Những hành động tàn phá môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam

Tìm hiểu những hành động tàn phá môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam

Nếu mỗi người chúng ta không dừng lại những hành vi phá hủy môi trường. Vậy thì chắc chắn rằng trong một tương lai không xa, Trái đất sẽ lại bị chính bàn tay con người vùi lấp trong bóng tối. Bài này đề cập đến những hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.  

Vứt rác bừa bãi – một hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng

Một hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng mà người Việt thường xuyên và liên tục mắc phải là hiện tượng vứt rác bừa bãi. Từ người già cho tới trẻ em, người Việt chúng ta luôn có cái thói quen xấu này mà không sửa được. Đầu mẩu thuốc lá được thanh niên vứt ngay cạnh chỗ hút bất kể ở đâu.

Vỏ bim bim, vỏ bánh mì cũng được các em nhỏ ăn xong là vứt xuống ngay tại chỗ. Chỉ một vài thí dụ đơn giản vậy thôi nhưng đủ để hiểu người Việt đang thiếu ý thức với bảo vệ môi trường. Tích tiểu thành đại, chả mấy mà đất nước ta tràn lan rác thải.

Vứt rác bừa bãi - một hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng Vứt rác bừa bãi – một hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng

Đốt rác thải khiến ô nhiễm không khí trầm trọng

Bên cạnh việc vứt rác bừa bãi thì Việt Nam còn có một hoạt động phá hoại môi trường nghiêm trọng khác. Đó là đốt rác thải mà không suy nghĩ tới hậu quả trong tương lai. Rác thải không phải luôn là thứ bỏ đi. Có cái có thể tái chế lại, có cái phải xử lý bằng cách này hay cách khác. Nhưng rất nhiều người ở khu vực nông thôn luôn đốt tất cả chúng đi mà không cần phân loại. Thứ nhất, họ sẵn lòng vứt túi nilon hay dây nhựa, ống hút… vào bếp củi chẳng hạn. Thứ hai, họ sẽ gom rác và đốt bên góc vườn khiến ô nhiễm không khí trầm trọng.

Chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến rừng trọc đồi thưa, đất đồi xói mòn sạt lở

Như các bạn đã biết, cây xanh là lá phổi sống, là từng nhịp thở của môi trường. Nhưng rừng Việt Nam hiện nay lâm vào tình trạng thưa thớt dần theo thời gian. Gỗ quý mang lại một nguồn thu nhập cực kì lớn. Bởi thế nên những tên lâm tặc vẫn đang ngày ngày tìm cách ăn cắp gỗ rừng. Kết quả là rừng trọc đồi thưa, đất đồi xói mòn sạt lở mỗi khi mưa xuống. Chưa hết, động vật hoang dã cũng vì mất nơi cư trú mà dẫn tới tiệt chủng. Đó là những hậu quả của các hành động phá hoại môi trường. Cụ thể ở đây là chặt phá rừng bừa bãi mà người dân vì cái lợi trước mắt bất chấp tất cả.

Chặt phá rừng bừa bãi  Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học

Ngày nay với sự phát triển tột bậc về khoa học công nghệ. Mọi thứ đã trở nên vô cùng dễ dàng và hiệu quả. Chỉ với việc phun thuốc sâu thường xuyên và bón phân đạm cao cấp theo chu kỳ. Không một con sâu nào có thể gây hại mùa màng, hoa quả lúc nào cũng tươi ngon đẹp hơn bao giờ hết. Đổi lấy điều đó là gì? Là thuốc sâu, phân bón trôi theo mưa theo nước chảy đi khắp nơi gây ô nhiễm đất nước không khí.

Rác thải sinh hoạt

Việt Nam có tới hơn 90 triệu dân nên số lượng nước thải và đồ dùng sinh hoạt cũng là một con số lớn. Tuy nhiên, một điều vô cùng bất lợi là rác thải này không hiểu sao lại không được xử lý và thải lung tung không có hệ thống gì hết. Ở nông thôn, nước sinh hoạt được thải ngay ra hai bên mương ven đường. Rác sinh hoạt thì lại đổ chồng chất ra vực lớn hoặc những khu rộng rãi. Và thậm chí là Hà Nội cũng đâu đó những bãi rác khổng lồ không xử lý.

Nước thải chăn nuôi

Nếu chỉ trông chờ vào đồng ruộng thì người dân không đủ sống. Do vậy mà việc chăn nuôi ở vùng quê nông thôn rất phát triển. Bởi thế nên vừa làm ruộng, họ vừa chăn nuôi thêm một vài con lợn sề hoặc một hai đàn lợn con. Vì việc chăn nuôi không có quy mô hệ thống tự phát trong dân. Cho nên các bạn có thể thấy rất rõ nước thải chăn nuôi được thải ra đường tràn lan. Có thể thấy rằng nhiều nơi đã bị ô nhiễm trầm trọng, nước thải không có lối thoát nằm ngay ven đường. Thật là mất mỹ quan, mùi khó chịu ô nhiễm bầu khí quyển. Ruồi muỗi cùng các vi khuẩn sinh sôi gây phát triển nhiều bệnh tật cho con người.

Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức

Việt Nam cũng là một đất nước được xếp vào hạng giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề khai thác ngày càng quá mức, nhiều người còn khai thác phi pháp để kiếm lợi cao. Kết quả là tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Và cái hậu quả đằng sau to lớn là động đất sụt lở, lòng đất trống rỗng dần, thay đổi kiến tạo các lớp đất đá. Con người chỉ biết lấy tài nguyên của đất mẹ mà không biết bồi đắp lỗ hổng. Môi trường sống đang bình yên giờ nổi sóng, thiên tai kéo đến vì tội lỗi của con người gây ra.

Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức  Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp. Kéo theo sự phát triển của đất nước là hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng của các nhà máy xí nghiệp. Nào là việc đốt cháy nguyên liệu để máy móc hoạt động. Nào là dùng hóa chất để tạo và bảo quản sản phẩm. Rất rất nhiều quá trình sản xuất đã thải nhiều chất độc hại ra môi trường. Chắc các bạn vẫn chưa quên nhà máy bột ngọt Vê Đan chứ. Hậu quả của việc xả nước thải ra sông Thị Vải khiến người dân phải chịu ô nhiễm trong mười mấy năm qua.

Chất thải y tế

Bệnh viện là nơi chữa bệnh cho con người, là nơi nhân ái nhất của Trái đất. Chúng ta tự hào làm sao khi nền y học phát triển cứu sống tính mạng con người. Trái lại với nhân đạo ấy lại là những hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng. Đó là việc xử lý rác thải của ngành y tế vô cùng sơ sài. Rác thải và nước thải được một vài bệnh viện xả ngay ra khu dân cư sống. Không chỉ vậy mà bệnh viện còn bán lại cho những người thu gom rác. Chúng sẽ được tái chế lại một cách không có đảm bảo và quay về với đời sống chúng ta.

Chất thải y tế Cuối cùng, hành động phá hoại môi trường thường xuyên là hoạt động giao thông. Nếu tham gia giao thông tại Việt Nam chắc hẳn mọi người ai cũng thấy không khí ô nhiễm đến nhường nào. Vấn đề đường xá xấu kèm giao thông ùn tắc, chen chúc, xô đẩy… khiến không khí toàn bụi bặm và các chất thải của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ. Môi trường đã trở nên ô nhiễm độc hại hơn bao giờ hết.

Toàn thế giới đang phải chịu biến đổi khí hậu khắc nghiệt. Riêng Việt Nam, biến đổi khí hậu cụ thể là sa mạc hóa ở ven biển miền Trung diễn ra nhanh chóng, bão liên tiếp đi vào. Và trong tương lai xa, nếu môi trường vẫn không được cải thiện. Đồng bằng sông Cửu long sẽ là nơi chìm ngập nước đầu tiên bởi sự dâng cao của mực nước biển. Còn chần chừ gì nữa, chung tay góp sức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy hạn chế những hành động phá hoại môi trường nghiêm trọng mà ở trên đã nêu.

Chất thải phóng xạ từ các nhà máy xí nghiệp

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước. Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như vụ rò thủy ngân trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông vừa qua./.