Những kiến thức cơ bản cần biết trong quay phim

Để biên tập một đoạn phim, bạn cần rất nhiều cảnh mà chủ thể được quay với những cỡ hình khác nhau. Cỡ hình của chủ thể khác nhau sẽ thể hiện thông tin khác nhau, cho dù đó là những thông tin cho thấy người trong hình đang ở đâu, đang làm gì, họ là ai, hoặc họ đang nghĩ gì.

Cỡ hình của chủ thể khác nhau sẽ thể hiện thông tin khác nhauCỡ hình của chủ thể khác nhau sẽ thể hiện thông tin khác nhau

Nếu bạn đang nói về một ai đó, bạn muốn thấy người đó

Nếu bạn đang nói về một ai đó, bạn muốn thấy người đóNếu bạn đang nói về một ai đó, bạn muốn thấy người đó

XLS – Extreme long shot (Cảnh cực kỳ xa) :Dùng cho địa hình. Chủ thể được quay không xác định được.
VLS – Very long shot (Cảnh quay rất xa): Hậu cảnh là chính. Chủ thể được quay chiếm độ 1/3 chiều cao của khung hình.
LS – Long shot (Cảnh quay xa): Chủ thể được quay chiếm toàn bộ khung hình, nhưng trọng tâm vẫn là hậu cảnh.
MLS – Medium long shot #1 (Trung cảnh xa #1): Cảnh quay xa tầm trung, dưới đầu gối. Cỡ hình này thường phù hợp khi quay chủ thể đang cử động, nhằm mô tả hoạt động của họ.
MLS – Medium long shot #2 (Trung cảnh xa #2): Cảnh quay xa tầm trung trên đầu gối. Cỡ hình này rất phù hợp khi diễn tả hoạt động khi chủ thể đứng tại chỗ.
MS – Mid shot (Trung cảnh): Cỡ hình của cảnh quay này cắt ngang đoạn dưới bả vai. Phù hợp cho các đoạn phỏng vấn.
CU – Close up (Cận cảnh): Cắt ngang dưới cằm. Dùng để chiếu nhân vật đó là ai và họ đang nghĩ gì.
BCU – Big close-up (Cận cảnh to): Cắt ngang phần lông mày và cằm. Kịch tính nhưng có thể không tự nhiên.

Góc quay

Hãy dùng các góc ảnh để tạo chiều sâu. Do đó, đừng quay thẳng trực tiếp mà hãy quay từ góc chéo.
Ngoài ra còn một số nguyên tắc sau:
Tránh quay những vết nhăn từ trán của người được quay.
Tránh quay các đồ vật như thể chúng được mọc ra từ đầu của người ta.
Hãy dùng khung hình để tạo kỳ vọng cho người xem, dùng nó để hỗ trợ vào việc kể chuyện của mình.Hãy bố cục hình theo quy tắc 1/3.
Hãy xem xét chiều cao, vị trí, góc độ khi bạn sửa soạn máy quay. Khi bạn thay đổi khung hình cảnh quay và muốn hình không bị “nhảy” (tức hình bị thay đổi, giật đột ngột khiến người xem cảm giác như thiếu tính liên tục kết nối trong đoạn hình đó, bởi một đoạn hình ở giữa hai khung hình đó đã bị cắt bỏ vụng về) thì hãy thay đổi góc quay.
Quay video, quay phim là quá trình kể lại một câu chuyện, truyền tải một nội dung bằng hình ảnh và âm thanh. Nếu ở chuỗi video từ tập 1 đến tập 7 chúng ta đã cũng nhau tìm hiểu các yếu tố và công cụ để có được hình ảnh đúng sáng, đủ sáng thì ở những video tiếp theo này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cụ thể hơn về ngôn ngữ hình ảnh trong quay phim. Nói đến ngôn ngữ hình ảnh thì không thể không nhắc tới bố cục và khuôn hình.

Nói đến ngôn ngữ hình ảnh thì không thể không nhắc tới bố cục và khuôn hìnhNói đến ngôn ngữ hình ảnh thì không thể không nhắc tới bố cục và khuôn hình

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất trong quay phim mà trước tiên sẽ là nguyên tắc 1/3. Hầu hết các máy ảnh DSLR, máy quay hay các app trên smartphone đều có thể bật một bộ lưới gồm các đường gióng như thế này. Nó chia khung hình làm 3 phần theo mỗi chiều ngang và dọc. Từ đó chúng ta quan sát và áp dụng nguyên tắc 1/3 để thiết lập khung hình khi quay video.
Ở cảnh quay này, nhân vật ở ví trí chính giữa khung hình nhưng lại đang hướng ánh mắt nhìn về phía trái. Hãy đổi góc máy đưa chủ thể về đường gióng dọc. Như vậy, nhân vật sẽ nằm ở 1/3 khuôn hình và hướng ánh mắt ra không gian 2/3 còn lại. Khung hình trông sẽ tự nhiên và thoáng đãng hơn. Đây cũng chính là quy tắc 1/3 áp dụng cho cảnh quay đối với người. Và bạn sẽ thấy quy tắc 1/3 áp dụng hầu hết trong các video quay phỏng vấn trên TV mỗi ngày.
Đối với quay phong cảnh, quy tắc 1/3 sẽ áp dụng tùy thuộc vào nội dung bạn muốn thể hiện. Nếu là một cảnh bình minh, hoàng hôn hay những cảnh vật cần tập trung vào mây trời, hãy để khoảng trời chiếm 2/3 khung hình và 1/3 còn lại là cảnh vật phía dưới. Ngược lại, nếu bạn muốn tập trung vào cảnh vật bên dưới thì hãy thu hẹp khoảng trời về 1/3 khung hình.
Nếu là một cảnh quay cận cảnh một bông hoa, hãy áp dụng tương tự như đối với người. Trong một khung hình như vậy sẽ luôn có 4 điểm vàng mà mắt thường của người xem dễ bị chú ý và tập trung vào nhất. Hãy đưa phần nổi bật ở bông hoa mà bạn muốn người thấy được vào 1 trong 4 điểm này cũng tương tự như ở đôi mắt con người.
Đồng thời, bạn cũng cần thể hiện rõ ràng tính chính phụ để người xem thấy được đâu là chủ thể cần tập trung vào. Nếu cảnh quay có nhân vật chính và 1 đồ vật khác đều nằm trong 4 điểm vàng như thế này thì bạn cần di chuyển, loại bỏ các đồ vật ra để người xem dễ dàng tập trung vào đối tượng chính.
Tương tự với những cảnh quay hai người nói chuyện như thế này, bạn có thể set khung hình có 1 người làm tiền cảnh ở phía trước để vừa cho người xem tập trung vào nhân vật chính, vừa cho người xem cảm nhận được về cuộc đối thoại giữa 2 người. Tuy nhiên, cần lưu ý không để tiền cảnh lọt vào khung hình quá nhiều, lớn hơn cả chủ thể, cảnh quay trông sẽ chật trội, ngột ngạt và không vừa mắt.

Nguyên tắc 1/3Nguyên tắc 1/3

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào chúng ta cũng tuân thủ cứng nhắc theo nguyên tắc 1/3. Trong một số trường hợp, nhân vật có thể được đặt ở trung tâm để tạo sự tập trung, đẩy kịch tính lên cao. Nhưng chúng ta vẫn có thể để chủ nằm ở đường gióng ngang cắt 2/3 khung hình.

Ống kính

Hầu hết các máy quay phim đều có các ống kính với chức năng zoom cơ bản, cho phép bạn quay được góc ảnh rộng, hoặc cảnh quay cận hình (zoomed-in telephoto), hoặc bất kỳ các thể loại nào khác dao động giữa xa và gần.
Hãy dùng ống kính với góc ảnh rộng để:
+ Làm các vật được thu hình trông nhỏ hơn và xa hơn
+ Thu nhiều chi tiết và hậu cảnh
+ Tạo ra một hành động kịch tính
+ Làm phòng nhỏ trong có vẻ rộng hơn
Hãy dùng ống kính với góc ảnh hẹp để:
+ Làm các vật được thu hình trông lớn hơn
+ Giảm hậu cảnh trong cảnh quay
+ Thay đổi điểm nhấn từ vật này qua vật khác
+ Giữ cho một vật nào đó đang cử động trong khung hình có vẻ lâu hơn
+ Giảm khoảng cách giữa các vật được quay
+ Quay một buổi phỏng vấn không tập trung vào hậu cảnh
Khác với những ống kính có tiêu cự tiêu chuẩn hay những ống kính tele, các ống kính góc rộng đôi khi mang đến những phiền phức mà bạn không hề mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng ống kính góc rộng để có thể hiểu hơn về thiết bị của mình nhé!

Dễ dàng lấy nét trong cự ly gần

Dễ dàng lấy nét trong cự ly gầnDễ dàng lấy nét trong cự ly gần

Với một ống kính góc rộng, bạn có thể dể dàng lấy nét chủ thể một cách nhanh chóng và chính xác.Đây là một công cụ lý tưởng để diễn tả độ sâu trường ảnh trong khung hình. Ống kính góc càng rộng, độ sâu của ảnh càng lớn. Đối với loại có tiêu cự 24 mm, với khoảng cách 6 mét từ camera, bạn có thể dễ dàng lấy nét bất cứ chủ thể nào trong khoảng 3 mét, kể cả đối với độ mở ống kính rất nhỏ là f/11.
Tiến lại gần chủ thể
Vì ống rộng có trường nhìn rất lớn so với những loại ống kính tiêu chuẩn hay ống kính tele, do đó, khi chụp ở cùng một khoảng cách, chủ thể trông cũng sẽ nhỏ hơn bình thường. Để khắc phục điều này, hãy tiến gần hơn đến chủ thể khi chụp.
Quan tâm đến tiền cảnh
Đối với một bức hình phong cảnh, bạn cần phải hội tủ đủ 3 yếu tố đó là tiền cảnh, chủ thể chính và hậu cảnh. Trong khi ống kính góc rộng cho phép ghi lại khung cảnh rộng hơn, chúng cũng khiến những vật ở tiền cảnh bị phóng đại lên so với vật ở xa ống kính. Do đó, nếu tiền cảnh không đẹp thì toàn bộ tâm huyết mà bạn dành cho bức hình coi như đổ song đổ bể. Khi chụp bằng ống góc rộng, hãy tìm tòi để có được góc chụp với tiền cảnh thú vị. Nếu tiền cảnh của bạn không được đẹp, hãy cân nhắc sử dụng những ống kính có tiêu cự dài hơn.

Chú ý đến những đường thẳng trong khung hình

Chú ý đến những đường thẳng trong khung hìnhChú ý đến những đường thẳng trong khung hình

Ống kính góc rộng thường làm biến dạng hình ảnh, cụ thể là bị méo hình. Trong một số trường hợp, hiệu ứng này làm cho khung hình trong có vẻ lạ hơn, sinh động hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích điều đó. Để hạn chế hiệu ứng này, bạn cần phải xác định bố cục sao cho hợp lý hoặc sử dụng ống kínhtilt/shift để kiểm soát phối cảnh.
Cố gắng vận dụng những đường nét khác như con đường, dòng sông,… để thu hút ánh nhìn của người xem vào chủ thể, làm nổi bật chủ thể một cách độc đáo hơn, tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ hơn.
Giữ góc chụp ngang bằng đối với các công trình kiến trúc
Có một điều mà bạn rất dể dàng nhận ra khi chụp các công trình kiến trúc cao tầng. Phần trên của tòa nhà dường như bị thu gọn lại, làm mất đi tính cân bằng. Để khắc phục điều này, các bạn hãy cố gắng giữ góc chụp ngang bằng đối với các công trình kiến trúc, để giữ nguyên hình dáng của công trình đó.

Sử dụng kính lọc (filter)

Chụp bằng ống góc rộng cũng tạo ra một số vấn đề nếu dùng kèm kính lọc. Đầu tiên là đối với kính lọc phân cực. Hiệu ứng của kính lọc phân cực đối với nền trời xanh quá mạnh khiến cho tấm hình có màu sắc không chân thực, vì vậy hãy tháo bỏ kính lọc phân cực khi chụp trời xanh bằng ống kính góc rộng.
Các loại kính lọc lắp đằng trước ống kính là vấn đề thứ hai, đặc biệt khi bạn muốn sử dụng nhiều loại cùng một lúc. Tuy nhiên, hệ thống kính lọc như bộ Cokin’s P-series (với mấu giữ dành cho ống kính góc rộng) có thể giúp giải quyết vấn đề.

Vượt đường ranh

Vượt đường ranhVượt đường ranh

Như thế nào là đường ranh… và tại sao không nên vượt qua nó?
Một đường ranh được tạo thành từ hai điểm. Nó có thể là:
Hướng chuyển động của một vật gì đó (chẳng hạn như xe lửa trên đường ray) đường nối giữa hai ánh mắt nhìn nhau (như trong cảnh phỏng vấn)
Đường từ một người đang di chuyển về hướng một vật nào đó (một chiếc xe hơi chẳng hạn)
Hãy tưởng tượng mặt bằng nơi bạn chuẩn bị quay phim được cắt thành hai phần bằng một đường thẳng, tạo thành hai góc 180 độ. Bạn sẽ chỉ ghi hình trong phạm vi một góc 180 độ mà thôi, và bạn phải quyết định mình sẽ quay phim từ phía nào của 180 độ đó. Một khi đã quyết định rồi và đã quay xong cảnh quay rộng từ một phía thì bạn phải quay các cảnh quay xa, trung và cận cảnh từ cùng phía đó mà thôi. Nếu không, bạn sẽ làm khán giả lúng túng vì thường những cảnh quay vượt đường ranh trông không hợp lý lắm.

Di chuyển máy quay

– Có một số cách di chuyển máy quay phim tốt. Đó là:
+ Di chuyển lên hoặc xuống
+ Quay ngang từ trái qua phải (hoặc ngược lại)
+ Di chuyển máy quay phim theo cử động của vật được quay. Bạn có thể dùng đường vẽ sẵn hoặc để máy quay trên vai (hoặc tay), hoặc tùy cơ ứng biến.
+ Hãy giữ yên một cảnh trong vòng ít nhất 5 giây ở đầu và cuối, để cho người biên tập có nhiều khả năng chỉnh sửa hơn.
Nên tránh những thao tác sau:
Nếu zoom vào thì bạn làm thay đổi góc cảnh đang quay. Thường trông những cảnh này không tự nhiên lắm, cho nên bạn nên hạn chế, đừng lạm dụng.
Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, nên biết rõ lý do đằng sau mỗi bước di chuyển của máy quay phim.
Góc máy quay mà bạn cần biết trong kiến thức quay phim chuyên nghiệp

Establishing Shot – Quay toàn cảnh

Establishing Shot – Quay toàn cảnhEstablishing Shot – Quay toàn cảnh

Bạn sẽ thường thấy góc máy quay này khi xem mở màn một bộ phim điện ảnh. Quay toàn cảnh, giúp khán giả quan sát được bao quát địa điểm đó và establishing shot cũng có rất nhiều dạng khác nhau. Có thể là cảnh trên không, đi qua mặt nước hoặc bay trên một thành phố.

Extreme Wide Shot (EWS) – Cảnh toàn viễn

Cảnh toàn viễn được sử dụng để cho thấy một nhân vật ở trong môi trường của nhân vật đó. Ví dụ như Extreme Wide Shot được sử dụng để gây hiệu ứng hài hước, đặc tả một cảnh nào đó rồi đột nhiên chuyển sang cảnh toàn viễn, để cho thấy sự nhỏ bé hay sự yếu đuối của nhân vật đó.

Long Shot (LS)– Cảnh toàn

Gần hơn so với quay toàn cảnh, Long Shot cho ta thấy toàn bộ cơ thể của một đối tượng nào đó.

Medium Shot (MS) – Trung cảnh

Trung cảnh xuất hiện khá phổ biến khi quay phóng sự hay trong các đoạn hội thoại có nhiều nhân vật. Góc quay này hẹp hơn quay toàn cảnh và rộng hơn quay cận cảnh.

Close-Up (CU) – Cận cảnh

Khi bạn muốn người xem thực sự chú ý vào hành động, cảm xúc của nhân vật thì quay cận cảnh là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. Không giống như quay toàn cảnh hay trung cảnh, quay cận cảnh thể hiện nhân vật trong cả khung hình.

Extreme Close Up (ECU) – Đặc tả

Khi theo dõi hậu trường làm phim, bạn sẽ thấy đạo diễn thường hay ra hiệu lệnh ECU, đó chính là lúc người quay phim cần quay quay cận cảnh.
Quay cận cảnh là cách để tạo ra quá trình chuyển đổi hay để tập trung vào một chi tiết cụ thể nào đó. Ví dụ như trong TVC quảng cáo sản phẩm, nhà sản xuất sẽ sử dụng quay cận cảnh, để giới thiệu về sản phẩm.

Pan – Lia

Pan – LiaPan – Lia

Lia máy quay, cho chúng ta cảm giác chuyển động xung quanh và thu tất cả các thông tin trong một cảnh quay. Có thể thấy góc quay này xuất hiện nhiều trong các thước phim khi một cảnh có thể thay đổi từ đêm sang ngày hoặc trong cùng một lúc có nhiều nhân vật xuất hiện. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng góc quay này, bạn sẽ khiến người xem cảm thấy khó chịu.

Zoom

Quay zoom là trong những chuyển động máy quay dùng nhiều nhất, bởi thực chất zoom lại không đòi hỏi máy quay cần thực hiện bất kỳ chuyển động nào cả. Zoom đơn giản là bao gồm việc máy quay tăng, giảm tiêu cự, để phóng to hoặc thu nhỏ một hình ảnh.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng zoom mà hãy cố gắng sử dụng góc quay này một cách sáng tạo, có thể là để tăng năng lượng cho một đoạn cảnh quay.

Static Shot – Cảnh tĩnh

Static Shot cho phép khán giả xem thông qua một cửa sổ trực tiếp vào một thế giới khác. Các diễn viên có thể đi vào, đi ra khỏi khung hình nhưng điều đặc biệt ở đây là camera cố định, không di chuyển. Một nhà quay phim tài ba sẽ biết khi lại nên đặt camera trên tripod là hiệu quả nhất.

Low Angle Shot – Cảnh góc thấp

Cảnh góc thấp thường được sử dụng trong phân cảnh nâng cao tầm trọng của của nhân vật/sự vật. Khi quay góc máy từ dưới lên, người xem sẽ thấy nhân vật cao lớn hơn bình thường.

High Angle Shot – Cảnh góc cao

Trái ngược với cảnh góc thấp, cảnh góc cao khiến nhân vật nhỏ bé hơn. Điều này mang đến hiệu ứng hạ thấp tầm quan trọng của chúng trong 1 bối cảnh nhất định.

Cutaway Shots – Cảnh chèn

Cutaway Shots – Cảnh chènCutaway Shots – Cảnh chèn

Cảnh chèn được sử dụng để hướng mắt về các khía cạnh khác nhau trong 1 cảnh hay cũng là cách để nhà quay phim sử dụng, để giấu đi phần chỉnh sửa.

Tổng hợp làm phim

Bạn đừng bao giờ quên trình bày tóm tắt rõ ràng trước cho chính bản thân mình hoặc người quay phim biết phải làm những gì trước khi bấm máy. Nhưng cũng phải để ý mấy thứ khác như:
+ Hãy bắt đầu và kết thúc với một khung hình rõ
+ Quay một hành động với nhiều cỡ hình khác nhau để dễ biên tập hơn
+ Hãy để ý đến tính liên tục (chẳng hạn như người ta đang dùng tay nào, đồ vật được bày trí như thế nào, trông người ta ra làm sao)
+ Hãy thay đổi kích cỡ cảnh quay, thay đổi góc quay.

Các kỹ thuật setup ánh sáng để quay một số cảnh ngoại đêm

Các kỹ thuật setup ánh sáng để quay một số cảnh ngoại đêmCác kỹ thuật setup ánh sáng để quay một số cảnh ngoại đêm

Các cảnh ngoại đêm thường tạo ra những thách thức độc đáo về mặt ánh sáng cho các cinematographer. Họ không những cần phải vẽ ánh sáng lên một tấm canvas trống không là màn đêm, mà họ còn phải mô phỏng lại look và tạo cảm giác về ánh sáng, một nguồn sáng thường không đủ mạnh để bạn phơi sáng tốt. Trong đó, Ted Sim cùng DP Julia Swain chia sẻ cho chúng ta các chi tiết về quá trình set up ánh sáng và các kỹ thuật mà cô sử dụng để tạo ra ánh sáng giống như ánh sáng từ mặt trăng bằng cách tận dụng các đèn dân dụng.
Vì không thực sự có bất kỳ quy tắc cứng nhắc và bất biến nào trong set up ánh sáng, vậy nên không phải DP nào cũng chiếu sáng một cảnh theo cùng một cách. Mặc dù vậy, ba set up ánh sáng khác nhau từ Swain dưới đây sẽ giúp bạn có một điểm khởi đầu tốt để bắt đầu thực hành và nghiên cứu cách sử dụng ánh sáng trong quay phim, đặc biệt là đối với các cảnh ngoại đêm. Cô giới thiệu 3 set up căn bản trong các điều kiện: chỉ có ánh trăng, ánh trăng kết hợp với ánh sáng đèn dân dụng và bối cảnh chỉ chịu ảnh hưởng từ đèn dân dụng. Ba set up này sẽ giới thiệu cho bạn các khái niệm phổ biến và quan trọng nhất trong việc chiếu sáng cảnh ngoại đêm.
Có rất nhiều thứ cần phải nghĩ đến khi bạn quyết định cách set up ánh sáng trong những cảnh như thế này, nhưng có lẽ khái niệm và vấn đề lớn nhất cần phải xem xét là ánh trăng (vai trò của nó trong shot và cách giả lập nó) và ánh sáng từ đèn dân dụng (cách bạn có thể tận dụng các bóng đèn sẵn có trong nhà để chiếu sáng cho cảnh).

Ánh trăng

Ánh trăngÁnh trăng

Nếu bạn chưa từng giả lập ánh sáng trăng, Swain khuyên bạn nên làm dịu và tản rộng ánh sáng để giúp nó trông tự nhiên hơn. Bạn có thể làm được điều này bằng cách phản xạ ánh sáng từ key light từ một tấm phản quang hoặc khuếch tán ánh sáng đó để giảm cường độ ánh sáng chiếu lên chủ thể. Ngoài ra, việc phản xạ ánh sáng bằng một soft bounce sẽ mang đến cho bạn một look đẹp, dịu dàng với fill light.

Đèn dân dụng

Set up thứ 2 của Swain cho bạn thấy việc set up ánh sáng cho một cảnh từ một môi trường hoàn toàn tối đen có thể phức tạp và chi tiết đến như thế nào. Cô không chỉ giả lập ánh trăng để chiếu sáng cho cảnh mà cô còn phải dùng đến hàng tấn đèn gia dụng, bao gồm đèn pha, đèn dây, cũng như nhiều đèn studio để giúp tăng cường độ ánh sáng cho các đèn dân dụng trong nhà. Mục đích của tất cả những việc này, hẳn nhiên là để cung cấp đủ ánh sáng để phơi sáng chính xác, nhưng nó còn giúp tạo chiều sâu cho cảnh và nhân vật. Từ hậu cảnh đến tiền cảnh, shot quay có rất nhiều thứ để thấy, nhưng nó cũng có thể thành công trong việc tạo cho người xem ảo tưởng rằng ánh sáng được tạo ra hoàn toàn từ những nguồn sáng mà họ nhìn thấy được trong khung hình.

Tìm hiểu về nhiệt độ màu và ánh sáng trong quay phim

Tìm hiểu về nhiệt độ màu và ánh sáng trong quay phimTìm hiểu về nhiệt độ màu và ánh sáng trong quay phim

Ánh sáng và thiết kế ánh sáng có tầm quan trọng ngay với thiết đặt máy quay. Ánh sáng ảnh hưởng đến hình ảnh của bộ phim rất nhiều và đó là lý do bộ phận ánh sáng phải làm việc trực tiếp với đạo diễn hình ảnh. Với rất nhiều loại đèn và màu sắc khác nhau, rất dễ bị rối.

Thang đo nhiệt độ màu Kelvin

Ánh sáng được đo bằng thang đo Kelvin. Một Kelvin (K) là một đơn vị đo lường nhiệt độ dựa trên quy mô tuyệt đối. Tức là nó bắt đầu từ không và đi lên từ đó.
Độ K thấp hơn thì sắc đỏ trong ánh sáng nhiều hơn. Cách dễ nhất là ghi nhớ điều này là bằng ánh sáng nến. Từ 1000-1900K là ánh sáng của lửa diêm hoặc lửa nến. Lửa = đỏ
Càng đi lên độ K cao hơn, chúng ta sẽ tiến tới ánh sáng vàng, ánh sáng trắng, và ánh sáng xanh dương. Đèn sợi đốt và đèn Halogen có ánh sáng vào khoảng 2500K – 3000K. Ánh sáng mặt trời trực tiếp tương đương 4800K. Ánh sáng ban ngày thông thường vào khoảng 5600K. Một bầu trời nhiều mây hoặc xám lạnh ở vào khoảng 6000K – 7500K. Một bầu trời sáng xanh không có mây ở vào khoảng 10000k.

Các loại đèn

Đèn Tungsten khá giống với loại đèn bạn có thể có ở nhà, chỉ là nó mạnh mẽ hơn. Đèn Tungsten cho ra ánh sáng màu cam. Đèn này tốn nhiều điện và toả nhiều nhiệt. Nhưng chúng cho ra ánh sáng có nhiệt độ màu cao hơn đèn sợi đốt. Đèn Tungsten có thể điều chỉnh được độ sáng, cho phép bạn điều chỉnh khi cần thiết. Chúng thường được dùng cho chiếu sáng trong nhà (nội). Thêm gel xanh lá cây cho đèn tungsten có thể tạo ra ánh sáng ban ngày.

HMI (~5600K)

Chọn một chiếc túi đựng phù hợpChọn một chiếc túi đựng phù hợp

Đèn Hydrargyrum Medium-Arc Iodide (HMI) là loại đèn được dùng nhiều nhất trên phim trường. Đèn HMI phát ra tia cực tím và ánh sáng xanh dương. Với việc cấp nguồn, đèn HMI yêu cầu một chấn lưu điện. Điện trở đệm đốt cháy hỗn hợp khí và thuỷ ngân hơi kim loại trong bóng đèn. Điện trở đệm còn hạn chế bớt dòng đện để tránh tình trạng nhấp nháy. Đèn HMI mạnh gấp 4 lần đèn sợi đốt truyền thống. Đèn HMI gây ra một tiếng động rất lớn khi bật, vì vậy kỹ thuật ánh sáng được yêu cầu phải hét lên thật lớn trước khi bật đèn để thông báo cho diễn viên và thành viên đoàn phim.
Độ tuổi củađèn HMI là rất quan trọng. Trong suốt vài giờ đầu, một cái đèn mới tinh sẽ có nhiệt độ màu lên đến 15000K. Những đèn này nên để qua một bên đến khi nào đạt được nhiệt độ tối ưu là 5600K, gần với ánh sáng ban ngày. Các đèn này yêu cầu hiệu điện thế lớn và nhiệt độ màu sẽ tiếp tục tăng lên 1 Kelvin sau mỗi giờ cháy, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng trong thời gian quá lâu.
Đèn HMI rất đắt đỏ, nhưng chúng cũng mang lại hiệu quả nhiều hơn so với cácđèn khác. Có thểđiều chỉnh 50%độ sáng củađèn nhưng nó làmánh sáng bịám xanh nhiều hơn. Nếu thổi tắt hoặc làm rơi, thuỷ tinh nóng và hơi thuỷ ngân sẽ tràn ra ngoài. Vì vậy, bạn phải luôn có một kỹ thuật viênánh sáng hiểu rõ vềđèn chịu trách nhiệm vềđèn khi sử dụng HMI trên phim trường.

Fluorescent (2700K – 6500K)

Bóng đèn huỳnh quang từng mang tiếu xấu vì nhấp nháy liên tục và cho ánh sáng màu cam-xanh lá xấu xí. Nhưng mới đây, loại đèn mới và chấn lưu đã được nâng cấp. Đèn mới không còn nhấp nháy nữa và cho nhiều loại nhiệt độ màu khắc nhau. Chúng cho ánh sáng rất mềm mại và hiệu quả hơn đèn sợi đốt, và có thể cho ra ánh sáng gần giống như đèn HMI.
Tuỳ thuộc vào sự phối hợp giữa các loại phôt pho trong đèn, nhiệt độ màu giao động từ nhiệt độ màu của đèn tungsten cho đến nhiệt độ màu của ánh sáng ban ngày. Đèn huỳnh quang thường đi kèm một chấn lưu nhỏ, cho phép chúng có trọng lượng nhẹ và nhỏ gọn. Trông chúng cũng đẹp hơn nhiều loại đèn khác.

Đèn LED (ánh sáng trắng: 3000K – 5600K)

Chụp cận cảnhChụp cận cảnh

Light Emitting Diodes (LED) gần đây trở nên khá phổ biến trên các phim trường nhỏ. Đèn LED trắng là loại phổ biến nhất, nhưng thật ra đèn LED có rất nhiều màu. Các điốt được thiết kế để cung cấp ánh sáng có hướng. Chúng rất hiệu quả nhưng vẫn còn bị giới hạn đầu ra, đó là lý do tại sao chúng có xu hướng chỉ được sử dụng trong các dự án kinh phí thấp.
Đèn LED chỉ có thể tạo ra ánh sáng đơn sắc, vì vậy, để tạo ra ánh sáng trắng cần sự kết hợp giữa ba màu đỏ (red), xanh lá (green) và xanh dương (blue) (RGB) LED. Ánh sáng trắng còn có thể được tạo ra bằng cách kết hợp phốt pho một LED cực tím. Từ khi phần lớn đèn LED dùng RGB, “bóng đèn thông minh” mới. Được phát triển để thay đổi màu sắc theo yêu cầu.
Đèn LED thường cho ánh sáng mềm và có độ sáng cao hơn. Chúng có hiệu quả rất cao và có thể cấp nguồn bằng pin. Có thể điều chỉnh ánh sáng của đèn dễ dàng và thay đổi các phổ màu một cách đơn giản. Chúng có tuổi thọ dài và không bị phát nổ.

  • Xem thêm về chụp ảnh quay phim: https://seotukhoa.com.vn/
  • Nghệ thuật chụp ảnh film cho người mới chụp dễ hiểu.