Những dụng cụ thiết yếu nên có trong bếp nhà bạn – Kitchen Art

Hãy cùng Kitchen Art “điểm danh” những dụng cụ thiết yếu nên có trong bếp nhà bạn nhé!

Thìa, môi (muôi) và các dụng cụ gắp, đảo khác

Môi (muôi): Dụng cụ không thể thiếu, giúp bạn thưởng thức các loại canh/súp dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một chiếc môi có đầu tay cầm uốn cong sẽ giúp bạn treo nó trên miệng bát súp to, tránh việc rơi xuống đáy nồi.

Kẹp: Bạn nên chọn loại có tay cầm chống trơn và lưỡi kẹp có răng cưa để tăng độ bám dính khi tiếp xúc với đồ ăn. Việc sử hữu một chiếc kẹp tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian với việc lật mặt thịt rán/nướng.

Xẻng: Nếu không thích sử dụng kẹp, bạn có thể sử dụng xẻng để lật mặt các lại đồ rán như pancake hay cá. Ngoài ra, xẻng sẽ giúp bạn có món cơm rang, rau xào tuyệt ngon, chưa kể là việc xúc đồ ăn ra đĩa cũng thuận tiện hơn rất nhiều!

Phới cao su (Spatula): Dụng cụ giúp bạn vét sạch các loại sốt, kem hay bột, những loại thường mất rất nhiều công rửa dọn. Khi lựa chọn mua Spatula, bạn nên chọn loại được làm từ sillione, có khả năng chịu nhiệt cao, an toàn khi sử dụng với các món ăn nóng.

Xẻng có rãnh: Một chiếc xẻng có rãnh trên bề mặt được gắn cẩn thận vào tay cầm inox sẽ giúp bạn xúc đồ ăn ra đĩa dễ hơn mà không lo bị nóng.

Phới lồng: Với vẻ ngoài mảnh mai, phới lồng sẽ giúp bạn đánh bông các loại kem, bơ, trộn đều các loại bột. Khi chọn mua phới lồng, bạn nên chọn các sản phẩm có sợi phới mảnh, độ nảy cao để đạt hiệu suất tốt nhất.

Dụng cụ thái, chuẩn bị thực phẩm

Dao đầu bếp: Đây là cỡ dao thông dụng và đa năng nhất. Bất cứ căn bếp nào cũng nên sở hữu một con dao đầu bếp. Dao đầu bếp thường tốt có chiều dài dao động từ 21 – 25cm. Nhờ lưỡi dao bản to, loại dao này thực sự là một trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc bếp núc để “thanh toán” hành tây, cà rốt, khoai tây, thịt, cần tây… vốn rất khó xử lý nếu bạn sỡ hữu một con dao bản nhỏ.

Dao đầu bếp (ngoài cùng bên phải).

Dụng cụ ép tỏi: Bạn sẽ dễ dàng bóc vỏ tỏi với sự trợ giúp của dụng cụ này.

Dụng cụ bào: Nếu sở hữu dụng cụ bào dạng hộp, bạn có thể bào đến 4 – 6 cỡ khác nhau theo tùy nhu cầu. Hoặc chúng ta cũng có thể mua các loại dao bào kích cỡ khác nhau. Lưu ý duy nhất khi chọn mua sản phẩm này đó là tay cầm phải được gắn chắc chắn với lưỡi dao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Dao bào dạng hộp.

Sản phẩm có bán tại Kitchen Art Store: 38 ngõ 27 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

(Hình ảnh sản phẩm được chụp tại Kitchen Art Studio)

Dao bào thường.

Sản phẩm có bán tại Kitchen Art Store: 38 ngõ 27 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

(Hình ảnh sản phẩm được chụp tại Kitchen Art Studio)

Kéo bếp: Việc đầu tư vào một chiếc kéo bếp xịn không bao giờ là thừa khi nó giúp bạn xử lý một số loại thực phẩm nhanh hơn hẳn khi dùng dao.

Dụng cụ vắt cam: Bạn nên lựa chọn loại đủ to để vắt chanh và cam.

Dao gọt: Những chiếc dao bản nhỏ, dài từ 9 – 13 cm trông có vẻ “đơn điệu” nhưng lại vô cùng lợi hại khi xử lý các loại thực phẩm nhỏ, giúp bạn dễ dàng thao tác mà không làm ảnh hưởng đến phần thịt quả bên trong. Không chỉ có vậy, với kích thước vừa tay, người dùng có thể dễ dàng thực hiện nhiều động tác gọt vỏ, thái nhỏ các loại rau thơm, hoa quả hay thực phẩm, vốn rất khó nếu xử lý bằng dao bản to (như dao đầu bếp).  Loại dao tốt thường được đúc thép nguyên khối, cán dài đến tận chuôi, ốp ngoài bằng nhựa chống trượt hoặc gỗ.

Dao gọt (dưới cùng).

Sản phẩm có bán tại Kitchen Art Store: 38 ngõ 27 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

(Hình ảnh sản phẩm được chụp tại Kitchen Art Studio)

Dụng cụ nghiền khoai tây: Với đầu được thiết kế đặc biệt, bạn sẽ dễ dàng có món khoai tây nghiền ngon lành mà không tốn nhiều công sức, thời gian.

Dao bánh mỳ lưỡi răng cưa: Nếu gia đình bạn hay ăn bánh mỳ buổi sáng thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn rạch đôi chiếc bánh mà vẫn giữ nguyên được hình dáng xinh đẹp ban đầu.  Khi bạn cắt bánh ngọt, hoặc bánh ga tô (đặc biệt khi cắt bánh gato thành hai tầng), chỉ có dao răng cưa mới cắt thẳng qua bánh được mà không làm vụn bánh.

Dụng cụ gọt vỏ khoai tây, cà rốt, xoài…: Đối với những loại củ, quả khó gọt vỏ bằng dao thường, bạn có thể dễ dàng xử lý chúng tới các dụng cụ gọt chuyên dụng.

Các dụng cụ khác

Dụng cụ mở hộp: Với thiết kế đặc biệt, người dùng sẽ tốn không quá nhiều sức để mở các loại hộp không có vòng mở sẵn trên nắp. Đặc biệt, dụng cụ này sẽ không khiến nắp vỏ ngày càng bị thụt xuống dưới so với các cách mở thủ công khác.

Dụng cụ mở chai: 2 công dụng chỉ trong 1 sản phẩm: Mở bia và rượu, đây chính là thứ bạn cần có trong bếp nhà mình.

Nhiệt kế: Giúp bạn kiểm tra nhiệt độ xem thực phẩm đã chín chưa. Khi chọn mua nhiệt kế, bạn lưu ý chọn loại dễ đọc và không thể vỡ hay han gỉ được (thường có phần thân bằng thép không gỉ).

Cup đong, thìa đong: Nếu là một người mới chập chững bước vào thế giới ẩm thực, bạn nên sở hữu cho mình bộ cup đong đồ khô và đồ lỏng riêng để biết được định lượng chính xác. 

Xay hạt tiêu: Thay vì sử dụng tiêu hạt xay sẵn, vốn rất dễ mất mùi nếu bảo quản không đúng cách, bạn nên sở hữu dụng cụ xay hạt tiêu. Nếu có thể, bạn nên đầu tư loại xay hạt tiêu tốt, có thể tùy chỉnh kích cỡ hạt xay từ xay thô đến xay mịn.

Đồng hồ: Trong thời đại ngày nay, chúng ta có thể sử dụng điện thoại, máy nghe nhạc làm đồng hồ… để theo dõi thời gian khi nướng, hạ nhiệt đồ ăn.

Rổ mỳ inox có chân đế và tay cầm (Colander): Món đồ không thể thiếu đối với các tín đồ của món Pasta. Nhờ thiết kế chân đế, mỳ đã luộc sẽ được đảm bảo vệ sinh khi không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bồn rửa hoặc bất cứ nơi nào chúng ta đổ mỳ ra.

Mọi sản phẩm hiện có bán tại Kitchen Art Store: 38 ngõ 27 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

Mọi hình ảnh về dụng cụ đều được thực hiện tại Kitchen Art Studio.