Những kiến thức cơ bản cho ngành dược sỹ

Những kiến thức cơ bản cho ngành dược sỹ

Các cơ sở y tế: trung tâm kiểm nghiệm; trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở y tế ngành (giám định y khoa, y tế cơ quan), các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, khoa Dược các bệnh viện huyện, tỉnh

I./ KIẾN THỨC:

Kiến thức chung

  • Nắm vững các môn giáo dục chính trị, pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao trình độ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

  • Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết, có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Kiến thức chuyên ngành

  • Nắm vững nguyên nhân, triệu chứng chính, thuốc điều trị và cách phòng một số bệnh thường gặp;

  • Mô tả đặc điểm hình thái, bộ phận dùng, cách thu hái, hoạt chất chính, công dụng, cách dùng và bảo quản các cây, con làm thuốc;

  • Nắm vững khái niệm, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật bào chế các dạng thuốc thông thường;

  • Nắm vững những nội dung cơ bản của các quy chế, chế độ, chính sách về quản lý, sản xuất, bảo quản, cung ứng nhằm giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

  • Nắm vững những kiến thức cần thiết khi sử dụng các thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh, vitamin, kháng viêm, thuốc dùng điều trị bệnh đường hô hấp, tiêu hóa;

  • Nắm vững nguyên tắc chung và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc ghi trong Dược điển Việt Nam;

  • Nắm vững những phương pháp bảo quản các dạng thuốc và các loại dụng cụ y tế thông dụng;

  • Có kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng như: GMP, GLP, GSP, GDP, GPP,… để quản trị sản xuất một cách hiệu quả.

Kiến thức bổ trợ

  • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A, có thể đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Dược

  • Có trình độ tin học tương đương trình độ A, biết cách khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ cho công việc.

II./ KỸ NĂNG:

  • Sử dụng thành thạo kính hiển vi để kiểm nghiệm được các vị thuốc đã cắt vụn hoặc tán thành bột, phát hiện sự nhầm lẫn hay giả mạo;

  • Pha được một số dung dịch chuẩn độ và tiến hành định tính, định lượng một số dung dịch, hóa chất, thuốc thành phẩm;

  • Xử lí được một số bệnh cấp cứu thông thường;

  • Hướng dẫn trồng và sử dụng an toàn, hợp lý được một số cây thuốc, vị thuốc thông thường;

  • Bào chế được một số công thức thuốc theo đúng quy trình;

  • Hướng dẫn sử dụng thuốc thiết yếu tại cộng đồng, đảm bảo hợp lý, an toàn;

  • Kiểm nghiệm được một số dược liệu, nguyên liệu và dạng thuốc thông dụng.

III./ THÁI ĐỘ

  • Có ‎ý thức cộng đồng, thực hiện tốt trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ‎‎ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tôn trọng nội quy cơ quan, doanh nghiệp;

  • Luôn yêu nghề, có tinh thần cầu tiến, nhiệt tình trong công việc, tích cực học tập nâng cao trình độ; sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực.

IV./ VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Thực hiện công việc chuyên môn tại:

  • Các cơ sở y tế: trung tâm kiểm nghiệm; trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở y tế ngành (giám định y khoa, y tế cơ quan), các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, khoa Dược các bệnh viện huyện, tỉnh;

  • Các công ty Dược : Tổ trưởng tổ sản xuất thuốc viên, thuốc nước-IPC (kiểm tra giữa quá trình), Kiểm tra chất lượng (QC), đảm bảo chất lượng (QA), phòng kinh doanh (trình dược), hệ thống phân phối (hành nghề y tế tư nhân dưới dạng: Đại lý thuốc – Quầy thuốc).

V./ KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

  • Có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ;

  • Có thể tiếp tục học chương trình liên thông lên cao đẳng và đại học;

  • Tham dự các khóa học chuyên đề để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Những kiến thức cơ bản cho ngành dược sỹ