành phụ kiện phần lớn cũng trục lợi từ nhân lực rẻ tiền. Các nhà sản xuất phụ kiện cao cấp, đặc biệt là túi xách, đang gặp khó khăn bởi sự cạnh tranh từ hàng giả (“nhái”), đôi khi được sản xuất bằng nguyên liệu kém hơn trong cùng nhà máy với hàng thật. Việc buôn bán hàng giả như vậy là bất hợp pháp theo nhiều hiệp định quốc tế khác nhau nhưng rất khó kiểm soát. Nó khiến các nhà sản xuất có thương hiệu tiêu tốn hàng trăm triệu đô la hàng năm với doanh thu bị mất.

Fashion retailing, marketing, and merchandising

Việc mua quần áo từ các nhà sản xuất và bán chúng cho khách hàng được gọi là bán lẻ (retailing). Các nhà bán lẻ thực hiện các giao dịch mua ban đầu với nhà sản xuất để bán lại từ ba đến sáu tháng trước khi khách hàng có thể mua quần áo tại cửa hàng.

Tiếp thị thời trang là quá trình quản lý luồng hàng hóa từ khâu lựa chọn ban đầu các thiết kế để sản xuất cho đến khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng bán lẻ, với mục tiêu tối đa hóa doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty.

Tiếp thị thời trang thành công phụ thuộc vào việc hiểu được mong muốn của người tiêu dùng và đáp ứng bằng các sản phẩm phù hợp. Các nhà tiếp thị sử dụng dữ liệu từ việc theo dõi bán hàng, mức độ phủ sóng của phương tiện truyền thông, các nhóm cộng đồng và các phương tiện khác để xác định sở thích của người tiêu dùng và cung cấp phản hồi cho các nhà thiết kế (hay nhà sản xuất) về loại và số lượng hàng hóa nên được sản xuất. Do đó, các nhà tiếp thị có trách nhiệm thống kê và xác định khách hàng sẽ là mục tiêu của nhà sản xuất thời trang và đáp ứng sở thích của những khách hàng đó.

Ở cả cấp độ bán lẻ và bán sỉ, tiếp thị cũng bao gồm các hoạt động khuyến mại như quảng cáo trên báo in và các phương tiện truyền thông khác nhằm mục đích thiết lập sự nhận diện thương hiệu và uy tín thương hiệu đối với các đặc điểm đa dạng như chất lượng, giá thấp hoặc tính hợp thời.

Sale và marketing có sự liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau, khi cố gắng tối đa hóa doanh số bán hàng và lợi nhuận bằng cách thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty. Theo định nghĩa tiêu chuẩn của thuật ngữ này, bán hàng liên quan đến việc bán đúng sản phẩm, đúng giá, vào đúng thời điểm và địa điểm, cho đúng khách hàng. Do đó, các nhà kinh doanh thời trang phải sử dụng thông tin của marketing về sở thích của khách hàng làm cơ sở cho các quyết định như dự trữ hàng hóa phù hợp với số lượng vừa đủ nhưng không quá nhiều, chào bán các mặt hàng với mức giá hấp dẫn nhưng vẫn có lãi và không phải giảm giá hàng hóa quá nhiều.

Sale cũng liên quan đến việc trình bày hàng hóa một cách hấp dẫn và dễ tiếp cận thông qua fashion merchadising, store set up và các promotion. Đội ngũ chiến lược kinh doanh của một thương hiệu phải có khả năng đáp ứng nhu cầu tăng cao bằng cách nhanh chóng có được nguồn dự trữ mới của sản phẩm được ưa chuộng.

Ví dụ, một chương trình máy tính theo dõi hàng tồn kho trong một cửa hàng bách hóa ở London, có thể kích hoạt một đơn đặt hàng tự động đến một cơ sở sản xuất ở Thượng Hải đối với một số lượng hàng may mặc nhất định thuộc loại và kích cỡ nhất định sẽ được giao trong vài ngày.

Vào đầu thế kỷ 21, Internet đã tạo dựng ra các sàn thương mại điện tử với vai trò ngày càng quan trọng, tạo ra những thách thức mới (ví dụ: khách hàng không có khả năng mặc thử quần áo trước khi mua, nhu cầu về các cơ sở được thiết kế để xử lý việc trả lại và trao đổi quần áo) và mở ra các cơ hội mới dành cho người bán hàng (ví dụ: khả năng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua sắm 24 giờ mỗi ngày, tiếp cận với khách hàng nông thôn).

Fashion shows

Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, RoseNhững lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Các nhà thiết kế và nhà sản xuất thời trang quảng bá quần áo của họ không chỉ cho các nhà bán lẻ, mà còn cho các phương tiện truyền thông (các nhà báo thời trang) và trực tiếp cho khách hàng. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà thời trang cao cấp ở Paris đã bắt đầu mang đến cho khách hàng những cái nhìn riêng về những mẫu thời trang mới nhất.

Đầu thế kỷ 20, không chỉ các hãng thời trang cao cấp mà các cửa hàng bách hóa cũng thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn thời trang với những người mẫu chuyên nghiệp. Học hỏi từ các nhà thiết kế thời trang ở Paris, các nhà thiết kế quần áo may sẵn ở các quốc gia khác cũng bắt đầu tổ chức các buổi trình diễn thời trang cho khán giả bao gồm khách hàng VIP, báo giới và người mua. Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các buổi trình diễn thời trang trở nên công phu và mang tính thương mại hơn, được tổ chức ở những địa điểm lớn hơn với sàn runway có tính sáng tạo cao.

Vào đầu thế kỷ 21, các buổi trình diễn thời trang là một phần thường xuyên của lịch thời trang. Các buổi trình diễn thời trang cao cấp (haute couture), được tổ chức hai lần một năm tại Paris (vào tháng 1 và tháng 7) bởi hiệp hội chính thức của các nhà thiết kế thời trang cao cấp, giới thiệu những bộ trang phục có thể được đặt hàng và may đo cho các khách hàng tiềm năng (nhưng thường nhằm mục đích giới thiệu ý tưởng của các nhà thiết kế về xu hướng thời trang và hình ảnh thương hiệu).

Các buổi trình diễn thời trang may sẵn, giới thiệu riêng cho cả trang phục của phụ nữ và nam giới, được tổ chức trong “Tuần lễ thời trang” vào mùa Xuân-Hè và mùa Thu-Đông, trong đó sự kiện quan trọng nhất diễn ra ở Paris, Milan, New York và London. Tuy nhiên, bên cạnh những Tuần lễ thời trang lớn, danh tiếng thì cũng có hàng chục Tuần lễ thời trang khác trên thế giới — từ Tokyo đến São Paolo.

Những buổi trình diễn này, có tầm quan trọng thương mại lớn hơn nhiều so với các buổi trình diễn thời trang cao cấp, chủ yếu nhắm vào các kênh truyền thông thời trang, buyer, và các thị trường lớn khác. Được phủ sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, các buổi trình diễn thời trang phản ánh và thúc đẩy xu hướng thay đổi của thời trang. Ảnh và video về các buổi trình diễn thời trang được truyền ngay lập tức đến các nhà sản xuất để sản xuất hàng loạt. Fast fashion thường sẽ sao chép hoặc lấy cảm hứng từ các thiết kế của sàn diễn để cho ra mắt những quần áo có mức giá phổ thông hơn.

Media and marketing

Tất cả các loại phương tiện truyền thông đều cần thiết cho việc tiếp thị thời trang. Các tạp chí thời trang chuyên dụng đầu tiên xuất hiện ở Anh và Pháp vào cuối thế kỷ 18. Vào thế kỷ 19, các tạp chí thời trang — chẳng hạn như La Mode Illustrée của Pháp, Lady’s Realm của Anh và Lady’s Book của Mỹ — phát triển và phát triển mạnh mẽ.

Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, RoseNhững lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Với các bài báo, hình minh họa màu bằng tay (được gọi là fashion plates), quảng cáo và tạp chí thời trang — cùng với những phát triển khác như máy may, cửa hàng bách hóa và quần áo may sẵn được sản xuất theo kích cỡ tiêu chuẩn — đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của ngành thời trang trong thời kỳ hiện đại. Sự phát triển của các phương pháp tái tạo ảnh hiệu quả, chi phí rẻ trên các phương tiện in ấn vào đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhiếp ảnh thời trang và các tạp chí thời trang có nhiều hình ảnh editorials như Vogue. Quảng cáo trên tạp chí (PR truyền thống) nhanh chóng trở thành một công cụ tiếp thị chính cho ngành thời trang.

Những lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, RoseNhững lĩnh vực chính trong ngành thời trang | So awkward, Rose

Việc tạo ra các bản tin video, những clip ngắn về các sự kiện vừa xảy ra, và sự phát triển của truyền hình đã giúp mọi người trên khắp thế giới có thể xem các buổi trình diễn thời trang và bắt chước những bộ quần áo thời trang mà những người nổi tiếng mặc. Sự thống trị của phương tiện truyền thông trực quan tiếp tục trong thời đại Internet, với các blog thời trang nổi lên như một phương tiện ngày càng quan trọng để phổ biến tin tức thời trang. Các sự kiện thảm đỏ như lễ trao giải tạo cơ hội cho những người nổi tiếng được chụp ảnh bản thân đang mặc những thiết kế thời trang duy mỹ nhất của nhà thiết kế, giúp mang lại giá trị công khai cho các nhà thiết kế.

Bài viết tham khảo từ nguồn này

Like this:

Like

Loading…