Những hiện tượng khoa học trẻ nào cũng thích mê

Trẻ nhỏ thường thắc mắc vì sao bầu trời lại có màu xanh, thích khám phá mô hình núi lửa phun trào, muốn tự tay làm các thí nghiệm đơn giản…

Hội đồng giáo dục trường Tesla gồm các tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế cho rằng, bộ môn khoa học bằng thực nghiệm được dạy khi vào cấp 2 là khá trễ. Cách dạy chú trọng vào lý thuyết, kiến thức chuẩn hóa bằng các bài thi giấy… cũng không hấp dẫn học sinh.

Các chuyên gia tin rằng, khoa học dành cho mọi lứa tuổi và chỉ có thực nghiệm mới giúp kiến thức tồn tại lâu ở não bộ. Ở độ tuổi học hỏi và khám phá, trẻ nhỏ thích mê khoa học song chưa được cha mẹ tạo đủ cơ hội. Vậy nên ngay khi hình thành ý tưởng về một môi trường học tập và rèn luyện tốt cho học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định triển khai bộ môn khoa học cho lứa tuổi dự bị lớp 1 với sự đầu tư gần như gấp đôi.

“Thay vì dùng các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm bằng thủy tinh như cấp 2; chúng tôi trang bị chai lọ, ống đựng thí nghiệm, ống hút nhỏ giọt… bằng nhựa để bảo đảm an toàn cho học sinh nhỏ tuổi. Song song đó, những chất hóa học chuyên dụng được thay thế bằng các chất an toàn và gần gũi (lọ màu thực phẩm, dấm, sữa, nước ngọt, siro, nước muối)”, bà Nguyễn Ngọc Uyên Hương – Hiệu trưởng bậc tiểu học và THCS Tesla cho biết.

Trẻ nào cũng thích khám phá những hiện tượng khoa học xung quanh. Ví dụ như vì sao bầu trời lại có màu xanh, tảo diệp thể hiện điều gì về môi trường biển… Các kiến thức này được nghiên cứu đúng độ tuổi tiểu học và THCS qua 4 nội dung chính: khoa học hành vi và sức khỏe, đời sống, trái đất và không gian, ứng dụng. Qua đó, trẻ học cách tư duy và sáng tạo, tự tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về những vấn đề “mắt thấy, tai nghe” nhưng chưa thể cho “não hiểu”.

Khoa học tích hợp liên môn xuyên suốt chương trình giảng dạy tại Tesla.

Khoa học tích hợp liên môn xuyên suốt chương trình giảng dạy tại Tesla.

Các thí nghiệm cũng được truyền tải theo cách riêng, gắn liền với kiến thức căn bản, theo phương pháp tích hợp “Cross-Curriculum Approach” tức là “Khoa học tích hợp liên môn”.

Tại Tesla, học sinh sẽ được tạo mô hình núi lửa và nghiên cứu cách chúng phun trào nham thạch chân thực. Thầy cô còn kết hợp khoa học với môn thể thao bơi lội để giải thích cho trẻ học sinh về sức căng mặt nước, giúp các em hiểu vì sao vịt đi lạch bạch trên bờ nhưng lại bơi nhanh như kình ngư trong môi trường nước…

Phương pháp này giảm tải, đồng thời tích hợp các bộ môn và kỹ năng lại với nhau trong giờ khoa học. Khi thực hành thí nghiệm theo nhóm, học sinh Tesla được rèn kỹ năng sống như kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, đoàn kết, nhường nhịn nhau khi thực hiện các bước thí nghiệm cần độ chính xác cao.

Khi thầy cô đưa ra giả thuyết, học sinh rèn kỹ năng mềm bằng cách tranh luận, thu thập ý kiến, chọn lọc hay tích góp những gợi ý từ giáo viên và các bạn khác nhóm. Qua đó, phương pháp Inquiry-Based Learning (Học qua cách hỏi) thúc đẩy khả năng tự giác, tự ý thức của học sinh.

Giờ khoa học không còn khô khan, mà được truyền tải nhẹ nhàng, giúp học sinh nhớ lâu, áp dụng vào đời sống hàng ngày. Lớn lên, trẻ có thói quen thích tư duy, dùng khoa học thường thức để giải quyết công việc nhanh, gọn.

Xem cách gợi mở trẻ khám phá khoa học

Những hiện tượng khoa học trẻ nào cũng thích mê

 

 

Những hiện tượng khoa học trẻ nào cũng thích mê

An San

gày 22/4, Tesla tổ chức chương trình “Khoa học tích hợp” từ 8h30 đến 11h30 tại Trung tâm hội nghị White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP HCM cho học sinh vào tiểu học. Chương trình có sảnh trải nghiệm dành cho học sinh thử thách thông minh, sáng tạo và cơ hội giành học bổng khóa hè tại trường Tesla. Tìm hiể

u thông tin

 

tại đây

.