Những kỷ lục vô tiền khoáng hậu của “Tây du ký” kinh điển sau 40 năm

DIỆU HUYỀN

  –  

Chủ nhật, 08/05/2022 11:54 (GMT+7)

Bấm máy từ năm 1982, đến nay đã tròn 40 năm, ” Tây du ký ” vẫn là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Trung Hoa, sở hữu nhiều kỷ lục khó vượt qua.

Những kỷ lục vô tiền khoáng hậu của "Tây du ký" kinh điển sau 40 năm

“Tây du ký” bấm máy ngày 3.7.1982, sau đó được phát thử tập “Trừ yêu ở nước Ô Kê” vào tháng 10 cùng năm. Đến năm 1986, bộ phim mới được chiếu trọn vẹn trên truyền hình. 

“Tây du ký” ngay từ khi ra mắt đã khuynh đảo màn ảnh nhỏ khắp Châu Á. Trải qua 40 năm, dù nhiều lần được làm lại phiên bản mới, nhưng “Tây du ký” 1986 vẫn là tác phẩm ăn khách nhất, sở hữu nhiều kỷ lục vô tiền khoáng hậu.

Được tái chiếu 3.000 lần tại Trung Quốc

Theo thống kê của các nhà đài Trung Quốc, “Tây du ký” dẫn đầu về thành tích chiếu lại trên màn ảnh nhỏ. Cụ thể, bộ phim này đã được tái chiếu khoảng 3.000 lần.

Đây là một con số “khủng” mà chưa có một bộ phim nào đạt được tại thị trường tỉ dân. Thậm chí là những tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết khác trong “tứ đại danh tác” như “Thủy Hử” của Thi Nại An, “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung hay “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.

Không chỉ vậy, “Tây du ký” còn được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên các kênh truyền hình Việt Nam. Ảnh: STKhông chỉ vậy, “Tây du ký” còn được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên các kênh truyền hình Việt Nam. Ảnh: ST

Đây cũng là bộ phim có nhiều người xem nhất ở Trung Quốc. Theo thống kê của Tân Hoa Xã, có đến 89,4% dân số Trung Quốc đã xem bộ phim này và hơn 50% khán giả cho biết họ đã xem “Tây du ký” hơn 10 lần.

Theo QQ, một trong những lý do khiến “Tây du ký” được yêu mến hơn cả là bởi nội dung phim chứa nhiều yếu tố hài hước, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa và phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. 

Kịch bản được làm lại kỷ lục trên màn ảnh

Sau thành công của 42 tập phim “Tây du ký” 1986, nhiều đạo diễn, nhà đầu tư bắt đầu bắt đầu tạo ra làn sóng “remake” (làm mới). Hàng năm, có ít nhất một phiên bản mới của bộ phim này. Đến nay, số lượng các phiên bản mới của “Tây du ký” đã lên đến hàng trăm. 

Câu chuyện về chặng đường đi lấy kinh gian nan, trải qua 81 kiếp nạn mới lấy được chân kinh của thầy trò Đường Tăng đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim.

“Tây du ký: Nữ Nhi quốc” (2018) là tác phẩm tạo dấu ấn gần đây trong số những phiên bản mới của “Tây du ký” 1986. Ảnh: Xinhua“Tây du ký: Nữ Nhi quốc” (2018) là tác phẩm gần đây trong số những phiên bản mới của “Tây du ký” 1986. Ảnh: Xinhua

Những năm gần đây, các tác phẩm được làm lại của “Tây du ký” 1986 dù được đầu tư kinh phí nhiều hơn, có kỹ xảo điện ảnh vượt trội hơn và quy tụ dàn diễn viên đình đám là sao hạng A… nhưng vẫn không có đủ sức nặng để xô đổ chính bản gốc huyền thoại của nó.

Lục Tiểu Linh Đồng – biểu tượng Tôn Ngộ Không không thể lật đổ

Trải qua 4 thập kỷ, mỗi khi nhắc tới “Tây du ký”, khán giả đều nhớ ngay tới cái tên Lục Tiểu Linh Đồng, nam diễn viên thủ vai Tôn Ngộ Không. 

Lục Tiểu Linh Đồng được xem là biểu tượng không thể thay thế, là Tôn Ngộ Không chuẩn mực nhất trong lịch sử. Ảnh: SinaLục Tiểu Linh Đồng được xem là biểu tượng không thể thay thế, là Tôn Ngộ Không chuẩn mực nhất trong lịch sử. Ảnh: Sina

Những diễn viên từng thủ vai Tề Thiên Đại Thánh trong các phiên bản khác nhau như Quách Phú Thành (Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh), Chân Tử Đan (Đại náo thiên cung), Bành Vu Yến (Ngộ Không truyện), Châu Tinh Trì (Đại thoại tây du)… đều để lại những ấn tượng riêng biệt, tuy nhiên vẫn không ai có thể soán ngôi “vua khỉ” của Lục Tiểu Linh Đồng.

Và cũng vì cái bóng của Tôn Ngộ Không quá lớn, mà trong suốt sự nghiệp của Lục Tiểu Linh Đồng, hào quang của ông chỉ gắn liền với một vai diễn duy nhất, không thể có vai xuất sắc hơn.

Phiên bản phim thô sơ nhất

Vào thời điểm khởi quay, “Tây du ký” 1986 có vốn đầu tư là 6 triệu NDT. Đây tuy là một số tiền rất lớn vào thời điểm đó nhưng vẫn không đủ để trang trải cho cả bộ phim. Các diễn viên thậm chí chỉ nhận được một khoản thù lao tượng trưng và ít ỏi.

Ê kíp sản xuất phim đã phải “thắt lưng buộc bụng” hết mức có thể, từ tiền thuê thiết bị, tiền bồi dưỡng cho diễn viên, tiền mua đạo cụ đến tiền cát-xê… đều rất bèo bọt. Ảnh: STÊ kíp sản xuất phim đã phải “thắt lưng buộc bụng” hết mức có thể, từ tiền thuê thiết bị, tiền bồi dưỡng cho diễn viên, tiền mua đạo cụ đến tiền cát-xê… đều rất bèo bọt. Ảnh: STÊ kíp sản xuất phim đã phải “thắt lưng buộc bụng” hết mức có thể, từ tiền thuê thiết bị, tiền bồi dưỡng cho diễn viên, tiền mua đạo cụ đến tiền cát-xê… đều rất bèo bọt. Ảnh: ST

Được biết, thời điểm bấm máy vào năm 1982, đoàn phim chỉ đủ tiền thuê một quay phim, một máy quay. “Tây du ký” vốn là bộ phim về đề tài giả tưởng, cần sử dụng nhiều kỹ xảo. Tuy nhiên, do điều kiện hạn hẹp, các kỹ xảo trong phim cũng rất thô sơ, “cổ lỗ sĩ” đến không ngờ. 

Không chỉ thiếu thốn về kinh phí, đoàn làm phim còn thiếu cả nhân lực. Vì thế, các diễn viên đôi lúc sẽ phải phụ khuân vác trong khi nhân viên hậu trường được huy động xuất hiện trước ống kính nếu thiếu diễn viên.

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng “Tây du ký” 1986 vẫn thu hút rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có cả những tên tuổi lớn của điện ảnh Trung Quốc thời bấy giờ tham gia một cách nhiệt tình, không quản thù lao cao thấp.

Dàn diễn viên chất lượng của “Tây du ký” 1986. Ảnh: STDàn diễn viên nổi tiếng của “Tây du ký” 1986. Ảnh: ST