Những hình ảnh “độc” về bộ tộc sống biệt lập trong rừng Amazon | Đời sống | Vietnam+ (VietnamPlus)
Một số người gần như không mặc quần áo, tựa vào những cây gậy và nhìn không chớp mắt với vẻ ngạc nhiên khi thấy nhiếp ảnh gia bay qua trên máy bay.
Những bức ảnh chụp từ trên không về một bộ lạc sống tách biệt sâu trong rừng già Amazon đã ghi lại được vẻ mặt kinh ngạc của những người bộ lạc khi lần đầu tiên thấy một chiếc máy bay.
Các
Theo Daily Mail, trong ảnh, có thể thấy một số người gần như không mặc quần áo, tựa vào những cây gậy và nhìn không chớp mắt với vẻ ngạc nhiên khi thấy nhiếp ảnh gia bay qua trên máy bay.
Ngôi làng này nằm trong lãnh thổ bản xứ Yanomami ở phía bắc Brazil, gần biên giới với Venezuela.
Khoảng 22.000 người Yanomami hiện đang sống trong một khu vực có diện tích bằng Scotland ở phía lãnh thổ Brazil gần biên giới, và ít nhất có 3 nhóm trong cộng đồng này chưa hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những bệnh tật do người tới từ bên ngoài lây nhiễm sang.
Toành cảnh bộ lạc được chụp lại từ trên cao. (Nguồn: Daily Mail)
Khi vùng đất của họ được bảo vệ, những bộ lạc này có thể phát triển mạnh. Nhưng hiện lãnh thổ của họ đang bị khoảng 5.000 thợ khai thác vàng tràn vào, làm dấy lên những lo ngại nghiêm túc rằng một bộ phận những người bộ lạc bản xứ dễ bị tổn thương nhất hành tinh có thể sẽ sớm bị xóa sổ.
Các thợ mỏ đã mang đến vùng này những căn bệnh như sốt xuất huyết và làm ô nhiễm nguồn nước cũng như thực phẩm của người Yanomami bằng thủy ngân, gây ra một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Những người chăn nuôi gia súc cũng đang xâm lấn rìa phía đông lãnh thổ của người Yanomami.
Davi Kopenawa, pháp sư của bộ lạc, cũng là nhà hoạt động xã hội cho người Yanomami cho biết: “Vùng đất tách biệt nơi những người da đỏ sống, câu cá, săn bắn và trồng trọt phải được bảo vệ. Thế giới phải biết rằng họ đang ở đó dưới tán rừng của mình và các nhà chức trách phải tôn trọng quyền được sống ở đó của họ.”
Davi, chủ tịch hiệp hội Hutukara của người Yanomami được gọi là “Đức Đạt Lai Lạt Ma của rừng nhiệt đới.”
Ông nhận định về các thợ mỏ như sau: “Họ giống như loài mối – luôn quay lại và chẳng bao giờ cho chúng tôi sống yên ổn.”
Các cơ quan của chính phủ Brazil được giao nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của người Yanomami đang phải đối mặt với tình hình cắt giảm ngân sách nghiêm trọng trong bối cảnh các chính trị gia lên kế hoạch để làm suy giảm mạnh quyền bảo vệ và sử dụng đất đai của người bộ lạc bản địa.
Nếu không được tiếp tục hỗ trợ, cơ quan chịu trách nhiệm cho khu vực sinh sống của người Yanomami sẽ không thể bảo vệ vùng đất này khỏi những kẻ xâm lấn, và có thể sẽ phải dừng hoạt động vĩnh viễn.
Khoảng 22.000 người Yanomami hiện đang sống trong một khu vực có diện tích bằng Scotland ở phía lãnh thổ Brazil gần biên giới.
Survival International, tổ chức hiện đang nỗ lực giúp đỡ người Yanomami cho biết nếu tình trạng này tiếp diễn, bộ tộc Yanomami sẽ có nguy cơ tuyệt diệt.
Khoảng 13.000 người Yanomami khác đang sống ở phía lãnh thổ Venezuela tại khu dự trữ sinh quyển Alto Orinoco – Casiquiare, một khu vực có diện tích tương đương Thụy Sỹ.
Đây không phải lần đầu tiên những hình ảnh về một bộ lạc sống tách biệt với thế giới văn minh được ghi lại.
Hồi năm 2008, một bộ ảnh đáng kinh ngạc về những người đàn ông bộ lạc ném lao và bắn tên về một chiếc máy bay bay ngang qua đã xuất hiện.
Những người đàn ông này phủ lên da họ một lớp màu đỏ tươi, cạo tóc nửa đầu, giương những cây cung dài và bắn tên về phía chiếc máy bay.
Ý nghĩa của hành động này là không thể nhầm lẫn – Tránh xa chúng tôi ra.
Phía sau những người đàn ông này còn có một người phụ nữ bôi màu đen toàn thân đang đứng.
Cộng đồng người bộ lạc hung dữ này sống ở vùng Envira trong khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp dọc biên giới Brazil – Peru.
Những bức ảnh chụp từ trên không về một bộ lạc sống tách biệt sâu trong rừng già Amazon đã ghi lại được vẻ mặt kinh ngạc của những người bộ lạc khi lần đầu tiên thấy một chiếc máy bay.Các bức ảnh cho thấy một cộng đồng bộ tộc ước tính gồm 100 người sống trong rừng ở Brazil và chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh.Theo Daily Mail, trong ảnh, có thể thấy một số người gần như không mặc quần áo, tựa vào những cây gậy và nhìn không chớp mắt với vẻ ngạc nhiên khi thấy nhiếp ảnh gia bay qua trên máy bay.Ngôi làng này nằm trong lãnh thổ bản xứ Yanomami ở phía bắc Brazil, gần biên giới với Venezuela.Khoảng 22.000 người Yanomami hiện đang sống trong một khu vực có diện tích bằng Scotland ở phía lãnh thổ Brazil gần biên giới, và ít nhất có 3 nhóm trong cộng đồng này chưa hề tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những bệnh tật do người tới từ bên ngoài lây nhiễm sang.Khi vùng đất của họ được bảo vệ, những bộ lạc này có thể phát triển mạnh. Nhưng hiện lãnh thổ của họ đang bị khoảng 5.000 thợ khai thác vàng tràn vào, làm dấy lên những lo ngại nghiêm túc rằng một bộ phận những người bộ lạc bản xứ dễ bị tổn thương nhất hành tinh có thể sẽ sớm bị xóa sổ.Các thợ mỏ đã mang đến vùng này những căn bệnh như sốt xuất huyết và làm ô nhiễm nguồn nước cũng như thực phẩm của người Yanomami bằng thủy ngân, gây ra một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Những người chăn nuôi gia súc cũng đang xâm lấn rìa phía đông lãnh thổ của người Yanomami.Davi Kopenawa, pháp sư của bộ lạc, cũng là nhà hoạt động xã hội cho người Yanomami cho biết: “Vùng đất tách biệt nơi những người da đỏ sống, câu cá, săn bắn và trồng trọt phải được bảo vệ. Thế giới phải biết rằng họ đang ở đó dưới tán rừng của mình và các nhà chức trách phải tôn trọng quyền được sống ở đó của họ.”Davi, chủ tịch hiệp hội Hutukara của người Yanomami được gọi là “Đức Đạt Lai Lạt Ma của rừng nhiệt đới.”Ông nhận định về các thợ mỏ như sau: “Họ giống như loài mối – luôn quay lại và chẳng bao giờ cho chúng tôi sống yên ổn.”Các cơ quan của chính phủ Brazil được giao nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của người Yanomami đang phải đối mặt với tình hình cắt giảm ngân sách nghiêm trọng trong bối cảnh các chính trị gia lên kế hoạch để làm suy giảm mạnh quyền bảo vệ và sử dụng đất đai của người bộ lạc bản địa.Nếu không được tiếp tục hỗ trợ, cơ quan chịu trách nhiệm cho khu vực sinh sống của người Yanomami sẽ không thể bảo vệ vùng đất này khỏi những kẻ xâm lấn, và có thể sẽ phải dừng hoạt động vĩnh viễn.Survival International, tổ chức hiện đang nỗ lực giúp đỡ người Yanomami cho biết nếu tình trạng này tiếp diễn, bộ tộc Yanomami sẽ có nguy cơ tuyệt diệt.Khoảng 13.000 người Yanomami khác đang sống ở phía lãnh thổ Venezuela tại khu dự trữ sinh quyển Alto Orinoco – Casiquiare, một khu vực có diện tích tương đương Thụy Sỹ.Đây không phải lần đầu tiên những hình ảnh về một bộ lạc sống tách biệt với thế giới văn minh được ghi lại.Hồi năm 2008, một bộ ảnh đáng kinh ngạc về những người đàn ông bộ lạc ném lao và bắn tên về một chiếc máy bay bay ngang qua đã xuất hiện.Những người đàn ông này phủ lên da họ một lớp màu đỏ tươi, cạo tóc nửa đầu, giương những cây cung dài và bắn tên về phía chiếc máy bay.Ý nghĩa của hành động này là không thể nhầm lẫn – Tránh xa chúng tôi ra.Phía sau những người đàn ông này còn có một người phụ nữ bôi màu đen toàn thân đang đứng.Cộng đồng người bộ lạc hung dữ này sống ở vùng Envira trong khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp dọc biên giới Brazil – Peru.